Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam được to chức theo

Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước. Tổ chức hệ thống ngân sách chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết đó là chế độ xã hội của một nhà nước và phân chia lãnh thổ hành chính. Thông thường ở các nước hệ thống ngân sách được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính. Ở nước ta với mô hình nhà nước thống nhất nên hệ thống ngân sách được tổ chức theo hai cấp: ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó ngân sách địa phương bao gồm các cấp ngân sách: ngân sách thành phố [hay tỉnh] , ngân sách quận [huyện] , ngân sách xã [phường].

Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam được tổ chức và quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung và dân chủ, thể hiện:
- Tính thống nhất: đòi hỏi các khâu trong hệ thống ngân sách phải hợp thành một thể thống nhất, biểu hiện các cấp ngân sách có cùng nguồn thu, cùng định mức chi tiêu và cùng thực hiện một quá trình ngân sách.
- Tính tập trung: thể hiện ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, tập trung các nguồn thu lớn và các nhiệm vụ chi quan trọng. Ngân sách cấp dưới chịu sự chi phối của ngân sách cấp trên và được trợ cấp từ ngân sách cấp trên nhằm đảm bảo cân đối của ngân sách cấp mình.
- Tính dân chủ: Dự toán và quyết toán ngân sách phải được tổng hợp từ ngân sách cấp dưới, đồng thời mỗi cấp chính quyền có một ngân sách và được quyền chi phối ngân sách cấp mình.

Nguồn: Ths Phan Tùng Lâm [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Hệ thống ngân sách nhà nước [tiếng Anh: State Budget System] là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước.

Hình minh họa [Nguồn: In-Cyprus.com]

Khái niệm

Hệ thống ngân sách nhà nước trong tiếng Anh là State Budget System.

Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi nhân sách nhà nước.

Cơ sở pháp lí của hệ thống Ngân sách nhà nước là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Ngân sách nhà nước.

Nguyên tắc tổ chức Hệ thống ngân sách nhà nước

Khi tổ chức Hệ thống ngân sách nhà nước ta phải dựa trên 2 nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ [tập trung và phân cấp quản lí ngân sách].

Nước ta là một quốc gia thống nhất, chỉ có một Ngân sách nhà nước thống nhất do Quốc hội phê chuẩn dự toán và quyết toán Ngân sách nhà nước, Chính phủ được trao cho quyền thống nhất quản lí điều hành ngân sách theo Luật Ngân sách.

- Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp giữa cấp ngân sách với cấp chính quyền nhà nước

Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp ứng với mỗi một cấp chính quyền có tương ứng một khâu tài chính phục vụ.

Luật Ngân sách nhà nước và luật sửa đổi bổ sung có một số điều của Luật Ngân sách nhà nước đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kì họp thứ 9 thông qua và được Quốc hội thứ X kì họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998.

Phân cấp hệ thống Ngân sách nhà nước

Hệ thống Ngân sách nhà nước gồm 4 cấp ngân sách. 

Ngân sách trung ương gồm các đơn vị dự toán của các cơ quan trung ương [Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tổ chức xã hội thuộc trung ương, tổ chức đoàn thể trung ương,…].

Ngân sách trung ương là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng và an nình, quan hệ quốc tế. Đồng thời ngân sách trung ương còn là nguồn hỗ trợ tài chính cho ngân sách địa phương.

Ngân sách địa phương là ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Ngân sách địa phương là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương..

Ý nghĩa phân cấp Hệ thống ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước ta là một thể thống nhất gồm nhiều cấp ngân sách, khi đã hình thành một hệ thống nhiều cấp ngân sách thì việc phân cấp ngân sách là một tất yếu khách quan.

- Phân cấp Ngân sách nhà nước là giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc xử lí các vấn đề, những nội dung của hoạt động Ngân sách nhà nước phát sinh.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Xây dựng]

Đỗ Đức Nhượng

Nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước [khái niệm hệ thống ngân sách nhà nước và phân tích chi tiết các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước]

Hệ thống ngân sách nhà nước là một thể thống nhất được tạo thành bởi các bộ phận cấu thành là các khâu ngân sách độc lập nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thu, chi của mình.

Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước là xác định, sắp xếp, bố trí các bộ phận cấu thành hệ thống ngân sách nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ngân sách cũng như của toàn bộ hệ thống ngân sách nhà nước. 

Việc tổ chức ngân sách nhà nước cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

* Nguyên tắc thống nhất trong tổ chức ngân sách nhà nước

– Nội dung: Ngân sách nhà nước mặc dù được tổ chức thành nhiều cấp nhưng các cấp ngân sách là những bộ phận cấu thành của một hệ thống ngân sách thống nhất và duy nhất. Trong hệ thống ngân sách đó, mặc dù mỗi cấp ngân sách đều có hoạt động thu, chi của mình nhưng các hoạt động đó phải nhất quán, cùng dựa trên những chuẩn mực, định mức nhất định, cùng phải tuân thủ cùng một chính sách, chế độ về thu/ chi ngân sách.

– Ý nghĩa:

   + Việc quy định các cấp ngân sách phải hoạt động nhất quán, cùng tuân thủ một chính sách, chế độ thu/ chi ngân sách sẽ đảm bảo việc quản lí ngân sách rõ ràng, hiệu quả hơn, việc giám sát của cơ quan có thảm quyền dễ dàng hơn

   + Không có sự bất bình đẳng giữa các cấp ngân sách hoặc những cấp ngân sách cùng cấp với nhau trong việc thực hiện chế độ thu/ chi.

Nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước

* Nguyên tắc độc lập và tự chủ của các cấp ngân sách nhà nước

– Nội dung: Do mỗi cấp chính quyền nhà nước đều phải thực hiện chức năng quản lí nhà nước trên địa bàn của mình, cần phải có nguồn kinh phí để có thể chủ động thực hiện chức năng đó. “Độc lập” ở đây là cho phép mỗi cấp ngân sách có quyền quyết định ngân sách của mình theo chế độ, chính sách tiêu chuẩn về định mức thu, chi ngân sách. Mỗi cấp ngân sách đều được phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể bởi cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hoặc địa phương.

– Ý nghĩa:

  + Giúp cho các cấp ngân sách địa phương không bị phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, chủ động trong việc thực hiện hoạt động thu, chi ngân sách của mình

  + Đồng thời sẽ tạo điều kiện để các địa phương khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương mình, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

* Nguyên tắc tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền

– Nội dung: Tập trung quyền lực thể hiện ở quyền quyết định của Quốc hội và sự điều hành thống nhất của chính phủ đối với ngân sách nhà nước, cho thấy vai trò chủ đạo của chính quyền trung ương trong việc sử dụng ngân sách. Phân định thẩm quyền là việc xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp chính quyền nhà nước trong việc thực hiện các hoạt động thu, chi ngân sách, việc phân định thẩm quyền tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, để cho địa phương tự chủ động cân đối ngân sách, giảm số địa phương phải nhận hỗ trợ cân đối, bổ sung từ ngân sách trung ương.

– Ý nghĩa:

  + Đảm bảo quyền quyết định tối cao của Quốc hội và quyền thống nhất điều hành của chính phủ.

  + Tăng cường tính chủ động, trách nhiệm cho chính quyền địa phương.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân biệt cấp ngân sách nhà nước và đơn vị dự toán

Phân cấp quản lí ngân sách nhà nước

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Các nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề