Hãy vươn tới những vì sao

Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Nghe - kể: Vươn tới các vì sao trang 139 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.

Câu 1

Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.

Phương pháp giải:

Em hòa thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a] Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ

Ga-ga-rin, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Liên Xô, cũng là nhà du hành vũ trụ đầu tiên của nhân loại đã bay thành công một vòng quanh trái đất trên con tàu vũ trụ Phương Đông 1 vào ngày 12-4-1961. Ngày 12-4 đã trở thành Ngày quốc tế du hành vũ trụ.

b] Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.

Ngày 21-7-1969, nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông, người Mĩ, đã đầu tiên đặt chân lên mặt trăng nhờ con tàu A-pô-lô.

c] Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.

Anh hùng quân đội Phạm Tuân, một phi công đã từng bắn rơi máy bay khổng lồ B52 của giặc Mĩ, là người Việt Nam đầu tiên đã tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu liên hợp của Liên Xô.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt 3 - Xem ngay

Mỗi khi ngước nhìn lên bầu trời, cao và xa tít kia, thấy muôn vì sao lung linh đang chiếu rọi trên khắp các tán cây, những ngôi nhà và trên con đường hàng ngày tôi đi học, trong tôi lại rạo rực một niềm tin mạnh mẽ.

 Niềm tin ấy hướng về tương lai, tin vào một ngày mai, ước mơ của tôi sẽ bay lên cùng tỏa sáng với ngàn vì sao xanh, dẫn dắt tôi đi tới phía trước.

Con đường tri thức chính là con đường duy nhất, dài nhất và vinh quang nhất cho không riêng bất kì ai. Vậy nên đừng chần chừ, hãy thử đặt chân lên con đường này, rồi bạn sẽ cảm thấy niềm say mê, bao thú vị, sẽ thôi thúc mỗi người phải “học, học nữa, học mãi”, trau dồi kiến thức để hoàn thiện cả về nét đẹp tâm hồn và thể chất và thấy những mơ ước mà ngày bé hằng ấp ủ giờ đây đang dần trở thành hiện thực.

Có nhiều ước mơ nhỏ bé, cũng có lắm ước mơ lớn lao, nhưng chỉ cần ta say mê, hăng say tìm kiếm thì mơ ước không còn ở đâu xa, chính trong lòng bàn tay rồi. Đừng vì bất kỳ lý do nào mà buông xuôi những ước mơ nhé, cơ hội cho mỗi người tuy nhiều nhưng biết nắm bắt mọi cơ hội thì không phải ai cũng làm được. Vậy thì hãy luôn giữ cho riêng mình một ngôi sao ước mơ. Nhỏ thôi nhưng đối với tôi, ngôi sao đó không những là động lực giúp tôi vượt qua mọi thử thách, dạy tôi cách nắm lấy cơ hội trong cuộc sống hoặc chỉ cho tôi thấy mọi điểm tích cực trong khó khăn mà ngôi sao ước mơ còn luôn ở bên tôi, đem lại nhiều may mắn và niềm vui.

Thử nghĩ xem, nếu ta làm một công việc mình thích, công việc ấy có đơn giản hay phức tạp tới đâu, ta cũng luôn hài lòng với thành quả đạt được. Những vì sao trên cao luôn tỏa sáng, trong tôi cũng luôn có một ước mơ tỏa sáng cùng bao vì sao - ước mơ vươn tới những vì sao.

Lê Tiến Dũng - [Lớp 12T, Trường THPT Nguyễn Huệ]

"Mang đến một không gian trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc Thái đầy đủ, trọn vẹn” chính là ý tưởng xây dựng "Thư viện văn hóa dân tộc Thái Mường Lò” của 3 em: Nguyễn Thị Như Quỳnh [Trường TH&THCS Lý Tự Trọng], Trần Tuấn Minh và Nguyễn Trung Hậu [Trường THCS Tô Hiệu] [nay là các học sinh lớp 10 Trường THPT Nghĩa Lộ] đang tham dự Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp CiC - 2022 “Chuyển đổi số - thách đố sáng tạo”.

Sinh ra chân không lành lặn, không được tới trường học tiểu học, nhưng Nguyễn Thị Thuỳ lại học giỏi, được đặc cách vào cấp hai và giờ chuẩn bị vào đại học.

Khởi nghiệp thất bại, thanh niên ở Cần Thơ quyết tâm đi học đại học để tích lũy kiến thức nuôi lươn và đến nay anh đã có thu nhập nửa tỷ đồng/năm.

Có công việc ổn định với nghề kỹ sư xây dựng, nhưng chàng trai ở Hà Tĩnh lại quyết định bỏ nghề để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen.

LÀM MẸPhương pháp nuôi dạy con cái

Hành Trình Du Họccủa các sinh viên toán[Lim Nguyễn, Toronto, Canada, tháng 7 năm 2009]Nếu như Đổi mới là một khái niệm cải cách có ảnh hưởng toàn diện đến đời sống, xã hội, kinh tế và chính trị của Việt Nam từ những năm 1980 trở lại đây, thì Du học cũng có ảnh hưởng và ý nghĩa tương tự đối với nền giáo dục và văn hóa của nước nhà. Từ một mẫu, với 30 thành viên của diendantoanhoc.net, đã và đang là các du học sinh, nghiên cứu sinh và giảng viên ở nước ngoài, chúng ta có thể hình dung được phần nào hành trình du học của học sinh, sinh viên Việt nam qua hơn một phần tư thế kỷ gần đây.Chương đầu : Liên Xô hùng vĩ và du học thời “ bố mẹ“ Khái niệm du học bắt đầu hình thành ngay sau khi Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Được đi ra nước ngoài và du học ở các nước cộng hòa liên bang Xô quả là một thiên đường. Liên Xô cũ đã đào tạo cho Việt Nam rất nhiều chuyên gia, nhà quản lý giỏi trên mọi lĩnh vực. Thế hệ học sinh, sinh viên Toán đầu đời của Việt Nam cũng có may mắn được nuôi dưỡng và phát triển từ xứ sở bạch dương, và cho tới hiện tại, hình ảnh về một nước Nga hùng vĩ, với bao kỉ niệm vẫn còn đọng lại trong nhiều thế hệ du học sinh Việt nam.LBKTrình, PHTiệp, LTQThắng, ĐTSơn, PPĐạt và TNDũng thuộc thế hệ sinh viên Toán, được đào tạo từ những trường đại học tiên tiến nhất của Nga, như ĐH Lomonosov, ĐHTH Leningrad. Họ tuy đi theo những con đường khác nhau : người được nhà trường cử đi do đỗ ĐH điểm cao, người thì do một trường thuộc khối quân sự cắt cử, hay do Bộ chủ quản [ nay là Bộ GD ĐT ] cử đi. Song đều có một điểm chung là học hành chăm chỉ và rất tự giác, một phần vì có sự chọn lọc trong xét tuyển du học, phần vì nước mình còn nhiều khó khăn nên luôn phải cố gắng vươn lên trong học tập. Đến trường, sinh viên ở ký túc xá, khoảng 8 người/phòng, nghiên cứu sinh thì thỏa mái hơn, 2 người/phòng, đến năm cuối thì được ở riêng để hoàn thành luận án. Học phí và tiền phòng đều được miễn phí. Ngoài ra, mỗi sinh viên đều được khoảng 70 rúp/ tháng, nghiên cứu sinh được khoảng 85 rúp/tháng sinh hoạt phí để mua sách, ăn uống và giải trí.Học hành, vui chơi thỏa mái nhưng ai cũng nhớ nhà, nhớ quê hương. Hồi ấy, thông tin liên lạc đâu có hiện đại và đa dạng như bây giờ. Không email, không chát, không dịch vụ chuyển phát nhanh nào, chỉ viết thư tay, nhưng cũng nhờ đó mà cung cách trình bày của họ cái gì cũng mạch lạc, từ hành văn, chính tả, ngữ pháp đến nét chữ đều đâu ra đấy.Hiện tại, họ đều đã trở thành những nhà khoa học, nhà chuyên môn trong lĩnh vực của mình. Có người vẫn theo đuổi nghiệp Toán, như PHTiệp - giáo sư trường đại học Florida; LTQThắng- giáo sư trường đại học công nghệ Gatech, LBKTrình - giáo sư trường ĐHKHTN HCM. Có người chuyển sang lĩnh vực khác như vật lý, ĐTSơn - giáo sư trường đại học Washington, hoặc lĩnh vực công nghệ thông tin, như tiên sĩ PPĐạt, tiến sĩ TNDũng- giảng dậy trong trường đại học KHTN và quản lý tại công ty FPT. Nước Nga cũng như khối Đông Âu không những đã nuôi dưỡng họ trở thành những con người ưu tú, mà còn để lại trong họ nhiều dấu ấn khó quên. Đặc biệt, môi khi nghe đến tên gọi...Nga, Lê Na, hay An Na, thì kỉ niệm về một đất nước hùng vĩ ấy lại trào dâng trong họ...Chương hai: Nước Úc tươi đẹp, nơi chấp cánh những ước mơ. Thế hệ của PTHDương, ĐTCường, HHTài tốt nghiệp phổ thông trung học cũng chính là thời điểm mà một loạt các nước đông Âu vừa sụp đổ, chương trình gửi học sinh đi du học của chính phủ bị gián đoạn. Lúc bấy giờ cũng chưa thấy nói nhiều về chuyện đi học ở các nước tư bản. Thỉ thoảng cũng có thấy người này, người kia đi, nhưng tin tức thì kín mít, và cũng chẳng biết họ kiếm đâu ra thông tin. Thế là " yên tâm" học đại học trong nước. Hơi thất vọng một chút [ sau những cố gắng cày ngày càng đểm của bản thân và của cha mẹ], nhưng rồi cũng quen đi và hòa mình vào với những người bạn mới, những thú vị và những trò nghịch ngợm của lứa tuổi không còn là trẻ con nữa, nhưng cũng chưa phải là người lớn.Năm đại học đầu tiên qua đi một cách bình lặng, chơi nhiều hơn học. Cuối kì chỉ " cầu trời khấn phật" cho qua để còn kéo nhau đi ăn mừng. Lỡ có thằng nào trượt vở chuối thì cũng phai đi ăn " giải hạn" ngay. Tóm lại, cả năm chỉ có lang thang và ăn mừng. Đùng một cái, vào cuối hè, có tin Bộ GDĐT sẽ gửi khoảng 25 sinh viên của các trường đi sang Úc du học. Thế là lao đầu vào học tiếng Anh, được koảng 2 tháng thì thi. Tôi [ HHTài] măy mắn nên cũng đậu " vớt" vào nhóm được gửi đi. Thế là từ đó tôi bắt đầu phiêu du trên con đường du học của mình.Từ mệnh đề Du họcTôi được gửi sang Perth, thành phố thủ phủ của bang miền Tây nước Úc.Buổi đầu tiên đến lớp, cô giáo yêu cầu từng người đứng lên giới thiệu về bản thân. Tụi nó nói vù vù, tôi nghe toát mồ hôi mà chẳng hiểu gì. Một lúc sau, đến phiên mình, tôi lắp bắp tự giới thiệu tên, rồi nói với cô giáo là từ nãy đến giờ mọi người nói gì tôi chẳng hiểu chút nào cả. Cô giáo cười và "dịch" lại cho tôi biết tên từng người, những gì họ đã tự nói về bản thân. Thì ra, ngoài tôi, đứa ở Úc ít nhất cũng đã là 3 năm rồi. Có mấy đứa, tiếng Anh còn là tiếng mẹ đẻ nữa. Sau nay tôi mới được biết là ở Úc, trong kỳ thi vào đại học có môn tiếng Anh, và đứa nào trượt môn này [nhưng vẫn đủ điểm vào trường] thì phải qua một khoá học như tôi.Từ buổi đó, ngày ngày tôi đến lớp ngồi nghệch mặt ra nghe mấy đứa bạn cùng lớp nói chuyện với nhau và với cô giáo mà chẳng hiểu câu nào. Sợ nhất là những giờ đọc và bình luận tiểu thuyết - Mỗi tuần cô giáo cho cả lớp một cuốn tiểu thuyết về đọc, tuần sau thì thảo luận với nhau về nhừng gì mình đã đọc. Trong một tuần, tôi ngồi tra từ điển tới đau cả mắt cũng chỉ đọc được khoảng 20 - 30 trang là cùng. Sau khoảng một tháng, tôi nản quá nên "cho qua" luôn môn này .. nghĩa là hàng ngày vẫn đến lớp, nhưng nghe và ngủ gật là chính. Tôi biết trượt khoá học này thì không được tiếp tục học nữa mà bị trả về nước ngay, nhưng lúc đó quả thật tôi bí quá nên "làm liều". Tôi thực hiện chính sách "chày cối" như thế được 2 tuần thì bị cô giáo phát hiện, và thế là từ đó, mỗi ngày cô đều dành ra 30 phút để kiểm tra trước lớp xem tôi đã đọc những gì. Đúng là một cực hình!Đến định lý HọcThời sinh viên ở Việt nam có thể nói là rất đẹp. Ngoại trừ một số người, ngoài việc học, còn phải vật lộn với cuộc sống, phần lớn số còn lại giành rất nhiều thời gian cho việc “hưởng thụ”. Sau một kỳ thi đại học ngốn quá nhiều sức lực, ai cũng có xu hướng “xả hơi” một chút - nhất là khi, ngoài các kỳ thi cuối kỳ ra, chẳng có gì phải lo lắng cả. Thời sinh viên của du học sinh không hẳn là nhẹ nhàng dễ chịu như vậy. Những đêm thức trắng ngồi ở phòng lab có lẽ không là chuyện lạ đối với bất kỳ người du học sinh nào. Nhất là đối với diện du học sinh “tự túc”, mỗi môn học được tính bằng bao nhiêu mồ hôi nước mắt của các bậc phụ huynh, vì thế họ không được phép “rượt vỏ chuối” bất cứ môn nào. Để như vậy, chẳng có cách nào khác ngoài việc lao đầu vào học. Thêm vào đó, ở Việt nam, các trường đại học tập trung hầu hết ở các thành phố lớn, nơi mà xã hội xung quanh vô cùng sôi động, có biết bao chuyện diễn ra hàng ngày thu hút sự chú ý của mình. Trong khi đó, rất nhiều các trường đại học ở Úc đặt ở các thành phố chỉ khoảng trên dưới 50 nghìn dân – môi trường xung quanh rất bình lặng – vì thế, ngoài việc học ra cũng chẳng có mấy chuyện để làm.Và bổ đề Về hay ở:Trong quá trình du học, năm đầu tiên và năm cuối cùng là những năm vất vả nhất. Năm đầu tiên là khoảng thời gian để thích nghi và “thám hiểm” môi trường mới, xã hội mới ở quanh mình. Đối với những người lần đầu rời xa gia đình, đây có thể gọi là bước chập chững của quá trình “tiến hóa”, học “làm người”. Năm cuối cùng, tuy không còn phải chật vật với những bữa ăn hàng ngày, nhưng lại là khoảng thời gian phải đối đầu với những quyết định có ảnh hưởng tới cả cuộc đời sau này. Một trong những vấn đề nổi cộm nhất là việc “về hay ở”. Đơn giản gói ghém trong 3 chữ, nhưng đây là vấn đề mà bất cứ quyết định như thế nào cũng có mặt hay mặt dở, những cái “được” và “mất”. Có lẽ chỉ những ai đã từng trải qua những tháng ngày tự hỏi, dằn vặt, và lo lắng mới hiểu rõ để có một quyết định quả không phải là một điều dễ dàng.Tôi đã từng trải qua những tháng ngày lo lắng về tương lai. Lần thứ nhất, khi chuẩn bị tốt nghiệp đại học và rời Perth. Lúc đó, như mọi người, tôi nộp hồ sơ vào một số nơi để tiếp tục theo học chương trình sau đại học. Bên cạnh đó tôi cũng để ý tới khả năng tìm việc làm. Thế rồi, tôi đứng trước 3 sự lựa chọn: về làm việc cho một công ty Úc ở Việt nam, ở lại Perth tiếp tục học cao học, hoặc sang Canada.Kết quả...Tôi tiếp tục với hành trình “Tây du” của mình trên đất nước Canada.Bấy giờ do không còn bỡ ngỡ với môi trường lạ nữa nên trong một thời gian khá ngắn, tôi đã thích nghi với cuộc sống mới. Điểm khác biệt đầu tiên giữa Canada và Úc [tất nhiên ngoài cái lạnh đến kỳ dị] là việc ở Canada có nhà ăn cho sinh viên. Tôi mừng như “bắt được vàng”. Mua ngay “meal plan” cho một học kỳ - Hàng ngày, tới bữa chỉ việc vác bụng đến nhà ăn, no rồi về. Mấy tuần đầu tiên “sung sướng” phải biết – mỗi bữa, ăn đủ thứ, cuối buổi còn có kem tráng miệng.Được một thời gian, công việc bắt đầu bận rộn, thời gian không còn chủ động như trước. Lúc đói thì bận mà lúc rảnh lại không đói. Thế là nhiều bữa chỉ kịp chạy vào nhà ăn nhặt vội mấy miếng pizza rồi chạy đi tiếp. Thêm vào đó, khi bắt đầu có nhiền bạn bè [mà phần lớn dân học sau đại học không ăn trong nhà ăn], tụi nó lại hay rủ ra ngoài ăn quán – Mỗi lần đi như vậy thấy “tiếc” khẩu phần ăn trong nhà ăn của mình [đã trả tiền cho cả học kỳ rồi]. Sang học kỳ 2, tôi quyết định tự nấu lấy. Quay lại với nồi niêu xoong chảo không phải là điều “thú vị” chút nào, vì thế tôi ăn pizza và các đồ ăn sẵn khác là chính. Cho tới tận bây giờ, tôi cũng chẳng hiểu mình đã “sống” qua những năm tháng đó bằng gì nữa.Việc học hành cũng sang một bước ngoặt mới. Lần đầu tiên làm quen với việc “nghiên cứu”. Lần đầu tiên thực sự cảm thấy có trách nhiệm đối với kiến thức của mình, đối diện với những vấn đề [trong học tập] mà trăn trở trằn trọc hàng tháng trời vẫn không giải quyết được. Thời gian đầu, vì không phải lên lớp nhiều, lại chưa biết cách sắp xếp lịch trình cho bản thân, tôi cảm thấy học sau đại học thật thoải mái và rảnh rỗi. Tôi bỏ ra rất nhiều thời gian lang thang trong thư viện và các hiệu sách lớn. Được khoảng nửa năm, giật mình khi thấy mình chưa làm được gì mấy trong công việc.Thế là lại cuống cuồng lao vào học, học ngày học đêm. Câu hỏi lớn nhất trong thời gian này luôn là “Học gì và học bao nhiêu thì đủ?”. Dần dần, tôi nhận ra rằng “học chẳng bao giờ là đủ”. Điều quan trọng nhất là biết cách sắp xếp thời gian để lúc nào cũng học, nhưng không bao giờ bị quá tải – Tiếc rằng khi nhận được ra “chân lý” thì tôi đã tốt nghiệp. 4 năm trời, nhiều lúc thức trắng 2 đêm liền, nhiều lúc lại chơi thả cửa cả mấy tuần. Câu nói mà tôi ưa thích nhất có lẽ là câu “Khối kiến thức như một quả bóng, và những gì mình chưa biết là phần không gian bên ngoài. Quả bóng càng to, phần bề mặt tiếp xúc với không gian bên ngoài càng rộng”.Điều sai lầm lớn nhất của tôi là trong thời kỳ học ở Canada tôi không về Việt nam lần nào. Chỉ 3 tháng cuối cùng vì có việc nhà nên về đến 2 lần. Lần đầu về lại quê hương sau gần 4 năm, nhận ra bố mẹ mình đã già đi rất nhiều – Tự dưng thấy nôn nao trong lòng, cảm giác như có ai vừa cầm lấy ruột mình thắt thành vài ba nút lớn ở bên trong. Cuộc đời du học sinh, hàng ngày phải đối diện với bao khó khăn vất vả, mấy khi có dịp dừng lại nghĩ xem mình đã đánh mất bao nhiêu thời gian quý giá không được ở bên cạnh gia đình và người thân ….Kể từ thế hệ của HHTài, nhiều lớp sinh viên Toán khác như NTPhương, NĐTuấn, LAVinh, PGVAnh cũng có thời gian du học tại Úc, ở những trung tâm lớn như ANU, ĐH Sydney, ĐH Melbourne, ĐH Queens và UNSW. Hiện tại, đa phần đều đang học tập và nghiên cứu ở một nước thứ ba. HHTài hiện là giáo sư toán tại trường đại học Tulane, Mỹ. NTPhương chuyển sang lĩnh vực khoa học máy tính, và đang là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại trường đại học Toronto, Canada. NDTuấn sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ toán tại trường đại học Paris Sud XI, cũng đã có một vị trí nghiên cứu tại Viện nghiên cứu nâng cao Princeton, cùng với NBChâu và NCGVượng. Thế hệ trẻ hơn như LAVinh, PGVAnh đều rất xuất sắc, " lớp sóng sau đè lớp sóng trước". Hiện tại, LAVinh đang trong giai đoạn viết luận văn tiến sĩ trong lĩnh vực đại số tổ hợp và lý thuyết đồ thị tại trường đại học Harvard, còn PGVAnh hiện đang làm nghiên cứu sinh trong lĩnh vực Khoa học máy tình, thuộc trường đại học Californica tại Berkeley.Chương ba : Khi du học là lựa chọn và Châu Âu là điểm đếnKhi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, du học ở các nước châu Âu đã trở lên mở cửa và thông thoáng hơn rất nhiều. Ngoài Đông Âu, Úc, Châu Âu trở thành một điểm đến lý tưởng khi các sinh viên được lựa chọn điểm đến trong thời gian học đại học và cả sau đại học cho mình. Có nhiều lý do để du học sinh lựa chọn châu Âu :- Bằng cấp được công nhận trên toàn cầu: Tham gia các khóa học ở châu Âu, du học sinh không phải lo lắng về bằng cấp của mình vì nhờ có sự hợp tác của EU với các nước khác trên toàn thế giới, bằng cấp này được công nhận toàn cầu. Ủy ban Liên minh châu Âu và 27 thành viên luôn chào đón các sinh viên châu Á, trong đó có các sinh viên Việt Nam.- Hệ thống tích lũy và chuyển giao tín chỉ năng động và hiệu quả: giúp các sinh viên đạt được kết quả cao nhất từ việc học tập ở nước ngoài, đưa ra những thước đo và so sánh các kết quả, thành tựu học tập đạt được và chuyển họ từ viện đào tạo này sang viện đào tạo khác. Hệ thống này không chỉ tạo điều kiện phát huy tính năng động của sinh viên và xây dựng các chương trình học quốc tế mà còn đảm bảo sự công nhận về bằng cấp đạt được ở mọi nơi.- Du học sinh có thể " kiếm" được bằng cấp kép, đa quốc gia:được cấp bởi 2 đến 3 nước, tùy theo các khóa học được thực hiện ở nước ngoài. Ví dụ, một sinh viên ở Đức có thể lựa chọn để theo học kh a đào tạo ở Anh và tốt nghiệp ở Hà Lan và nhận 2 đến 3 chứng chỉ ở các nước anh ta đã tham gia học.- Nhiều cơ hội đoạt học bổng: Hơn 6.000 viện đào tạo được mở ra ở châu Âu cho tất cả các sinh viên. Đạt được học bổng là con đường quan trọng để các sinh viên châu Á có thể đến học tập ở các nước thành viên của EU và rất nhiều nước sẵn sàng tài trợ về tài chính cho các sinh viên Việt Nam trong việc học tập.- Các trường đại học ở châu Âu thường cung cấp những dịch vụ trọn gói như tìm chỗ ở, hỗ trợ để lên kế hoạch cho việc học tập... đảm bảo sinh viên có thể nhanh chóng ổn định trong việc học tập và cuộc sống hàng ngày.- Rào cản về ngôn ngữ không còn là điều khó khăn nhất: Đối với việc hoàn tất thủ tục xin visa của sinh viên Việt Nam, các đại diện ngoại giao của châu Âu sẽ nhận các hồ sơ này để đơn giản hóa việc xin visa và tùy thuộc vào đích đến của mỗi du học sinh, du học sinh có thể nhận visa Schengen để có thể đi lại trong khoảng 15 nước Schengen ở châu Âu chỉ với một loại giấy tờ.Ngoài ra, vì tình hữu nghị giữa Việt Nam và nhiều nước trong khối liên minh châu Âu, nên có nhiều lớp sinh viên được học tập và làm việc tại các nước như Pháp, Anh, Đức, Áo và Đan Mạch. Trong lĩnh vực toán học, cũng có không ít các sinh viên đã từng được nuôi dưỡng và trưởng thành từ các trung tâp đào tạo tiên tiến bậc nhất trên thế giới, như PHHải, ĐH Munich; NT Zũng, ĐH Toulouse; NBChâu, NĐTuấn, ĐH Paris-Sud XI; ĐTCường, ĐH Paris 6; PTHDương, NCGVượng ĐH Paris 7; ĐNMinh, ĐH EPFL; PDHiệu, TMAnh, ĐH Sư phạm ENS ; ĐĐNQuang, LTHoàng, Đại học bách khoa Paris ,Polytech ; BVHà , ĐH London; BMHùng, ĐH Oxford, Anh Quốc. Sau khi bảo vệ luận án tốt nghiệp và làm postdoc [ hậu tiến sĩ], một số sinh viên toán đã ở lại công tác ở Châu Âu, số còn lại tiếp tục hành trình du học tới một vùng đất mới, màu mỡ và phì nhiêu đó là nước Mỹ.Còn tiếp các chương khác sẽ pót lên sau.

Video liên quan

Chủ Đề