Tại sao nga tấn công ukraine

Một phi cơ Su-35 [Ảnh: Tass].

Theo chuyên trang quân sự 19fortyfive, trong vài tháng qua, giới chuyên gia quân sự đã mổ xẻ lý do vì sao Nga dù vượt trội về khí tài quân sự nhưng lại chưa thể kiểm soát được hoàn toàn vùng trời Ukraine.

Nhà phân tích Robert Farley nhận định rằng, việc áp đảo phòng không đối phương [SEAD] là không dễ dàng. Theo ông này, các máy bay Nga dường như gặp phải khó khăn trong việc phát hiện và tiêu diệt phòng không Ukraine. Trên thực tế, nhiều vụ tấn công của Nga vào hệ thống tên lửa đất đối không [SAM] của Ukraine là từ mặt đất, không phải từ trên không.

Một thách thức mà Nga phải đối mặt đó chính là sự phát triển ngày càng nhanh của các tên lửa phòng không. Ukraine được phương Tây chuyển giao cho nhiều loại hỏa lực hiện đại và việc đưa máy bay vào tầm của những tên lửa này để tìm cách kiểm soát không phận không phải là ý kiến sáng suốt.

Trong khi đó, các tiêm kích của Ukraine thường chỉ hoạt động trong tầm phòng ngự của các lá chắn phòng không và gần căn cứ của họ. Theo ông Farley, Nga sở hữu vũ khí để tấn công trên không từ tầm xa, nhưng số lượng chưa đủ để họ có thể áp đảo được Ukraine. Điều đó có nghĩa là, Ukraine dù bất lợi về mặt số lượng khí tài, nhưng Kiev vẫn duy trì được phi đội máy bay để làm nhiệm vụ trong các khu vực có bảo vệ.

Với Ukraine, trước lực lượng Nga áp đảo về tiềm lực quân sự, họ không thể làm gì nhiều trên không, ngoài việc bảo toàn lực lượng để tác chiến khi có nhiệm vụ quan trọng. Ukraine hiện cũng đối mặt với việc thiếu phụ tùng, cơ sở bảo trì phi cơ để các máy bay hiện tại đủ điều kiện chiến đấu liên tục. Việc trông chờ phương Tây gửi tiêm kích dường như là kịch bản xa vời, vì nó sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề như đào tạo phi công, linh kiện sửa chữa, các yếu tố hậu cần đi kèm để có thể vận hành trơn tru các "chim sắt".

Với Nga, dù vượt trội hơn Ukraine về tiềm lực quân sự, nhưng Moscow không thể đặt dàn tiêm kích của họ rơi vào kịch bản rủi ro trong một cuộc chiến tiêu hao sinh lực lớn và lâu dài như vậy. Việc thay thế tiêm kích, đào tạo lại phi công không phải là điều có thể một sớm một chiều làm được. Vì vậy, Nga dường như sẽ không đánh cược những quân nhân và máy bay tốt nhất của họ để theo đuổi mục tiêu vừa khó thực hiện vừa khó duy trì lâu dài như SEAD.

Yếu tố UAV

Một UAV TB2- dòng vũ khí quân đội Ukraine triển khai trong thời gian qua [Ảnh: The Drive].

Sự xuất hiện của máy bay không người lái [UAV] được xem cũng là yếu tố tác động tới chiến lược của cả Nga và Ukraine. Trong giai đoạn đầu của chiến sự, khi các tiêm kích của Ukraine hoạt động cầm chừng, các UAV giá thành rẻ, không gây rủi ro về nhân lực đã được Kiev triển khai để ngăn đà tiến của lực lượng mặt đất Nga ở một số khu vực.

Tuy nhiên, Nga sau đó đã bắt đầu có biện pháp đáp trả, thông qua việc nâng cấp hệ thống tác chiến điện tử nhằm chặn và đánh gục UAV của Ukraine. Tại Donbass, Nga sở hữu ưu thế rất lớn về số lượng lá chắn phòng không và thiết bị gây nhiễu nên họ có thể kiểm soát được vùng trời tại khu vực này khá hiệu quả. Họ có từng loại thiết bị khác nhau để đối phó với từng loại UAV của Ukraine ở các độ cao tác chiến khác nhau.

Theo giới chuyên gia, điều này cho thấy, UAV đang đóng một vai trò rất giống với máy bay trinh sát và máy bay tấn công hạng nhẹ trong các cuộc chiến trong quá khứ, nhưng điều này không có nghĩa là UAV có thể hoàn toàn thay thế được vai trò của máy bay cánh cố định, phi cơ phản lực kích thước lớn, bay nhanh truyền thống.

Theo chuyên gia Farley, thế "bất phân thắng bại" của Nga và Ukraine trong việc đạt được SEAD là do tính toán chiến lược của 2 bên. Trên thực tế, theo chuyên gia này, sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp vai trò của không quân. Các nhiệm vụ không quân từ các vụ tấn công tầm xa, cho tới hỗ trợ cận chiến tầm gần, trinh sát và vận tải đường không là những yếu tố quyết định làm nên thành công của một cuộc chiến.

Chuyên gia trên nhận định, trong vài tháng tới, việc Ukraine có thể tận dụng các khí tài phương Tây để đạt ưu thế trên không trước Nga, hoặc chỉ cần ngang bằng Moscow, có thể ảnh hưởng tới cục diện chiến sự.

Nga nêu lý do tấn công Ukraine

[NLĐO] – 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc [LHQ] ngày 28-2 dành một phút mặc niệm cho các nạn của xung đột ở Ukraine, khi các phái đoàn họp khẩn để thảo luận nghị quyết lên án hành động của Nga.

  • Đàm phán vừa kết thúc, tên lửa Nga lại tấn công khắp Ukraine

  • Đàm phán Nga - Ukraine khó đem lại đột phá

  • Cuộc đàm phán Nga và Ukraine kết thúc: Kết quả không khó đoán!

  • Ukraine tuyên bố sẽ không nhún nhường Nga!

Trong tình trạng bị cô lập gia tăng, Nga khẳng định họ tiến hành "chiến dịch quân sự" vì Ukraine hành động bạo lực.

Lặp lại tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông thông báo chiến dịch quân sự tuần rồi, Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya khẳng định Nga tấn công Ukraine vì quốc gia này vi phạm thỏa thuận Minsk.

Ông Nebenzya còn nhấn mạnh rằng Moscow muốn "phi quân sự hóa và bài trừ phát xít" ở Ukraine.

Cũng theo Đại sứ Nebenzya, quốc gia của ông hành động "tự vệ", phù hợp với Điều 51 của Hiến chương LHQ. Tuy nhiên, các thành viên khác của LHQ đã bác bỏ lập luận này, nói rằng Nga đã vi phạm Điều 2, trong đó nói rằng các quốc gia không nên sử dụng vũ lực để giải quyết khủng hoảng.

Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya. Ảnh: AP

Ông Nebenzya còn nói với Đại hội đồng LHQ rằng "quân đội Nga không gây ra mối đe dọa cho dân thường Ukraine, không pháo kích vào các khu vực dân sự." Tuyên bố này đi ngược lại với nhiều tuyên bố của giới chức Ukraine rằng Nga không kích vào các khu dân cư và giết chết dân thường.

Không ngạc nhiên khi Đại sứ Ukraine tại LHQ Sergiy Kyslytsya chỉ trích Nga, cáo buộc Moscow "phạm tội ác chiến tranh", tấn công nhiều tòa nhà dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự

"Nếu Ukraine không tồn tại, hòa bình quốc tế sẽ không tồn tại. Nếu Ukraine không tồn tại, LHQ sẽ không tồn tại. ... Nếu Ukraine không tồn tại, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu nền dân chủ thất bại" - ông Kyslytsya nói, theođài Deutsche Welle.

Đại sứ Ukraine tại LHQ Sergiy Kyslytsya. Ảnh: AP

Mỹ trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga tại LHQ

Mỹ ngày 28-2 thông báo trục xuất 12 thành viên trong phái đoàn Nga tại LHQ ra khỏi Mỹ vì "hoạt động tình báo", nói rằng đây là những cá nhân "lạm dụng đặc quyền cư trú của họ ở Mỹ để tham gia vào các hoạt động gián điệp có hại cho an ninh quốc gia Mỹ".

Gọi đây là hành động "thù địch", Moscow nói rằng họ cảm thấy "thất vọng". Moscow đồng thời bác bỏ các tuyên bố của Mỹ và khẳng định sẽ trả đũa.

Cao Lực

Video liên quan

Chủ Đề