Cầm máu bằng nitrat bạc vì sao

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tuấn Lâm - Bác sĩ Tai - Mũi - Họng - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chảy máu mũi có thể được phân thành 3 loại chính dựa vào nguồn gốc gây chảy máu, bao gồm điểm mạch Kisselbach, chảy máu từ động mạch và chảy máu toả lan do mao mạch. Nếu máu chảy tại hốc mũi sau và trên thì cần có chỉ định nhét bấc mũi sau để xử trí cầm máu. Nếu tình trạng không được giải quyết cần có những can thiệp phẫu thuật để cầm máu.

Đặc điểm của niêm mạc mũi gồm có niêm mạc đường hô hấp. Chúng có chức năng làm ấm và gia tăng độ ẩm của không khí khi hít vào nhờ có hệ mao mạch dày đặc. Các mao mạch này nằm rất nông, do đó chỉ cần tác động một chấn thương dù nhẹ cũng có thể gây ra chảy máu mũi. Đôi khi lượng máu mũi chảy ra rất dữ dội do vỡ các nhánh động mạch lớn. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời.

Giải phẫu mạch máu ở mũi xuất phát từ động mạch cảnh ngoài, chúng bao gồm các nhánh như động mạch bướm khẩu cái và động mạch khẩu cái lên. Một nguồn khác xuất phát từ động mạch cảnh trong gồm có các nhánh động mạch sàng trước và động mạch sàng sau.

Các nhánh động mạch sẽ hợp lại tại điểm ở phía trước dưới của vách ngăn mũi và cách cửa lỗ mũi khoảng 1,5 cm, hay còn gọi là điểm mạch kisselbach. Các mao mạch của hệ mạch này chạy rất nông, do đó dễ bị tổn thương khi có các tác động vật lý như ngoáy mũi, chấn thương...

Nguyên nhân gây chảy máu mũi sau có thể do ngoại khoa hoặc nội khoa. Về mặt ngoại khoa, chấn thương là nguyên nhân chủ yếu như vết dao đâm, tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Nguyên nhân nội khoa có thể do các bệnh lý mãn tính như cao huyết áp hoặc các bệnh về máu như bạch cầu tủy cấp, suy tủy hoặc bệnh ưa chảy máu, suy gan, suy thận mạn, các bệnh lý nhiễm trùng như sốt xuất huyết.

Chảy máu có thể được phân thành 3 loại chính dựa vào nguồn gốc gây chảy máu, bao gồm điểm mạch Kisselbach, chảy máu từ động mạch và chảy máu toả lan do mao mạch. Chảy máu từ mao mạch có triệu chứng máu rỉ khắp niêm mạc mũi và thông thường không có điểm chảy nhất định, tình trạng này thường gặp trong bệnh bạch cầu tủy cấp, bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết, thương hàn.

Có nhiều nghuyên nhân khác nhau gây chảy mũi mũi

3.1 Chảy máu nhẹ

Nguyên nhân có thể do chấn thương nhẹ vì thói quen ngoáy mũi, các bệnh lý như cúm, thương hàn. Hoặc đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng ở những người khoẻ mạnh.

Soi mũi có thể thấy máu chảy ra xuất phát từ điểm mạch hoặc động mạch. Lượng máu chảy không nhiều, chỉ chảy từng giọt và có xu hướng tự cầm. Bệnh có thể tái phát nhiều lần. Loại chảy máu mũi này thường gặp ở đối tượng trẻ em và tiên lượng nhẹ.

3.2. Chảy máu nặng

Nguyên nhân thường do vỡ các động mạch mũi trong những bệnh lý cao huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc xơ gan. Đối tượng là những bệnh nhân lớn tuổi có sẵn các bệnh mãn tính. Trong trường hợp chấn thương thường do tổn thương động mạch sàng.

Soi mũi thường rất khó thấy điểm chảy vì vị trí ở trên cao và phía sau.

Khi một bệnh nhân đang chảy máu mũi, việc điều trị đầu tiên là cần cầm máu ngay và sau đó tìm nguyên nhân.

Nếu chảy máu xuất phát từ điểm mạch hoặc các nhánh của động mạch bướm khẩu cái, có thể dùng ngón tay bóp chặt hai cánh mũi, giúp điểm chảy máu từ kisselback bị đè bẹp. Cũng có thể dùng bấc tẩm các thuốc co mạch như ephedrin hoặc antipyrin 20% để tiến hành nhét chặt vào vị trí hốc mũi và tiền đình. Phương pháp đốt bằng nitrat bạc hoặc côte điện cũng có thể được áp dụng.

Nhét bấc mũi sau điều trị chảy máu mũi thường được chỉ định do thương tổn phía sau và phía trên của hốc mũi hoặc bệnh nhân đã được đặt bấc mũi trước nhưng không có hiệu quả.

Ngoài các dụng cụ dùng cho đặt bấc mũi trước, cần có thêm một ống sonde Nelaton, gạc dạng hình trụ khoảng 3cm buộc vào một sợi chỉ chắc dài 25cm, cục gạc thứ hai cũng có dạng hình trụ nhưng đường kính khoảng 1cm.

Kỹ thuật nhét bấc mũi sau cần được thực hiện cẩn thận

Các bước thực hiện nhét bấc mũi sau bao gồm:

  • Đặt ống sonde Nelaton vào lỗ mũi đang chảy máu và sau đó đẩy ống xuống họng. Yêu cầu bệnh nhân há miệng và dùng kìm kẹp gắp đầu sonde Nelaton ra khỏi miệng.
  • Buộc một đầu của sợi chỉ có gạc vào phần đầu ống Nelatọn. Kéo ống sonde Nelaton ngược trở lại từ họng lên mũi. Gạc sẽ được chỉ lôi ngược từ họng đi lên vòm mũi họng và bịt chặt vào cửa mũi sau.
  • Khi cục gạc đi qua đoạn eo, màn hầu thường sẽ bị vướng lại, bác sĩ nên dùng ngón tay trỏ của tay phải để đẩy nhẹ gạc lên phía trên và phía sau giúp gạc vượt qua được đoạn eo hẹp. Tay trái sẽ cầm ống Nelaton và sợi chỉ kéo nhẹ về phía trước.
  • Cuối cùng tháo sợi chỉ khỏi ống sonde và buộc vào gạc thứ hai, phần gạc này đút kín lỗ mũi trước.
  • Khi đã nhét bấc mũi sau có thể đặt thêm bấc mũi trước nếu cần thiết.

Các điều trị khác đi kèm:

  • Truyền dịch, truyền máu
  • Các thuốc hỗ trợ cầm máu như vitamin C, CaCl2, vitamin K, transamin, hemocaprol.
  • Thuốc tác dụng lên hệ tim mạch như Spartein, ouabain
  • Thuốc kháng sinh mạnh phổ rộng như nhóm cephalosporin thế hệ III.
  • Thuốc giúp giảm đau profenid, efferalgan-codein, alaxan.
  • Nhóm thuốc an thần: seduxen, stilnox, rotunda, gardenal.

Tuy nhiên, trong trường hợp nhét bấc mũi sau và bấc mũi trước nhưng không thể cầm máu thì có thể chỉ định buộc động mạch hàm trong tại vị trí hố chân bướm hàm hoặc phẫu thuật thắt động mạch sàng trước, sàng sau nằm tại vị trí bờ trong của hốc mắt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ đã có gần 10 năm kinh nghiệm trong Hồi sức cấp cứu.

Chảy máu cam là tình trạng phổ biến, gây phiền toái, khó chịu, phần lớn hiện tượng này thường không phải vấn đề bệnh lý. Dưới đây là hướng dẫn sơ cứu khi bị chảy máu cam.

  • Tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước. Ở tư thế ngồi, áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy thêm. Ngồi ngả người về phía trước nhằm tránh máu chảy xuống họng gây nôn.
  • Bóp cánh mũi. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy.

Nếu sau 10 – 15 phút máu còn chảy, nhắc lại các bước trên trong 10-15 phút tiếp theo. Trường hợp vẫn tiếp tục không cầm được máu, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.

Để phòng tránh chảy máu lại: không ngoáy mũi và cúi người trong vòng vài giờ kể từ sau khi chảy máu mũi. Trong khoảng thời gian này, cần giữ phần đầu cao hơn ngực. Có thể dùng tăm bông hoặc ngón tay bôi vaseline vào phần trước của vách mũi.

Nếu chảy máu lại: xì mũi thật mạnh để loại bỏ cục máu đông hình thành trong mũi. Sau đó sử dụng thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline [Afrin], xịt cả hai bên mũi. Lặp lại các bước cầm máu đã nêu ở trên và liên hệ với bác sĩ.

Nên gặp bác sĩ khi bị chảy máu cam liên tục

Chảy máu mũi thường xuyên: Một số trường hợp cần điều trị bằng phương pháp đốt mạch máu mũi, có thể đốt điện, bạc nitrat hoặc laze. Bác sĩ có thể nhét meche hoặc đặt bong bóng cao su cho vào mũi rồi bơm căng để ngăn máu chảy.

Người bị chảy máu mũi thường xuyên nhưng đang phải uống thuốc chống đông máu, như aspirin hay warfarin [Coumadin, Jantoven], có thể sẽ được khuyên điều chỉnh liều dùng. Thở oxy qua ống thông mũi cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cam. Hãy tăng độ ẩm không khí trong phòng để làm giảm tình trạng chảy máu cam.

Trên đây là những cách sơ cứu kịp thời khi chảy máu cam, trong trường hợp máu cam chảy thường xuyên và chảy nhiều khiến việc cầm máu trở nên khó khăn, lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm loại trừ nguyên nhân chảy máu cam đến từ các yếu tố bệnh lý.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang triển khai gói Khám sức khỏe tổng quát dành cho mọi đối tượng, lứa tuổi với các dịch vụ khám toàn diện. Vinmec cũng là một trong rất ít bệnh viện có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giúp tư vấn và xử lý nhanh, kịp thời các bệnh lý được phát hiện khi khám bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Làm thế nào để ngăn chảy máu cam?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề