Hàng ngày nghĩa là gì

Trong tiếng Việt có khá nhiều từ có cách phát âm na ná nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn. Hơn nữa, tiếng Việt sử dụng khá nhiều từ Hán – Việt mà người dùng không hiểu rõ nghĩa của nó dẫn đến sử dụng sai sót, nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi. Sự nhầm lẫn này không chỉ thể hiện trong giao tiếp mà còn thể hiện dưới dạng văn bản. Một trong những từ dễ gây nhầm lẫn, tranh cãi nhất phải kể đến cụm từ "hàng ngày" và "hằng ngày". Vậy "hàng ngày" hay "hằng ngày" mới là đúng?

Do lẫn lộn giữa chữ "hàng" và "hằng" nên nhiều người lầm tưởng "hàng ngày" và "hằng ngày" là hai từ đồng nghĩa. Vậy nghĩa của chúng khác nhau ra sao? Khi nào dùng "hàng ngày", khi nào dùng "hằng ngày"?

Đây là hai từ đều có nguồn gốc là tiếng Hán, tuy nhiên về cách viết cũng như ngữ nghĩa thì chúng hoàn toàn khác nhau. Về cách viết, chữ "hằng" [bộ tâm], có nghĩa là lâu bền, mãi mãi còn chữ "hàng" [bộ hành] có nghĩa là hàng, lối, dãy. Khi vào tiếng Việt, nghĩa gốc của chúng vẫn được giữ nguyên.

"Hằng" được sử dụng theo hai nghĩa, thứ nhất biểu thị tính liên tục của một hoạt động diễn ra trong suốt cả thời gian dài [Ví dụ: hằng mong], thứ hai thể hiện tính lặp đi lặp lại một cách định kỳ theo từng đơn vị thời gian được nói đến [Ví dụ Bản tin hằng ngày, hằng tháng, hằng năm].

"Hàng" có nghĩa là tập hợp người hoặc vật nối tiếp nhau thành một dãy dài [ví dụ: hàng dọc, hàng ngang, hàng cây, …] với ý nghĩa biểu thị số lượng nhiều, không xác định nhưng tính bằng đơn vị được nói đến [ví dụ: hàng nghìn người đã tập trung trước giờ khai mạc].

Xét về mặt ngữ nghĩa, hai từ này có nghĩa khác nhau hoàn toàn. Khi làm phụ từ đứng trước danh từ chỉ thời gian, nghĩa của chúng cũng sẽ khác nhau.

+ Hàng giờ/ hàng ngày/ hàng tuần…: có thể hiểu là nhiều giờ/ nhiều ngày/ tuần… - mốc thời gian kéo dài nhưng không xác định được cụ thể là bao nhiêu.

Ví dụ: Tôi đọc quyển sách này mất hàng tuần liền. [Thời gian đọc một cuấn sách kéo dài cả tuần]

+ Hằng giờ/ hằng ngày/ hằng tuần…: có nghĩa là lặp lại trong từng giờ/ từng ngày/ từng tuần…

Ví dụ: Tôi đọc sách đều đặn vào thứ 7 hằng tuần. [Tức tuần nào cũng đọc sách vào thứ 7]

Như vậy, khi để biểu hiện sự lặp đi lặp lại một cách đều đặn, phải sử dụng "hằng ngày" hay hằng tháng, hằng năm mới là chính xác.

Hy vọng với những kiến thức được cung cấp phía trên sẽ giúp bạn không còn nhầm lẫn trong quá trình sử dụng hai cụm từ này. Nếu có thắc mắc xoay quanh chủ đề này, hãy để lại bình luận phía dưới để cùng tìm lời giải đáp. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!!!

Hằng ngày và Hàng ngày từ nào mới chính xác? Bạn có đang thật sự hiểu rõ nghĩa của hai từ này chưa? Tìm hiểu qua phân tích và ví dụ trong bài

Từ ngữ tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên với sự phong phú ấy đã đem đến cho chúng ta không ít khó khăn khi sử dụng từ ngữ. Có những từ ngữ khá giống nhau, chỉ khác nhau một chữ cái, nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.

Hãy thử xem lại vấn đề của bài viết này!

Hằng ngày hay Hàng ngày là từ đúng

Thường ngày chúng ta thường sử dụng hai từ này như hai từ đồng nghĩa. Nhưng liệu có đúng “hằng ngày” và “hàng ngày” là hai từ đồng nghĩa hay không. Hay là do chúng ta đang hiểu sai về chúng. Để hiểu rõ nghĩa của hai từ này, chúng ta sẽ cùng đi phân tích một cách kỹ lưỡng trong bài viết này nhé.

Hằng ngày và Hàng ngày, có phải từ đồng nghĩa?

Hằng ngày và hàng ngày, thoạt nhìn và nghe chắc có lẽ chúng ta sẽ nghĩ rằng chúng mang ý nghĩa giống nhau. Nhưng rất tiếc mình phải nói với các bạn rằng:

 Hằng ngàyHàng ngày là hai từ đúng và có ý nghĩa khác nhau.

Hằng Ngày có nghĩa là gì?

Hằng ngày là một khoảng thời gian 24 giờ lặp đi lặp lại. Hay còn được hiểu là ngày này sang ngày khác.

  • Hằng [Phụ từ]: là từ biểu thị tính lặp đi lặp lại một cách định kì theo từng đơn vị thời gian được nói đến.
  • Ngày [danh từ]: Khoảng thời gian Trái Đất tự quay mình một vòng là 24 giờ.

Ví dụ: Hằng ngày, tôi đều chạy chiếc xe đạp màu xanh của tôi đến trường.

→ Ý câu này muốn chỉ đến, đó là: Mỗi ngày, đều lặp đi lặp lại việc cậu bé đến trường bằng chiếc xe đạp màu xanh.

Hàng Ngày có nghĩa là gì?

Hàng ngày có nghĩa là số lượng nhiều ngày và không chính xác được cụ thể con số là bao nhiêu. Đôi lúc nó cũng được hiểu là cả ngày.

Từ “Hàng“ có rất nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên ở đây nó có nghĩa là:

  • Hàng [Phụ từ]: từ biểu thị số lượng nhiều nhưng không xác định và đơn vị tính là điều được nói đến.

Ví dụ: Cậu bé chờ đợi món bưu phẩm của cậu ấy hàng ngày.

→ Ý câu này muốn nòi đến việc cậu bé cũng chờ đợi đợi món bưu phẩm cả ngày.

Nguyên nhân gây hiểu nhầm nghĩa của hai từ “Hằng ngày” và “Hàng ngày”.

Đầu tiên, hai từ này khi viết hoặc nói thì khá giống nhau. Dẫn đến khiến chúng ta hiểu nhầm rằng đây là hai từ có nghĩa giống nhau. Và rồi chúng ta sử dụng chúng như hai từ đồng nghĩa, dùng từ nào cũng được.

Bên cạnh đó nghĩa của chúng không quá rạch ròi. Và chúng ta cũng không hiểu rõ về nghĩa của chúng. Đây là một thiếu sót dẫn đến việc dùng sai nghĩa của từ.

Để giúp bạn tránh sử dụng sai từ “Hằng ngày” và “Hàng ngày”.

Sau đây là một số cách để phân biệt và ví dụ về từ “Hằng” và “Hàng”. Đây là mấu chốt của sự nhầm lẫn trên.

+ Một số từ được ghép với từ “Hằng”: hằng ngày, hằng tháng, hằng năm, hằng ha sa số, hằng tinh, hằng số, hằng đẳng thức,…

Ví dụ: Hằng năm, quê tôi đều tổ chức lễ hội để chào đón mùa xuân.

→ Ý câu này muốn chỉ đến, đó là: Mỗi năm một lần, đều lặp đi lặp lại việc quê tôi tổ chức lễ hội để chào đón mùa xuân. 

+ Một số từ được ghép với từ “Hàng” như: hàng đống tài liệu, hàng đống công việc, hàng tháng trời, hàng hóa, hàng chợ, hàng hiệu, hàng chiến lược, hàng binh…

Ví dụ: Với hàng đống công việc như thế này, có lẽ để hoàn thành chúng, Lan phải làm trong hàng tháng trời.

→ Câu này ý muốn nói đến: Công việc rất rất nhiều, và để hoàn thành chúng thì Lan phải làm rất lâu. Có thể mấy tháng mới có thể làm xong, nhưng không thể xác định được là bao nhiêu tháng.

Xem thêm:

Kết luận

Với bài viết này, chúng ta đã biết chắc rằng hằng ngày và hàng ngày không phải là hai từ đồng nghĩa. Và qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về nghĩa cũng như cách dùng hai từ này.

Hi vọng bài này đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích đến với các bạn. Mình mong rằng, bài viết đã một phần nào đó cải thiện và nâng cao vốn từ ngữ của bạn.

Để nâng cao vốn từ và hiểu sắc hơn ngữ nghĩa của từ cũng như những kinh nghiệm sống hay, sống tốt, bạn nhớ thường xuyên truy cập vào AnhdepHD.VN nhé. Chúc bạn một ngày an lành và vui vẻ!

Nhiều người sử dụng từ “hàng” và “hằng” một cách không phân biệt giống như chúng là từ động nghĩa dẫn tới việc coi “hàng ngày” và “hằng ngày”, “hàng tháng” và “hằng tháng”, “hàng năm” và “hằng năm” là như nhau. Đây là một sự nhầm lẫn.

Phân biệt “hàng” với “hằng”

Chữ “hàng” bên cạnh tư cách là một danh từ [hàng lối, xếp hàng] nó còn có vai trò là phụ từ đứng trước danh từ biểu thị số nhiều, được tính bằng đơn vị nhưng không xác định rõ số nhiều đó là bao nhiêu.

Ví dụ: Hàng tấn đất đá rơi xuống từ đỉnh núi; hàng tá sản phẩm cần phải đóng gói…

Chữ “hằng” bên cạnh tư cách là phụ từ đứng trước động từ để biểu thị tính liên tục trong thời gian dài [hằng mong, hằng mơ ước…] thì nó cũng là phụ từ đứng trước danh từ biểu thị tính lặp đi lặp lại một cách định kỳ theo đơn vị thời gian được nói đến

Hàng ngày / tháng / năm hay Hằng ngày / tháng / năm

Khi đứng riêng lẻ, “hàng” và “hằng” có sự khác biệt về nghĩa. Khi đóng vai trò phụ từ đứng trước cách danh từ chỉ thời gian như ngày, tháng, năm chúng cũng quy định sắc thái ý nghĩa khác nhau. Cần phân biệt rõ 2 sắc thái ý nghĩa này để tránh nhầm lẫn

Khi nói: Hàng ngày, hàng giờ, hàng tháng, hàng năm… thì có nghĩa là nhiều ngày, nhiều giờ, nhiều tháng, nhiều năm… nhưng không xác định được là bao nhiêu.

Còn khi nói: Hằng ngày, hằng giờ, hằng tháng, hằng năm… thì có nghĩa là lặp đi lặp lại mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi tháng, mỗi năm…

Tóm lại: Nghĩa của “hàng” và “hằng” hoàn toàn khác nhau và khi đóng vai trò là phụ từ đứng trước danh từ chúng cũng tạo ra các từ với sắc thái ý nghĩa khác nhau.

Chính sự gần giống nhau về cách phát âm đã khiến không ít người lầm tưởng chúng là đồng nghĩa và sử dụng chưa đúng

Video liên quan

Chủ Đề