Dế mèn phiêu lưu ký tác giả là ai

Phóng to
Nhà văn Tô Hoài lúc 93 tuổi, vẫn chống gậy đi dự lễ kỷ niệm Dế mèn phiêu lưu ký 70 tuổi [ngày 20-11-2012] với nụ cười trên môi - Ảnh: Đức Triết

Thông tin được nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Hà Nội, chia sẻ.

“Sự ra đi của cụ gây nhiều bất ngờ cho anh em văn nghệ sĩ. Tôi nghe thông tin từ gia đình thì biết cụ vẫn đi về giữa nhà và bệnh viện chứ không muốn ở hẳn trong ấy. Vậy mà, giờ một người đã nằm xuống” - Nhà thơ Bằng Việt nói.

Có lẽ cũng như chú Dế Mèn huyền thoại, nhà văn Tô Hoài đã vừa bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình về cõi khác.

Hành trang của ông có lẽ nặng hơn, với 94 năm cuộc đời ở trần gian, với những đắng cay ngọt bùi cùng thời cuộc.

Trong đó, Dế Mèn phiêu lưu ký [viết năm 1941] là khoảng xanh tươi nhất, trong sáng nhất của ông. Nhưng rất nhiều thế hệ người đọc cũng sẽ không quên những O Chuột, Xóm giếng, Nhà nghèo…

Cũng sẽ không quên đôi mắt cô Mỵ, cái dáng lầm lũi của cô trong Vợ chồng A Phủ. Nhiều tác phẩm của Tô Hoài đã được đưa vào chương trình văn học trong nhà trường.

Và nhắc đến Tô Hoài, lũ trẻ – dù thờ ơ với văn chương đến mấy – cũng đều ồ lên vì biết rằng đó là người đã sinh ra cậu Dế Mèn tinh nghịch, đáng yêu cho tuổi thơ của mình.

Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại Thanh Oai, Hà Đông [Hà Nội]. Ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô [Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay].

Nhà văn Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 tại Thanh Oai, Hà Đông [Hà Nội] - Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Tô Hoài để lại một khối di sản khá đồ độ với hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Hai tác phẩm cuối cùng của Tô Hoài: hồi ký Cát bụi chân ai và Ba người khác. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 cho tác tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O Chuột, Dế Mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vợ chồng A Phủ, Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ…

HÀ HƯƠNG

Dế Mèn Phiêu Lưu Ký – Ngô Mạnh Lân Minh Họa - Ấn Bản Kỉ Niệm 100 Năm Tô Hoài

Trong suốt gần 80 năm qua, kể từ ngày đầu tiên ra mắt bạn đọc, năm 1941, "Dế Mèn phiêu lưu ký" là một trong những sáng tác tâm đắc nhất của nhà văn Tô Hoài.

Tác phẩm đã được tái bản nhiều lần và được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên toàn thế giới và luôn được các thế hệ độc giả nhỏ tuổi đón nhận.

Họa sĩ Ngô Mạnh Lân là người đầu tiên vẽ minh họa tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký”, và ông đã 3 lần vẽ minh họa tác phẩm này.

Họa sĩ Ngô Mạnh Lân minh họa tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký lần đầu năm 1959, khi ông đang học họa sĩ - đạo diễn phim hoạt hình tại Trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên Xô ở Maxcơva, ông đã được Nhà xuất bản Thanh niên Cận vệ đội mời vẽ minh họa truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài bản tiếng Nga. Cuốn truyện tranh đẹp nổi tiếng ở Liên Xô lúc khi đó.

Dế mèn phiên bản năm 1972 có thể coi là một trong những hình ảnh dế mèn quen thuộc nhất với nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam.

Năm 1989, một lần nữa, họa sĩ Ngô Mạnh Lân lại vẽ bìa và tranh minh họa cho "Dế mèn phiêu lưu ký" bản in khổ nhỏ.

Độc giả ấn tượng với những hình ảnh sinh động, trong sáng mà khoáng đạt về chú Dế Mèn hiệp nghĩa, về những phong cảnh thiên nhiên sống động trong tác phẩm của họa sĩ Ngô Mạnh Lân.

Với "Dế mèn phiêu lưu ký", ông vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Quỹ nhi đồng của Liên hiệp quốc trao tặng giải thưởng tài năng xuất sắc trong minh họa tranh [năm 1991].

Ấn bản “Dế Mèn phiêu lưu ký” này là bản minh họa năm 1972, có thêm phụ bản 6 tranh minh họa Dế Mèn của họa sĩ Ngô Mạnh Lân.

Họa sĩ NGÔ MẠNH LÂN

Sinh ngày: 9/11/1934

Nơi sinh: Xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

Tốt nghiệp: Trường Mỹ thuật Việt Nam - Khóa Kháng chiến; Trường Đại học Điện ảnh Quốc gia Liên Xô [VGIK]

*Đạo diễn phim hoạt hình

*Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghệ thuật học

*Nghệ sĩ Nhân dân

*Huân chương Lao động Hạng Nhất, 1998

*Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, 2007

TÁC PHẨM MINH HỌA CHÍNH:

- Dế Mèn phiêu lưu ký

- Cái Tết của Mèo con

- Đám cưới Chuột

- Chuyện Trê Cóc

- Kim Đồng

....

Nhà văn Tô Hoài tạ thế vào trưa ngày 6/7 do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 95 tuổi.

Trên trang cá nhân của nhà văn Phạm Xuân Nguyên, nhiều người bàng hoàng khi biết tin nhà văn Tô Hoài - tác giả của truyện Dế mèn phiêu lưu ký, Vợ chồng A Phủ,... qua đời ở tuổi 95.

Nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam xác nhận, Tô Hoài tạ thế vào lúc 11h35 phút trưa ngày 6/7 tại Hà Nội. Hội Nhà văn và Thành ủy Hà Nội sẽ cùng gia đình lo hậu sự. Trước khi Tô Hoài mất, các thành viên trong hội cũng nhiều lần tới thăm ông và giúp đỡ gia đình sửa chữa ngôi nhà đang ở.

Nhà văn Tô Hoài tạ thế vào trưa ngày 6/7, hưởng thọ 95 tuổi. 

Nhà văn Tô Hoài sinh ngày 27/9/1920, trong một gia đình thợ thủ công ở huyện Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội. Ông lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông [nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội]. Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn... và nhiều khi thất nghiệp. 

Nhắc tới Tô Hoài, nhiều người nghĩ ngay tới Dế mèn phiêu lưu ký, tác phẩm gắn liền với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam và được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới. Theo nhà văn, bối cảnh cuộc phiêu lưu của Dế Mèn chính là vùng Nghĩa Đô ven sông Tô Lịch, nơi nhà văn dành cả tuổi thơ của mình ở đó với trò chơi đấu dế, đúc dế.


Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật [đợt 1 - 1996] cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ...

Các giải thưởng của nhà văn Tô Hoài: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 [truyện Tây Bắc]; Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 [tiểu thuyết Quê nhà]; Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970 [tiểu thuyết Miền Tây]; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật [đợt 1 - 1996]. Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010.

“Dế mèn phiêu lưu ký” mãi còn trong lòng độc giả

[ĐCSVN] - Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách “Dế mèn phiêu lưu ký” khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê, đã từ trần vào trưa 6/7 tại nhà riêng sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Ông ra đi nhưng hình ảnh một nhà văn tài hoa, cần mẫn vẫn mãi còn trong lòng độc giả.

Nhà văn Tô Hoài sinh ngày 27/9/1920, trong một gia đình thợ thủ công ở huyện Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội. Ông lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông [nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội]. Tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen. Ông đến với văn chương từ thuở thanh niên, bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Nhà văn Tô Hoài bên bàn viết lúc sinh thời. [Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam/TTXVN]


Học hết bậc tiểu học, Tô Hoài vừa tự học, vừa làm đủ các nghề để kiếm sống. Sự nghiệp văn chương của Tô Hoài bắt đầu từ những tác phẩm in trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy vào cuối những năm 30 của thế kỷ 20.

Năm 1938, Tô Hoài tham gia Hội Ái hữu công nhân rồi tham gia phong trào Thanh niên phản đế. Năm 1943, gia nhập tổ Văn hóa cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội. Đây chính là thời gian ông xuất bản cuốn truyện dài nổi tiếng “Dế mèn phiêu lưu ký”.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, nhà văn Tô Hoài đã trải qua nhiều cương vị. Kháng chiến chống Pháp, ông làm chủ bút Tạp chí Cứu quốc tại Việt Bắc. Năm 1957, ông được bầu làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm1958 đến 1980, ông tiếp tục tham gia Ban Chấp hành, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1966 - 1996, ông là Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội.

Nói đến Tô Hoài, người đọc nhớ ngay đến những sáng tác về Hà Nội, miền núi Tây Bắc, Việt Bắc, và những sáng tác cho thiếu nhi. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài là “Dế mèn phiêu lưu ký” [1941], tác phẩm đã gắn liền với bao thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Cuốn truyện chinh phục thế hệ độc giả nhỏ tuổi với những câu chuyện thú vị, đầy tính nhân văn của chú Dế mèn. Tại cuộc hội thảo kỷ niệm "70 năm Dế mèn phiêu lưu ký" năm 2012, Tô Hoài cho biết, tác phẩm được ông khởi viết năm 17 - 18 tuổi. Theo nhà văn, bối cảnh cuộc phiêu lưu của Dế mèn chính là vùng Nghĩa Đô ven sông Tô Lịch, nơi nhà văn dành cả tuổi thơ của mình ở đó với trò chơi đấu dế, đúc dế.

“Dế mèn phiêu lưu ký” cũng là tác phẩm để lại những con số ấn tượng: khoảng 50 lần tái bản; có hơn 30 bản dịch đều ở các thứ tiếng thông dụng trên thế giới, trong đó có: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Năm 2006, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao tặng nhà văn Tô Hoài Bằng chứng nhận “Nhà văn Tô Hoài với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký được dịch nhiều thứ tiếng nhất”.

Một tác phẩm nổi tiếng khác của nhà văn Tô Hoài không thể không nhắc tới là“Vợ chồng A Phủ” - truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài viết về đề tài miền núi Tây Bắc được in trong tập “Truyện Tây Bắc” [1953]. Tác phẩm được giải nhất về truyện, kí [đồng hạng với Đất Nước đứng lên của Nguyên Ngọc] giải thưởng của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955. “Vợ chồng A Phủ” cũng được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh.

Tính đến nay, sau hơn 60 năm lao động nghệ thuật, nhà văn Tô Hoàiđã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện dài kỳ, tiểu thuyết, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Tô Hoài được đánh giá là cây đại thụ trong khu rừng văn học hiện đại Việt Nam. Ở mọi thể loại sáng tác, Tô Hoài cũng tạo lập được một giá trị riêng, một gương mặt riêng để lại nhiều dấu ấn với những tác phẩm có giá trị.

Với những đóng góp của mình, nhà văn Tô Hoàiđãđượctrao tặng nhiều giải thưởng văn học: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật [1996], Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1956, Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội [1970], Giải thưởng Hội Nhà văn Á - Phi [1970]. Và ngày 1/9/2010, nhà văn Tô Hoài đã vinh dự đón nhận “Giải thưởng lớn – Vì tình yêu Hà Nội”, giải thưởng quan trọng nhất trong hệ thống giải của Giải thưởng “Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội”. Giải thưởng Lớn của Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội” mà Tô Hoài được trao tặng là một ghi nhận cho những đóng góp bền bỉ của ông cho văn hóa, văn học Hà Nội. Đọc “Chuyện cũ Hà Nội” có thể thấy được tình yêu đối với Hà Nội của ông, “cuốn từ điển sống về văn hóa và từ ngữ dân gian của Hà Nội”. Đây là tập ký sự của nhà văn Tô Hoài kể về những câu chuyện gắn liền với con người, cảnh vật, phố phường Hà Nội của ngày xưa. Một điều khiến tập ký sự này hấp dẫn là vì những câu chuyện, con người trong cuốn sách đều hoàn toàn có thật, tạo cảm giác thân thuộc, đầy sức sống cho Hà Nội trong một giai đoạn lịch sử. Qua tác phẩm này, người đọc dù đến từ miền đất nào hay được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này thì đều cảm được cái tinh khôi, dịu dàng của một Hà thành xưa cũ, cổ điển.

Nhà văn Tô Hoài đã rời xa chúng ta, để lại một cánh đồng văn chương trù phú nơi cõi dương gian. Sự ra đi của ông là mất mát lớn của nền văn học và để lại nỗi thương nhớ trong lòng độc giả. Tên tuổi và tác phẩm của ông sẽ sống mãi trong lòng các thế hệ độc giả./.

Video liên quan

Chủ Đề