Hàm răng đủ có bao nhiêu cái năm 2024

Bộ răng của con người nằm ở vị trí trong ổ miệng và mỗi răng đều có chân răng dính chặt vào xương hàm. Răng đứng được vững vàng là do được xương hàm, nướu răng, các dây chằng, xi măng gốc răng và xương ổ răng giúp đỡ.

Cấu tạo của răng gồm thân răng và cổ răng. Phần trắng mịn phía trên được nhìn thấy là thân răng. Trên thân răng được bao phủ bởi men răng. Phần chân răng sẽ dài hơn thân răng được che phủ bởi nướu. Mỗi chân răng sẽ có một ống tủy, nơi chứa các mạch máu, dây thần kinh quan trọng.

Chức năng chính của răng dùng để dùng nhai nghiền thức ăn. Hỗ trợ cho các cơ quan tiêu hóa bên trong. Ngoài ra răng còn giúp phát âm được rõ chữ, phát âm chuẩn. Không những thế răng có thể mang đến vẻ đẹp cho khuôn mặt, một hàm răng đều đặn sẽ tôn lên vẻ đẹp của khuôn mặt.

Một hàm răng chuẩn bao nhiêu cái?

Hàm răng đủ có bao nhiêu cái năm 2024

Răng người chuẩn là có đủ 32 chiếc. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ 32 chiếc khi trưởng thành có thể ít hơn hoặc nhiều hơn 32 chiếc.

Khi chúng ta 6 tháng tuổi là bắt đầu mọc răng gọi là răng sữa. Sau đó, răng sẽ phát triển mọc đầy đủ khoảng 20 chiếc.

Đến độ 5 tuổi những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu lung lay và chúng được thay bằng những chiếc răng mọc vĩnh viễn.

Rồi đến độ trưởng thành, răng của chúng ta sẽ mọc đủ cả 28 chiếc răng và 4 chiếc răng khôn ở hàm trên và hàm dưới. Tổng cộng là 32 chiếc hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, 4 chiếc răng khôn sẽ mọc cuối cùng trong hàm. Khi chúng ta bước vào giai đoạn trưởng thành, 28 chiếc răng đã ổn định tại vị trí của nó. Và khi răng khôn mọc chúng lại không còn chỗ trống để phát triển khiến răng khôn phải mọc xiêu vẹo.

Chính vì răng khôn mọc lệch lạc gây nên nhiều đau đớn và có thể sinh ra nhiều bệnh lý cho răng miệng. Nhiều người đã quyết định nhổ bỏ 4 chiếc răng khôn này. Vì thế, có thể trên hàm răng chỉ còn lại 28 chiếc răng mà thôi.

Xem thêm: Quy trình niềng răng như thế nào đạt chuẩn Y khoa

Các loại răng và chức năng của từng loại

Hàm răng đủ có bao nhiêu cái năm 2024

Răng người được chia thành 4 nhóm với chức năng riêng biệt gồm nhóm răng cửa (có 8 chiếc), nhóm răng nanh (có 4 chiếc), nhóm răng hàm nhỏ (có 8 chiếc), nhóm răng hàm lớn (có 8 chiếc).

Nhóm răng cửa (gồm các răng số 1 và số 2)

Răng cửa là những chiếc răng “mặt tiền” trong hàm răng, chúng nằm ở vị trí phía trước của cung hàm. Răng cửa có hình dạng phẳng với cạnh sắc nhọn. Chức năng chính của những chiếc răng cửa dùng để cắn xé thức ăn thành những miếng nhỏ.

Nhóm răng nanh (răng số 3)

Răng nanh gồm 4 chiếc nằm ngay 4 góc của hàm, sát bên cạnh nhóm răng cửa. Hình dáng của chúng nhọn như mũi giáo, thân của răng nanh rất nhọn. Nhiệm vụ của răng nanh là kẹp và xé thức ăn cứng.

Nhóm răng hàm nhỏ (răng số 4 và số 5)

Khác với 2 nhóm răng trên, răng hàm nhỏ có hình lập phương, bề mặt cắn phẳng, được chia ra 2 đỉnh đều và nhọn. Chúng nằm ở giữa nhóm răng nanh và răng hàm lớn. Răng hàm nhỏ có chức năng chính dùng để xé và nghiền thức ăn.

Nhóm răng hàm lớn (răng số 6, số 7, số 8)

Đây là những chiếc răng có kích thước lớn nhất trong hàm. Mặt răng là mặt phẳng, diện tích mặt răng lớn, hình dáng răng to. Nhiệm vụ chính của răng hàm là nhai và nghiền thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày.

Các bệnh lý mà răng thường gặp phải

  • Sâu răng
  • Viêm nha chu
  • Viêm nhiễm miệng

Cách chăm sóc răng một cách khoa học

  • Để sở hữu một hàm răng khỏe mạnh và đẹp, việc vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng.
  • Đánh răng thường xuyên một ngày 2 lần. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp.
  • Nên súc miệng nước muối sau khi đánh răng để hạn chế vi khuẩn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa trong kẽ răng.
  • Hạn chế các thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, có thể làm hỏng men răng.
  • Hạn chế hút thuốc, uống cà phê trà.
  • Thăm khám răng tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Bài viết trên đây đã mang đến thông tin giải đáp câu hỏi một hàm răng chuẩn bao nhiêu cái là đủ. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ hiểu hơn về răng miệng và cơ chế hoạt động của chúng. Cũng như cách chăm sóc răng để khỏe mạnh hơn.

Hàm răng có bao nhiêu cái? Đây là băn khoăn của rất nhiều người khi tìm hiểu về hàm răng của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ số lượng răng trên cung hàm, cấu trúc và thành phần cấu tạo nên răng cũng như cách chăm sóc răng miệng hiệu quả, cùng tham khảo ngay nhé.

Hàm răng có bao nhiêu cái? Số lượng răng của hệ răng sữa ở trẻ nhỏ là 20 chiếc. Còn người trưởng thành sau khi mọc răng đầy đủ sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, kể cả răng khôn. Nhiệm vụ của hàm răng là đảm bảo khả năng ăn nhai và vẻ đẹp thẩm mỹ cho mỗi người.

Một chiếc răng bình thường sẽ bao gồm 3 thành phần là thân răng, cổ răng và chân răng. Về cấu trúc, răng của chúng ta gồm có nhiều lớp, ngoài cùng là men răng, sau đó đến ngà răng và trong cùng là tủy – nơi nuôi dưỡng, duy trì độ chắc khỏe và thẩm mỹ của răng

Thông tin giải đáp hàm răng có bao nhiêu cái?

Số lượng răng ở trẻ em và người lớn sẽ khác nhau qua từng giai đoạn. Sau đây là số răng tương ứng khi mọc đầy đủ ở trẻ em và người trưởng thành.

Hàm răng có bao nhiêu cái ở trẻ em?

Chiếc răng đầu tiên sẽ nhô lên khỏi lợi khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Dần dần, các răng còn lại sẽ mọc lên đầy đủ cho tới khi đủ 20 chiếc trên cả 2 hàm trên và dưới. Như vậy, 20 chiếc răng sữa này sẽ giúp trẻ ăn nhai cho đến khi trẻ lên 5 thì quá trình rụng răng sữa và thay thế bằng răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu.

Trẻ nhỏ sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa

Hàm răng có bao nhiêu cái ở người trưởng thành?

Một người trưởng thành sau khi mọc răng đầy đủ sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng vĩnh viễn, kể cả 4 chiếc răng khôn nằm ở 2 hàm. Những chiếc răng này chỉ mọc lên 1 lần duy nhất và không thể tự khôi phục lại sau khi mất đi nên bạn cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ sức khỏe răng miệng thật tốt.

Cấu trúc và thành phần của răng

Ở phần trên, đáp án cho câu hỏi “Hàm răng có bao nhiêu cái?”, vậy còn cấu trúc và thành phần của răng thì sao? Hãy cùng theo dõi tiếp để hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé.

Về thành phần của răng

Một chiếc răng bình thường sẽ bao gồm 3 thành phần là thân răng, cổ răng và chân răng, trong đó:

  • Thân răng là phần nằm phía trên nướu, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy chúng trong khoang miệng.
  • Cổ răng là khu vực tiếp giáp giữa nướu và răng.
  • Chân răng là bộ phận nằm bên trong xương hàm, bên dưới nướu nên bình thường không thể quan sát thấy.

Hình ảnh giải phẫu răng

Về cấu trúc của răng

Cấu trúc răng của chúng ta bao gồm nhiều lớp, cụ thể như sau:

  • Lớp ngoài cùng là men răng, cấu tạo chủ yếu từ canxi và flour, có màu trắng sữa.
  • Phía trong men răng là lớp ngà răng. Lớp này chiếm phần đa trọng lượng thân răng và thường có màu vàng nhạt.
  • Ở trong cùng của răng là tủy răng. Đây là nơi chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh, cũng chính là nguồn sống của răng, đảm nhận chức năng nuôi dưỡng, đảm bảo độ chắc khỏe và thẩm mỹ của răng. Tủy răng sẽ trải dài từ chân răng đến thân răng.
  • Xương răng hay còn gọi là cementum, chúng khá giống với xương bao phủ bên ngoài chân răng.

Lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách

Như đã nói ở trên, răng vĩnh viễn sẽ không thể tự thay thế sau khi mất đi nên bạn cần có chế độ chăm sóc, vệ sinh răng khoa học, hợp lý. Hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây để bảo vệ và duy trì sự chắc khỏe của răng:

  • Nên chải răng 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi ăn, mỗi lần chải răng tối thiểu 2 phút.
  • Sử dụng bàn chải có lông chải mềm cùng loại kem đánh răng thích hợp.
  • Vệ sinh cả bề mặt lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để lấy hết vụn thức ăn thừa bám trong kẽ răng.
  • Dùng thêm nước súc miệng để tăng hiệu quả diệt khuẩn và làm sạch khoang miệng toàn diện nhất.
  • Tái khám định kì tại nha khoa sau mỗi 3 hoặc 6 tháng.
  • Bổ sung hoa quả tươi, rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Hạn chế ăn các món ăn quá cay, quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Không nên sử dụng rượu, bia, chất kích thích, không hút thuốc lá vì sẽ gây hại cho men răng và khiến răng xỉn màu.

Chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ và duy trì răng chắc khỏe

Trong bài viết trên, Nha khoa Nhân Tâm đã đưa ra thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn hàm răng có bao nhiêu cái, cấu trúc, thành phần của răng cũng như những lưu ý trong chăm sóc răng miệng. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh chuyên khoa Răng Hàm Mặt, bạn hãy liên hệ qua số điện thoại 1900 56 5678 hoặc truy cập vào website để được các bác sĩ và tư vấn viên hỗ trợ miễn phí.