Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường là gì

  1. Trang chủ
  2. Hỏi và đáp
  3. Quy hoạch bảo vệ môi trường là gì?

14-07-2020 415 lượt xem

Xin hỏi:
Khái niệm "Quy hoạch bảo vệ môi trường" là gì? 

Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

Lưu ý : Việc đưa ra ý kiến tư vấn của Trogiupluat căn cứ vào các quy định của pháp luật tại thời điểm tư vấn và chỉ mang tính chất tham khảo. Khi tham khảo, người dùng cần kiểm tra lại quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo tính chính xác.

Bình luận

Theo Khoản 1 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường 2020 [Có hiệu lực từ 01/01/2022] quy định về bảo vệ môi trường làng nghề như sau:

Làng nghề phải có phương án bảo vệ môi trường, có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và hạ tầng bảo vệ môi trường. Hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề bao gồm:

- Có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề;

- Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung [nếu có] bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

- Có điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn [nếu có] bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại Điều 7 Thông tư 53/2012/TT-BGTVT quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

1. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay bao gồm:

a] Điểm trung chuyển chất thải rắn;

b] Hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải.

2. Điểm trung chuyển chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a] Phù hợp với quy hoạch chi tiết của cảng hàng không, sân bay;

b] Không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường;

c] Không làm mất mỹ quan cảng hàng không, sân bay;

d] Thuận tiện cho việc vận chuyển chất thải đến/đi.

3. Hệ thống thu gom, xử lý, thoát nước thải phải đảm bảo chất lượng nước thải khi xả vào nguồn tiếp nhận đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì hoạt động của hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.

5. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong phạm vi hoạt động của mình đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.

Trên đây là nội dung quy định về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 53/2012/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Theo Luật bảo vệ môi trường hiện hành, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gồm những hệ thống gì?

A. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý phế liệu nước thải và quan trắc môi trường

B. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom các chất gây ô nhiễm, xử lý nguồn nước thải, phế liệu và quan trắc môi trường

C. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải, nguồn nước thải, tái sử dụng phế liệu và quan trắc môi trường

D. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải và quan trắc môi trường

Hướng dẫn

Chọn D là đáp án đúng

TMO - Phát triển các khu, cụm công nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, địa phương này đang nỗ lực hoàn thiện ha tầng bảo vệ môi trường tại các khu vực sản xuất công nghiệp trên.  

Hà Nam hiện có 8 khu công nghiệp [KCN] được Thủ tướng chính phủ phê duyệt với tổng diện tích trên 2.500ha, trong đó 7 KCN đã đi vào hoạt động. Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết, hiện 7/8 KCN đang triển khai hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung với tổng công suất xử lý 22.450m3/ngày đêm, đạt tỷ lệ 100%. 

Đối với các cụm công nghiệp, toàn tỉnh hiện có 19 CCN với tổng diện tích gần 628 ha. Trong đó, có 14 CCN đã đi vào hoạt động. Với các CCN được nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đã được đầu tư xây dựng hoàn thành các hạng mục, như: đường giao thông, hệ thống thoát nước, kè mương, điện chiếu sáng, lát vỉa hè, trồng cây xanh. Tất cả các CCN trên địa bàn tỉnh đã có tỷ lệ lấp đầy đạt cao, từ 85-100%.

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, các sở, ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh tăng cường làm việc với các chủ đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp trong CCN để đôn đốc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải, sửa chữa, nâng cấp hạ tầng giao thông, điện chiếu sáng, nước sạch, công trình xử lý nước thải… nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Hệ thống xử lý nước thải tập trung là yêu cầu bắt buộc trong quá trình vận hành sản xuất tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh 

Theo đó, trong số 14 CCN đang hoạt động, có 10 CCN đã lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch [tăng 3 CCN so với năm 2015]; 2 CCN xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung; 4 CCN đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường; 4 CCN đã thành lập được đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở. 

Theo đánh giá của Sở TN&MT tỉnh Hà Nam, mặc dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng của một số CCN chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Một số CCN hoạt động nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, quy hoạch hiện trạng, hồ sơ bảo vệ môi trường. Đối với các CCN không có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, các doanh nghiệp tự xây dựng hạ tầng kết nối dẫn đến không đồng bộ.

Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung đối với các CCN đã được hỗ trợ xây dựng từ ngân sách nhà nước hiện đã lấp đầy nên gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả rà soát, đánh giá của Sở Công Thương, trong tổng số 14 CCN đang hoạt động, có 11 CCN chưa có doanh nghiệp tiếp nhận làm chủ đầu tư hạ tầng; 10 CCN chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường; 12 CCN hoạt động chưa có trạm xử lý nước thải tập trung; 4 CCN chưa xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch. 

UBND tỉnh yêu cầu các KCN, CCN hoàn thiện hạ tầng các công trình bảo vệ môi trường như xử lý nước thải, cây xanh...  

Tại nhiều CCN, những hạng mục công trình hạ tầng cơ bản, như: đường giao thông, rãnh thoát nước, kè mương, điện chiếu sáng, lát hè, trồng cây xanh... đã cơ bản được đầu tư xây dựng, nhưng hiện nay, hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống rãnh thoát nước đã xuống cấp, gây ngập úng trong mùa mưa bão, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh, các huyện, thành phố, thị xã tập trung vận động doanh nghiệp có năng lực đang hoạt động trong CCN thực hiện các dịch vụ hạ tầng như: vệ sinh môi trường, vận hành điện chiếu sáng, duy tu, sửa chữa vỉa hè... Cùng với đó, đẩy mạnh huy động nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng trạm xử lý nước thải.

Địa phương này phấn đấu, đến năm 2025, bên cạnh việc mở rộng, thành lập mới các CCN, 100% CCN đang hoạt động đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường để tăng sức hấp dẫn, thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước có vốn đầu tư lớn, công nghệ cao vào đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ đánh giá tác động môi trường của các CCN; lập quy hoạch chi tiết đối với các CCN đang hoạt động nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, trình duyệt theo quy định. 

Thời gian tới, với định hướng phát triển Hà Nam thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp, đi kèm đó sẽ là sự gia tăng áp lực về chất thải, nước thải, khí thải… tỉnh Hà Nam đang hướng tới triển khai dự án nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi công nghệ sạch trong sản xuất công nghiệp. Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp trồng thêm nhiều cây xanh, nhất là các doanh nghiệp sản xuất xi măng, khai thác chế biến khoáng sản.

Việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp sinh thái với hạ tầng môi trường đồng bộ sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất 

Thực hiện kiểm kê các nguồn phát thải, điều tra, đánh giá bổ sung các nguồn thải lớn và thống kê, tổng hợp các nguồn thải đã cấp phép hàng năm. Qua đó, giúp bổ sung thông tin, số liệu về hiện trạng, diễn biến, xu hướng của các nguồn gây ô nhiễm, phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp, chính sách về bảo vệ môi trường.

Đối với khu, cụm công nghiệp mới, đầu tư theo hướng hiện đại, sinh thái, chỉ thu hút doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tuần hoàn tái sử dụng nước thải, không thải chất thải ra môi trường. Nghiên cứu phát triển mô hình KCN thân thiện với môi trường, mô hình KCN sinh thái.

Cùng với đó, triển khai xây dựng các công cụ quản lý môi trường mạnh mẽ như hệ thống thông tin quản lý môi trường, các công cụ dự báo ô nhiễm - cảnh báo sự cố, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, phân tích và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, thực hiện kiểm soát ô nhiễm... trong các cơ sở công nghiệp.

Nguyễn Oanh 

Chủ Đề