Giới cầm quyền Nhật Bản đã có giải Pháp nào song song với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »

  • Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  [Nguồn Lịch sử 11, trang 156]

    Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

  • Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ [than đá, thiếc, kẽm,…] ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nma. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Các giai cấp cũ biến đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. [Nguồn Lịch sử 11, trang 137, 155]

    Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

  • Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp. Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc. Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. [Nguồn Lịch sử 11, trang 155]

    Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XX?


Xem thêm »

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 14 [có đáp án] Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới [1918 - 1939] hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Lịch sử 11.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 14 [có đáp án]

Câu 1. Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Trở thành chủ nợ của các nước tư bản châu Âu

B. Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế

C. Cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới

D. Là nước thứ hai [sau Mĩ] thu nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phát triển kinh tế

Câu 2. Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?

A. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản

B. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy hái của chủ nghĩa tư bản

C. Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước

D. Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế

Câu 3. Khủng hoảng ở Nhật Bản diễn ra nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực nào?

A. Tài chính, ngân hàng

B. Công nghiệp

C. Nông nghiệp

D. Thương mại, dịch vụ

Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản gây ra?

A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém

B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người

C. Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn

D. Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước

Câu 5. Đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, ngoại trừ

A. Khắc phục hậu quả của việc khủng hoảng kinh tế

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

C. Giải quyết tình trạng nhập cư

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Câu 6. Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật

B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân

C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

D. Tham khảo và vận dụng chính sách mới của Mĩ

Câu 7. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản kéo dài trong bao lâu

A. Nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

B. Nửa sau thập niên 30 của thế kỉ XX

C. Giữa thập niên 30 của thế kỉ XX

D. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX

Câu 8. Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản tập trung nhất vấn đề nào

A. Quân phiệt hóa lực lượng quốc phòng

B. Quân phiệt hóa lực lượng an ninh quốc gia

C. Quân phiệt hóa lực lượng phòng vệ

D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Câu 9. Giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc vì lí do cơ bản nào

A. Vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc có nguy cơ bị mất

B. Thị trường Trung Quốc rộng lớn, tập trung 82% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản

C. Mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Trung Quốc đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc

D. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh

Câu 10. Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược

A. Hàn Quốc

B. Trung Quốc

C. Triều Tiên

D. Đài Loan

Câu 11. Tháng 9 – 1931, sau khi đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản đã

A. Sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ Nhật Bản

B. Xây dựng căn cứ quân sự của Nhật ở đây

C. Biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa

D. Đưa người dân Nhật Bản sang đó sinh sống và sản xuất

Câu 12. Lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản là

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Câu 13. Mặt trận Nhân dân được thành lập ở Nhật Bản là kết quả của

A. Cuộc vận động, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân

B. Cuộc biểu tình phản đối chính sách thống trị của nhà nước

C. Cuộc vận động đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

D. Cuộc biểu tình phản đối chính sách xâm lược của giới cầm quyền Nhật Bản

Câu 14. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản có ý nghĩa như thế nào?

A. Giải phóng nhân dân lao động khỏi ách thống trị của chủ nghĩa quân phiệt

B. Góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

C. Góp phần thúc đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước

D. Đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

Câu 15: Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 số người thất nghiệp ở Nhật Bản lên tới bao nhiêu người?

A. 1,5 triệu người.

B. 2 triệu người,

C. 3 triệu người.

D. 3,5 triệu người.

Câu 16. Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hòa ở Nhật so với Đức?

A. Thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

B. Thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

C. Thông qua việc xâm lược các nước.

D. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa.

Câu 17. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản có tác dụng như thế nào đối với quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật?

A. Làm phá sản quá trình quân phiệt hóa.

B. Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa.

C. Làm tăng nhanh quá trình quân phiệt hóa.

D. Làm chuyển đổi quá trình quân phiệt hóa sang phát xít hóa.

Câu 18. Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Thập niên 20 của thế kỉ XX.

B. Thập niên 30 của thế kỉ XX.

C. Thập niên 40 của thế kỉ XX.

D. Thập niên 50 của thế kỉ XX.

Câu 19. Vì sao Nhật Bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài?

A. Nhật chưa có thuộc địa.

B. Nhật tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình,

C. Nhật thiếu nhiên liệu, thiếu thị trường.

D. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.

Câu 20: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, những tàn dư phong kiến ở Nhật Bản đã kìm hãm sự phát triển của

A. Kinh tế nông nghiệp.

B. Kinh tế công nghiệp.

C. Kinh tế thủ công nghiệp.

D. Kinh tế thương nghiệp.

Câu 21: Nguyên nhân nào giúp cho sản xuất công nghiệp của Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Lợi dụng sự suy giảm kinh tế của các nước Tây Âu sau chiến tranh.

B. Nhờ những đơn đặt hàng quân sự của các nước khác.

C. Nhật Bản có nguồn nhân công kĩ thuật cao.

D. Nhật Bản có nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 22: Đảng Cộng sản Nhật được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 7-1921.

B. Tháng 6-1922.

C. Tháng 7-1922.

D. Tháng 8-1222.

Câu 23: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến kinh tế Nhật?

A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật.

B. Biến Nhật thành một bãi chiến trường,

C. Kinh tế vẫn không sụt giảm.

D Thúc đầy kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không đúng khi giải thích lí do Nhật gây chiến tranh xâm lược?

A. Nhật muốn sớm thoát khỏi khủng hoảng.

B. Muốn làm bá chủ thế giới.

C. Thiếu nguyên liệu và thị trường.

D. Truyền thống quân phiệt của nước Nhật.

Câu 25: Đặc điểm của quá trình tập trung sản xuất ở Nhật là:

A. Hình thành các công ty lũng đoạn nhà nước.

B. Xuất hiện nhiều xí nghiệp liên hợp.

C. Tập trung tư bản trong lĩnh vực ngân hàng đạt mức cao.

D. Hình thành các tổ hợp tài chính do các thế lực phong kiến kiểm soát.

Câu 26: Nét nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Trở thành chủ nợ của các nước tư bản châu Âu

B. Là nước bại trận và bị thiệt hại nặng nề về kinh tế

C. Cùng với Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp của thế giới

D. Là nước thứ hai [sau Mĩ] thu nhiều nguồn lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để phát triển kinh tế

Câu 27: Yếu tố nào tác động làm sụt giảm trầm trọng nền kinh tế Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỉ XX?

A. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Nhật Bản

B. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc đại suy hái của chủ nghĩa tư bản

C. Chính sách quản lí lỏng lẻo của Nhà nước

D. Sự đầu tư không hiệu quả của Nhà nước vào các ngành kinh tế

Câu 28: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả xã hội mà khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản gây ra?

A. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém

B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người

C. Đời sống của các tầng lớp lao động khốn đốn

D. Mâu thuẫn xã hội vẫn được kiểm soát bằng những chính sách quân phiệt của Nhà nước

Câu 29: Đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Nhật Bản phải đối mặt với nhiều vấn đề, ngoại trừ

A. Khắc phục hậu quả của việc khủng hoảng kinh tế

B. Giải quyết khó khăn về nguồn nguyên liệu

C. Giải quyết tình trạng nhập cư

D. Giải quyết khó khăn về tình trạng tiêu thụ hàng hóa

Câu 30: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết cuộc khủng hoảng đầu thập niên 30 của thế kỉ XX

A. Thực hiện chính sách cải cách quy mô lớn trên toàn nước Nhật

B. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân

C. Thực hiện chính sách quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài

D. Tham khảo và vận dụng chính sách mới của Mĩ

Câu 31: Cuộc khủng hoảng kinh tế thể giới 1929 - 1933 ở Nhật Bản diễn ra trầm trọng nhất vào năm:

A. 1929.

B. 1931.

C. 1932.

D. 1933.

Câu 32: Hiệu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tác động như thế nào đến người lao động ở Nhật?

A. Thu nhập quốc dân giảm một nửa.

B. Nông dân bị phá sản, 1/3 bị mất ruộng, 3 triệu công nhân thất nghiệp.

C. Nhà nước không tiếp tục trợ cấp thất nghiệp.

D. Hàng hóa khan hiếm, không đáp ứng nhu cầu xã hội.

Câu 33: Khó khăn lớn nhất của Nhật trong thời kì khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

A. Thiếu nhân công để sản xuất.

B. Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

C. Bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh.

D. Thiếu vốn đầu tư sản xuất.

Câu 34: Nhật Bản đã thực hiện giải pháp nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

A. Thực hiện "Chính sách kinh tế mới".

B. Thực hiện "Chính sách mới".

C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

D. Dân chủ hóa lao động

Câu 35: Đối tượng xâm lược chủ yếu của Nhật Bản trong những năm 30 thế kỉ XX là

A. Trung Quốc

B. Việt Nam

C. Đông Nam Á

D. Triều Tiên

Câu 36: Khủng hoảng kinh tế [1929-1933] diễn ra nghiêm trọng nhất trong ngành kinh tế nào của Nhật Bản?

A. Công nghiệp

B. Nông nghiệp

C. Thương nghiệp

D. Tài chính- ngân hàng

Câu 37: Cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản đạt đến đỉnh điểm vào năm nào?

A. 1930.

B. 1931.

C. 1932.

D. 1933.

Câu 38: Lực lượng chính trị nào giữ vai trò lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX?

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Câu 39: Lãnh đạo cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản từ những năm 30 của thế kỉ XX là

A. Đảng Dân chủ Tự do

B. Đảng Xã hội

C. Đảng Dân chủ

D. Đảng Cộng sản

Câu 40: Năm 1933, Nhật bản dựng lên chính phủ bù nhìn ở Trung Quốc với tên gọi là

A. Chính phủ hộ pháp

B. Trung Hoa Dân quốc

C. Mãn Châu Quốc

D. Chính phủ quốc dân

Câu 41: Năm 1933, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì quan trọng?

A. Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn - “Mãn Châu quốc”.

B. Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

C. Nhật Bản bắt đầu quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.

D. Nhật Bản đánh chiếm Mãn Châu

Đáp án bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D B C D C C D D B B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C D D B C B B B C B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B C D B B D B B D C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C C B C A B B D D C
Câu 41
Đáp án A

Hệ thống kiến thức Lịch sử 11 bài 14

I. Khurng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và qúa trình phân biệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật

1. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Nhật Bản

-Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp do sự lệthuộcvào thị trường bên ngoài.

-Biểu hiện: So với năm 1929, kinh tế Nhật Bản năm 1931 có sự giảm sút:

+Sản lượng công nghiệp giảm 32,5%

+Nông nghiệp giảm 1,7 %

+Ngoại thương giảm 80%

+Đồng yên sụt giá nghiêm trọng

- Xã hội:

+ Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém, công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.

+ Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.

2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước

Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủNhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

-Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa:

+Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệtvà chiến tranh xâm lược khác với Đức diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

+Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.

-Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa:

+Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

+ Năm 1933, Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn, đưa Phổ Nghi – vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc lên đứng đấu gọi là “Mãn Châu quốc”.

=> Đông Bắc Trung Quốc trở thành bàn đạp cho những cuộc phiêu lưu quân sự mới của quân đội Nhật Bản.Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản

-Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi. Chỉ trong năm 1939, đã diễn ra trên 40 cuộc đấu tranh chống chiến tranh của binh sĩ trong quân đội Nhật Bản.

- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản

-Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân để tập hợp đông đảo các tầng lớp xã hội.

-Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.

-Ý nghĩa: làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề