Giấy hẹn tái khám có giá trị bao nhiêu ngày

Mục lục bài viết

  • 1. Người khám lại theo giấy hẹn của bác sĩ có được hưởng bảo hiểm y tế không?
  • Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế
  • Khám lại theogiấy hẹn của bác sĩ
  • 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
  • 3. Những đối tượng nào được cấp thẻ BHXH miễn phí

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật bảo hiểm xã hộicủa Công ty luật Minh Khuê.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Người khám lại theo giấy hẹn của bác sĩ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế

Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại điều 21 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014. Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Như vậy, bạn đi khám thai định kỳ vẫn được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Mức hưởng bảo hiểm y tế tối đa khi bạn đi khám thai tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu mà bạn đã đăng ký trên thẻ bảo hiểm y tế hoặc tại cơ sở y tế tuyến khác mà bạn có giấy chuyển tuyến theo quy định của pháp luật.

Khám lại theogiấy hẹn của bác sĩ

Theo quy định tại điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC, người tham gia bảo hiểm y tế theo giấy hẹn của bác sĩ tuyến trên không thông qua cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu phải chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

- Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, nếu thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một loại giấy tờ chứng minh nhân thân của người đó, như: Chứng minh nhân dân,hộ chiếu, thẻ học sinh, thẻ sinh viên,…

- Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tếkhi đếnkhám bệnh, chữa bệnhphải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do tổ chức Bảo hiểm xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

- Giấy hẹn khám lại. Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn.

Như vậy, nếu bạn khám lại đúng thời gian ghi trên giấy hẹn của bác sĩ thì bạn không phải xin giấy chuyển tuyến một lần nữa, bạn chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ nêu trên theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bạn vẫn sẽ được hưởng tối đa mức hưởng thẻ bảo hiểm y tế của bạn trong lần khám lại này.

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014, cụ thể gồm những đối tượng sau:

"1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a] Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức [sau đây gọi chung là người lao động];

b] Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a] Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

b] Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

c] Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

d] Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

a] Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

b] Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

c] Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

d] Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

đ] Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

e] Trẻ em dưới 6 tuổi;

g] Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

h] Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

i] Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

k] Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

l] Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

m] Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

n] Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

a] Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

b] Học sinh, sinh viên.

5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”

3. Những đối tượng nào được cấp thẻ BHXH miễn phí

Theo điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐCP quy định về những đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng BHYT bao gồm:

"1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

2. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

4. Cựu chiến binh, gồm:

a] Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước theo quy định tạikhoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CPngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh [sau đây gọi tắt là Nghị định số 150/2006/NĐ-CP], được sửa đổi, bổ sung tạikhoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CPngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh [sau đây gọi tắt là Nghị định số 157/2016/NĐ-CP].

b] Cựu chiến binh tham gia kháng chiến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quy định tạikhoản 5 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CPngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh cựu chiến binh và tạikhoản 1 Điều 1 Nghị định số 157/2016/NĐ-CPngày 24 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số150/2006/NĐ-CPcủa Chính phủ, gồm:

- Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số62/2011/QĐ-TTgngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc [sau đây gọi tắt là Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg];

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 chuyên ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp [không được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg];

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu hoặc chuyển ngành về làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số62/2011/QĐ-TTg.

5. Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc, gồm:

a] Người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã được hưởng trợ cấp theo một trong các văn bản sau:

- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Quyết định số188/2007/QĐ-TTgngày 06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Quyết định số142/2008/QĐ-TTgngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

b] Người đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số62/2011/QĐ-TTgnhưng không phải là cựu chiến binh tại khoản 4 Điều này;

c] Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số53/2010/QĐ-TTgngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

d] Thanh niên xung phong đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số170/2008/QĐ-TTgngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Quyết định số40/2011/QĐ-TTgngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến và Nghị định số112/2017/NĐ-CPngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975;

đ] Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã được hưởng trợ cấp theo Quyết định số49/2015/QĐ-TTgngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

6. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

7. Trẻ em dưới 6 tuổi.

8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.

9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùngcóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:

a] Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số59/2015/QĐ-TTgngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thếchuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;

b] Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khókhăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c] Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

d] Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

10. Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.

11. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

12. Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại khoản 11 Điều này, gồm:

a] Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của các đối tượng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

b] Con đẻ từ đủ 6 tuổi trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chấtđộc hóa học không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng.

13. Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an, gồm:

a] Cha đẻ, mẹ đẻ; cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng;

b] Vợ hoặc chồng;

c] Con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi; con đẻ, con nuôi hợp pháp từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học phổ thông.

14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.

15. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

16. Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình, gồm:

a] Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

b] Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c] Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

17. Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệLuật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề