Giáo viên không được xúc phạm học sinh

Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên [Bộ GD&ĐT] cho biết, kỷ luật học sinh cần hướng tới giáo dục, giúp đỡ để học sinh chủ động, tự tin điều chỉnh hành vi, sửa chữa khuyết điểm.

Việc kỷ luật phải đáp ứng các yêu cầu tôn trọng, bao dung, nhất quán, không định kiến, bảo đảm quyền được tham gia của học sinh đối với vấn đề liên quan.

Theo Thông tư 32, có hiệu lực từ ngày 1/11 của Bộ GD&ĐT, hình thức kỷ luật nữ sinh N.T.N.Y. [Trường THPT Vĩnh Xương, An Giang] dưới cờ khi em vi phạm quy định không được cho phép.

Ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên [Bộ GD&ĐT] cho biết, kỷ luật học sinh cần hướng tới giáo dục, giúp đỡ để học sinh chủ động, tự tin điều chỉnh hành vi, sửa chữa khuyết điểm.

Cụ thể, Thông tư 32/TT/2020/BGDĐT, các hình thức kỷ luật đối với học sinh gồm nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ các em khắc phục khuyết điểm.

Nếu thông tư cũ đưa ra quy định đuổi học học sinh vi phạm thì ở Thông tư 32 quy định, tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD&ĐT. Điều này đồng nghĩa với việc, Bộ GD&ĐT mong muốn không bỏ rơi các em học sinh trong thời gian kỉ luật.

Đánh giá về hình thức kỉ luật học sinh vi phạm, ông Bùi Văn Linh cho rằng, giáo viên và nhà trường không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh.

Các hình thức kỷ luật cần đảm bảo tính giáo dục, phù hợp đặc điểm tâm lý, giới tính, thể chất của từng học sinh, đồng thời giúp các em nhận ra khuyết điểm, thay đổi nhận thức, tự giác rèn luyện để tiến bộ.

"Nhà trường nào thực hiện sai hoặc không kịp thời... sẽ chịu trách nhiệm với Bộ GD&ĐT, địa phương và trước xã hội", ông Bùi Văn Linh nói.

Bức thư của nữ sinh Y. để lại trước khi tự tử.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, để những quy định mới thực sự được áp dụng thực hiện đúng, các cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương phải có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Trở lại trường hợp của nữ sinh Y., em để lại thư tuyệt mệnh với nội dung dùng cái chết để phản ứng việc kỷ luật của trường.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, giáo dục không được đẩy các em đến bước đường cùng.

Việc bêu tên học sinh Y. trước trường như Trường THPT Vĩnh Xương ở An Giang vừa qua, là hình thức kỷ luật dựa trên nguyên tắc làm học sinh cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, giảm giá trị, qua đó, hy vọng các em sẽ thay đổi hành vi.

Hình thức này thuộc dạng kỷ luật truyền thống, hạ thấp, giảm giá trị của người học và dẫn đến nhiều nguy cơ.

Có rất nhiều cách thức không trừng phạt mà vẫn giúp trẻ vào kỷ luật tích cực như khen thưởng, chú ý vào điểm mạnh, hành vi tốt của đứa trẻ, nói một cách thông thường là làm gương, lấy cái đẹp để dẹp cái xấu.

Thông thường, ở tuổi vị thành niên các em bị tổn thương, vết hằn đó sẽ theo các em suốt cuộc đời và đây là điều rất nguy hại.

Mỹ Hà

Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác; là hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến uy tín, thanh danh, tổn thương tinh thần người khác; người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Trong môi trường giáo dục cũng xuất hiện không ít trường hợp giáo viên xúc phạm danh dự nhân phẩm người học; hay ngược lại người học xúc phạm danh dự , nhân phẩm giáo viên. Đây đều là các hành vi không thể chấp nhận được; đối với trường hợp xúc phạm giáo viên còn thể hiện được sự không tôn trọng người lớn. Vậy theo quy định hiện nay hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên xử lý ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên?

Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, học viên. Là người thực hiện công việc lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành; và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường; đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề; chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học viên.

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nói chung hay giáo viên nói riêng; là hành vi được thể hiện như sau: Chửi bới, đưa các thông tin sai sự thực qua lời nói, hình ảnh, video…; thông qua các phương tiện như mạng xã hội, phát tờ rơi có in hình có nội dung xúc phạm người khác; tuyên truyền xúc phạm nhân phẩm người khác; viết các bài viết có nội dung bôi nhọ…Các hành vi này tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên

Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 04/2021/NĐ-CP; thì hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà giáo; bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 26. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục; vi phạm quy định về chính sách đối với nhà giáo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chính sách đối với nhà giáo.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Như vậy, nếu xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên; mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; thì sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà giáo; còn phải bị buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của giáo viên nếu có tính chất hậu quả nghiêm trọng cấu thành tội phạm có thể bị phạt tù, căn cứ quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015  về tội làm nhục người khác như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a] Phạm tội 02 lần trở lên;

b] Đối với 02 người trở lên;

c] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d] Đối với người đang thi hành công vụ;

đ] Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e] Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g] Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a] Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

b] Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt tù không giam giữ đến 3 năm, phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề và làm các công việc từ 01 đến 05 năm.

Mức bồi thường khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Mức đòi bồi thường khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; được quy định tại Chương XX và điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 [BLDS], cụ thể:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy theo quy định pháp luật quy định; người nào xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ phải bồi thường. Thiệt hại do bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm được xác định như sau:

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a] Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b] Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c] Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên; sẽ phải có những bồi thường như trên; khi xúc phạm danh dự uy tín của người khác gây thiệt hại cho họ.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm giáo viên xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên sử dụng bằng giả bị xử lý kỷ luật ra sao?

Điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định:
Công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thì bị xử lý kỷ luật với hình thức Buộc thôi việc.

Sinh viên gian lận trong khi thi bị xử lý ra sao?

Theo Điều 20 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về xử lý vi phạm đối với sinh viên như sau:
Sinh viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm theo các quy định của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Mức lương người tập sự được quy định ra sao?

Theo Khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự, trong đó:
Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề