Lãi suất gửi vàng tại ngân hàng mới nhất năm 2022

Hỏi : Bạn tôi ở nước ngoài có khoe mới đi gửi tiết kiệm ngân hàng bằng vàng. Trước giờ tôi chỉ biết gửi tiết kiệm bằng tiền mặt nên thấy hơi tò mò. Không biết kiểu tiết kiệm nào có lợi hơn nhỉ?

Đáp : Tiết kiệm bằng vàng cũng phổ biến ở Việt Nam. Thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng bằng tiền mặt thì bây giờ, bạn đem vàng gửi, lãi suất sẽ tính trên giá vàng luôn. Chẳng hạn, gửi vàng bên Agribank thì khi đến kỳ hạn, được hoàn vốn gốc bằng vàng miếng theo chuẩn của bên ngân hàng, còn phần tiền lãi thì được tính theo giá mua vào và nhận tiền mặt là tiền đồng.

Hỏi : Vậy thì ngoài chuyện sử dụng vàng hay tiền mặt để gửi tiết kiệm thì hai hình thức này có gì giống và khác không?

Đáp : Gửi vàng thì nhận vàng về, còn gửi tiền thì nhận tiền về. Chỉ có phần tiền lãi thì bạn phải nhận bằng tiền đồng thôi. Hồi đó ông bà trữ vàng để phòng thân thì giờ trữ ở ngân hàng còn có thêm lãi để trang trải thêm cho cuộc sống.

Về ưu điểm thì gửi tiết kiệm bằng vàng giúp bạn không bị mất giá trị của vàng mà vẫn có lãi định kỳ. Nhược điểm là khi bạn gửi vàng ở đâu thì sau này nhận về là vàng miếng của bên ngân hàng mà bạn gửi tiết kiệm. Còn lãi suất thì thấp như nhau. Hy vọng những thông tin này giúp được cho bạn.

Hỏi : Cho tôi xin thêm thông tin về lãi suất tiết kiệm của hai hình thức gửi vàng và gửi tiền.

Đáp : Lãi suất tiết kiệm bằng vàng luôn thấp hơn so với tiết kiệm bằng tiền đồng, do giá vàng cũng tương tự giá ngoại tệ luôn biến động nên lãi suất phải thấp.

Ngoài ra, hình thức tiết kiệm vàng không còn áp dụng ở các ngân hàng nữa.

Gửi vàng thì lãi suất khá thấp nhưng bạn sẽ giữ được giá trị của vàng, còn gửi tiền thì lãi suất ổn hơn nhưng giờ vật giá leo tháng, giá trị đồng tiền nhiều khi không theo kịp mức lãi suất. Thành ra tiết kiệm chỉ là cách giữ tiền tạm thời thôi.

Hỏi : Nhưng tôi vẫn tò mò muốn biết cách tính tiền lãi của hai hình thức này.

Đáp : Công thức tính của cả hai hình thức đều giống nhau, chỉ có ở vàng thì trước khi tính toán, quy đổi ra tiền đồng theo giá mua vào nhé.

Tiền lãi nhận được = Số tiền gửi [hoặc số vàng đã quy đổi ra VND] * lãi suất/360 * số ngày thực gửi của kỳ hạn

Ví dụ cụ thể nhé, giả sử bạn có 1 cây vàng, tương đương 35 triệu đồng theo giá ngân hàng mua, lãi suất vàng là 0,5% và lãi tiền gửi 4%/năm chẳng hạn thì với số tiền tương đương như vậy thì tiền lãi nhận được khi gửi kỳ hạn 1 tháng như sau:

 – Gửi vàng: 35 triệu x 0,5%/360 * 30 = 14.583 VND

 – Gửi tiền VND: 35 triệu x 4%/360 * 30 = 116.667 VND

Như vậy, có thể hình dung lãi suất gửi VND gấp bao nhiêu lãi suất gửi vàng tại ngân hàng thì tiền lãi cũng theo tỷ lệ tương tự, chỉ khác nhau do tỷ giá quy đổi mua vàng của ngân hàng thôi.

Hỏi : Mà tính ra thì lãi suất bây giờ cũng không cao dù gửi tiết kiệm bằng hình thức nào. Vậy nếu trữ vàng thì so với gửi tiết kiệm tiền đồng, cái nào lợi hơn? Do giờ không còn tiết kiệm bằng vàng được rồi.

Đáp : Tự giữ vàng thì có cái khổ là lo mất. Giữ vàng về mặt tâm lý là mong có lợi trong tương lai. Nhưng một số người không tiết kiệm cũng không trữ mà đầu tư vàng. Thậm chí một số người đầu cơ, canh giá vàng giảm thì mua nhiều để khi giá lên thì bán ra lấy lời. Việc giảm giá vàng chỉ là tạm thời, thời gian tới, vàng sẽ lại lên.

Nếu chọn trữ vàng thì có một số lưu ý là nên cất nhiều chỗ cho chắc ăn, và cất thật kỹ vào.

Có thể gửi vàng vào ngân hàng nhờ giữ hộ cũng được. Vậy sẽ an tâm hơn bỏ vàng ở nhà mà nơm nớp lo sợ.

Timo Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh

Thủ tục mở sổ đơn giản, nhanh chóng

Chia nhỏ sổ tiết kiệm, rút vốn linh hoạt, bảo toàn lãi suất

Tất toán sổ online, tiền vốn và lãi chuyển ngay vào thẻ

Tiết kiệm càng dài. Lãi suất càng cao ngay trên ứng dụng Timo!

Tháng 7/2022, lãi suất ngân hàng cao nhất 7,3% được ghi nhận ở ngân hàng SCB với kỳ hạn gửi là 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Lãi suất ngân hàng thấp nhất là 5,39%/năm thuộc về ngân hàng MBBank.

Ghi nhận thông tin trên báo chí ngày đầu tiên của tháng 7/2022 cho thấy, lãi suất ngân hàng dao động từ 3% - 7,3%. Cụ thể, lãi suất Ngân hàng Agribank cao nhất là 5,6% tương ứng với kỳ hạn 13 – 24 tháng. Lãi suất Ngân hàng BIDV đang niêm yết từ 3,1% - 5,6%, trong đó, kỳ hạn gửi tiền có lãi suất cao nhất là từ 12 – 36 tháng, ở mức 5,6%. Tại Ngân hàng Vietcombank, lãi suất tiền gửi cao nhất là 5,5% với kỳ hạn 12 tháng; lãi suất thấp nhất là 3% đối với khách hàng gửi tiền kỳ hạn 1, 2 tháng.

Trong khi đó, lãi suất Ngân hàng VIB tháng 7/2022 cao nhất ở mức 6,3% thuộc kỳ hạn gửi tiền 24 – 36 tháng; lãi suất thấp nhất là 3,9%, ở kỳ hạn 1-2 tháng. Lãi suất Ngân hàng OCB Bank cao nhất là 6,7%, với kỳ hạn gửi tiền 36 tháng; lãi suất thấp nhất đang niêm yết ở mức 3,7% đối với kỳ hạn 1 tháng.

STT Tên ngân hàng Lãi suất tiền gửi cao nhất 
1 Ngân hàng SCB 7,3%
2 Ngân hàng Bắc Á 6,8%
3 Ngân hàng Bảo Việt 6,8%
4 Ngân hàng OCB 6,7%
5 Ngân hàng GPBank 6,65%
6 Ngân hàng TPBank 6,35%
7 Ngân hàng VIB 6,3%
8 Ngân hàng Techcombank 6,3%
9 Ngân hàng Sacombank 6,3%
10 Ngân hàng VPBank 6,3%
11 Ngân hàng Agribank 5,6%
12 Ngân hàng Vietinbank 5,6%
13 Ngân hàng BIDV 5,6%
14 Ngân hàng Vietcombank 5,5%

Các mức lãi suất ngân hàng mới nhất tháng 7/2022. Nguồn: báo Lao Động, VnExpress.

VnExpress đưa tin, ước tính 10 ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mức điều chỉnh cao nhất lên tới 0,9-1,2% một năm. Nhìn chung, lãi suất tiết kiệm 12 tháng toàn thị trường nhích nhẹ lên 6,16% tại quầy và tăng khá mạnh lên 6,34% trên kênh online. Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy. 

Một số nhà đầu tư cho rằng, nếu lãi suất cao hơn, người dân sẽ coi đây là nơi trú ẩn an toàn và hấp dẫn hơn kênh đầu tư bất động sản. 

Xem thêm thông tin Thị trường Bất động sản: 

Cho người nước ngoài thuê căn hộ cao cấp: Cửa sáng nào ở khu Tây Hà Nội?

OneHousing News: Giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh hơn TP.HCM

Cân nhắc gì khi chọn căn hộ 2 phòng ngủ dự án Masteri West Heights?  

Trong bối cảnh kênh tiết kiệm đang dần nóng trở lại, khách hàng đã cẩn trọng hơn rất nhiều khi không chỉ nhìn vào lãi suất mà còn xem xét toàn diện cả các yếu tố khác như uy tín của nhà băng, tính tiện lợi và mức độ an toàn, bảo mật của sản phẩm để “chọn mặt gửi vàng”.

TIẾT KIỆM BƯỚC VÀO CHU KỲ NÓNG TRỞ LẠI?

Theo số liệu về tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, tính đến cuối tháng 2/2022, tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tại hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục tăng, đạt hơn 5,46 triệu tỉ đồng, tăng hơn 56.400 tỉ đồng so với cuối tháng 1/2022 và tăng hơn 159.600 tỉ đồng so với cuối năm 2021.

Các chuyên gia đã phân tích, trong bối cảnh các kênh đầu tư như chứng khoán, bitcoin đang trên đà giảm mạnh từ đầu năm thì dòng tiền dường như đang quay trở lại với kênh tiết kiệm ngân hàng - kênh đầu tư an toàn, bền vững

Trong khi đó, lãi suất ngân hàng có xu hướng tăng và nhiều ngân hàng đang tung ra hàng loạt các chương trình ưu đãi đã thu hút đông đảo người tiêu dùng quay sang gửi tiết kiệm. Khảo sát một vòng thị trường cho thấy, trong 3 tháng trở lại đây, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đã tăng từ 0,3 - 0,7%.

Lãi suất gửi tiền online tại một số ngân hàng hiện đang cao hơn lãi suất gửi tại quầy từ 0,1 - 0,3%, riêng tại VPBank lãi suất gửi tiền online cao hơn so với quầy lên tới 0,5%. “Cuộc đua lãi suất” này dường như đang là tâm điểm thu hút sự chú ý của giới đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, người tiêu dùng hiện nay đã thông thái hơn nhiều, họ không chỉ nhìn vào lãi suất để đưa ra quyết định gửi tiền tại ngân hàng nào, mà đã đưa lên bàn cân cả các yếu tố khác như mức độ uy tín, xu hướng phát triển bền vững của nhà băng, tính tiện lợi và mức độ an toàn, bảo mật của sản phẩm.

CHỌN TIẾT KIỆM HAY CHỌN GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN?

Chị Hoàng Lan [Đông Anh - Hà Nội] vừa bán một mảnh đất và đang dự định dùng một phần để hùn vốn kinh doanh cùng bạn bè, phần còn lại chị còn muốn gửi tiết kiệm để không bị “bỏ tất cả trứng vào cùng một rổ”.

Sau khi tìm hiểu một vòng thị trường, chị Lan quyết định lựa chọn VPBank, bởi theo chị đánh giá, sản phẩm tiết kiệm tại ngân hàng này là “giải pháp tiền gửi toàn diện nhất thị trường hiện nay”. Theo phân tích của chị, gửi tiết kiệm tại VPBank không chỉ siêu nhanh, cực an toàn, bảo mật, mà từ đầu năm đến nay, ngân hàng này còn thường xuyên có các chương trình tri ân, khuyến mại quay thưởng siêu hấp dẫn gia tăng lợi ích cho khách hàng.

Không những vậy, lãi suất tiết kiệm tại VPBank rất cạnh tranh, lên đến 6,9%/ năm. Ngân hàng liên tục có các chương trình ưu đãi, khuyến mại, điển hình như chương trình nhân 1,2 lần lãi suất tháng đầu tiên với sản phẩm tiết kiệm Prime Savings.

Một giải pháp rất đặc biệt nữa mà VPBank mang đến cho khách hàng là trong trường hợp cần tiền gấp, khách hàng không cần rút sổ trước hạn, mà có thể dùng ngay sổ tiết kiệm này để thế chấp vay vốn từ VPBank với mức lãi suất chỉ cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm khoảng 1,33% và chỉ tính lãi trên số ngày và số tiền thực tế rút ra sử dụng.

"Tôi thỉnh thoảng cũng gửi tiết kiệm nhưng chưa nhiều. Đợt này có khoản tiền lớn từ bán đất nên tôi cũng muốn tìm nơi an toàn và tin tưởng để gửi dài hạn. VPBank là nơi khiến tôi an tâm nhất để chọn mặt gửi vàng", chị Lan chia sẻ.

Theo đại diện VPBank, với giải pháp tiền gửi toàn diện mà ngân hàng đang áp dụng, VPBank mong muốn mang tới cho khách hàng giải pháp tiền gửi an toàn, nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cao nhất.

Video liên quan

Chủ Đề