Giáo án trò chơi chữ cái h k

giáo án làm quen chữ cái h,k; giáo viên: hà thị thu

GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI TRƯỜNG

Chủ đề: Quê hương – đất nước

Hoạt động: Làm quen chữ cái

Đề tài:  Làm quen chữ h- k

Độ tuổi: 5-6 tuổi

Người dạy: Hà Thị Thu

Ngày dạy: 14/11/2017

  1. Mục đích yêu cầu:
  2. a) Kiến thức:

– Trẻ biết và phát âm đúng âm chữ cái h- k.

– Trẻ  biết được đặc điểm, cấu tạo chữ cái h- k.

– Trẻ nhận ra chữ cái h- k trong tiếng và từ trọn vẹn.

  1. b) Kỹ năng

– Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái h- k cho trẻ.

– Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt được sự giống và khác nhau rõ nét giữa các chữ cái h- k qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ.

– Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, kỹ năng tham gia các trò chơi.

c)Giáo dục:

– Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, biết thực hiện theo đúng yêu cầu của cô, biết phối hợp với nhau trong các trò chơi tập thể, biết tuân thủ luật chơi.

– Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, yêu thích những bài đồng dao, dân ca.

– Biết yêu thương, đoàn kết, hợp tác và chia sẻ với bạn trong học tập vui chơi.

  1. Chuẩn bị:

– Giáo án đầy đủ, máy tính, ti vi, que chỉ,….

-. Bài giảng điện tử làm quen chữ cái h – k.

– Các  chữ cái h, k

– Hoa và lá có gắn chữ cái h, k, o, n ,b

– Hình vẽ cò rập và các chữ cái h, k o, n, b

– Một số trò chơi dân gian, bài hát đồng dao, dân ca.

– Một mảng tường trang trí về ngày hội đồng dao chưa hoàn chỉnh

– Mỗi trẻ 2 chữ cái h và k

– Xúc sắc

  1. Tiến hành hoạt động:

 a)Hoạt động mở đầu:

– Cô nói: Chào mừng các bạn nhỏ đến với chương trình “Vui hội đồng dao”.

– Mở đầu cho ngày hội đồng dao hôm nay chúng ta cùng đến với một làn điệu dân ca rất mượt mà, và để thương mang đậm tình quê hương đó là điệu “Lý quạ kêu”

– Cô và trẻ cùng biểu diễn với phách.

– Chương trình vui hội đồng dao hôm nay hứa hẹn sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều bất ngờ và lý thú. Nào các con cùng đón xem điều bất ngờ đầu tiên chương trình đem đến cho chúng ta là gì nào?

– Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh trò chơi dân gian.

– Những trò chơi dân gian thật hấp dẫn phải không c/c? Nào chúng ta cùng chơi những trò chơi mà các con thích.

– Cho trẻ chơi dưới nhạc nền nhạc khúc hát đồng dao.

  1. b) Hoạt động nhận thức:

 *Giới thiệu bài:

– C/c ơi! Ngoài những trò chơi dân gian mà c/c vừa được chơi, thì chương trình “Vui hội đồng dao” hôm nay còn giới thiệu với các con một trò chơi dân gian nữa cũng thật là hấp dẫn các con cùng hướng lên màn hình nào.

– Trẻ quan sát đoạn clip về trò chơi bỏ khăn trên màn hình.

– Cô giới thiệu trò chơi “bỏ khăn”

– Cô cung cấp từ “bỏ khăn”. Cho trẻ phát âm theo lớp – nhóm- cá nhân.

– Trong từ “bỏ khăn” có mấy tiếng? có bao nhiêu chữ cái? có dấu thanh gì? Những chữ cái nào c/c đã được học rồi?

– Cho trẻ tìm chữ cái đã học.

– Còn lại hai chữ cái h – k cô giới thiệu cho trẻ: Và hôm nay chương trình “ Vui hội đồng dao” sẽ giúp c/c làm quen chữ cái h -k  c/c có thích không nào!

*Cung cấp kiến thức:

Làm quen chữ h:

– Cô cho trẻ quan sát trên màn hình hình ảnh chữ cái  h và giới thiệu cho trẻ biết đây là chữ h được phát âm là h.

– Các con hãy lắng nghe cô phát âm nhé (cô phát âm chữ 2- 3 lần)

– Cô cho trẻ phát âm theo lớp – nhóm – cá nhân.

– Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ h.( cô gọi 2- 3 trẻ).

– Cô khái quát lại: chữ h được cấu tạo bởi một nét xổ thẳng bên trái và một nét móc xuôi ở dưới bên phải.

– Cô giới thiệu chữ H in hoa, h in thường, h viết thường, h viết hoa. Cho trẻ phát âm.

 Làm quen chữ cái k :

– Cô cho xuất hiện chữ cái k trên màn hình cô giới thiệu và và chỉ lên màn hình: Đây là chữ cái k.

– Các con nghe cô phát âm (cô phát âm 2- 3 lần).

– Cô cho trẻ phát âm theo lớp – nhóm – cá nhân.(Cô quan sát sửa sai cho trẻ nếu có – động viên trẻ).

– Cô hỏi trẻ: Các con có nhận xét gì về cách phát âm chữ cái k.

– Cô cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ k.( cô gọi 2-3 trẻ nhận xét).

– Cô cho trẻ quan sát trên màn hình và khái quát đặc điểm của chữ cái k: chữ k được cấu tạo bởi 3 nét : Gồm một nét xổ thẳng kết hợp với một nét xiên trái và một nét xiên phải.

– Cô giới thiệu chữ  K in hoa,  k in thường , k viết thường, k viết hoa. Cho trẻ phát âm.

 So sánh chữ cái “h- k”:

– Cô hỏi trẻ: “Các con vừa được làm quen với mấy chữ cái ? Đó là chữ cái gì ?

– Cô cho trẻ phát âm chữ h – k.

– Các con thấy 2 chữ cái h – k có điểm gì giống nhau?

– Chữ cái h- k có điểm gì khác nhau?

– Cô khái quát lại:

+ Giống nhau: Chữ h và chữ k đều có một nét xổ thẳng.

+ Khác nhau: Chữ h kết hợp với 1 nét móc xuôi ở dưới bên phải còn chữ k kết hợp với 1 nét xiên trái và 1 nét xiên phải.

– Đến với chương trình vui hội đồng dao hôm nay ban tổ chức có tặng cho lớp chúng ta một món quà cô và trẻ cùng khui quà.( hộp quà có các chữ cái h,k)

– Cô phát cho mỗi trẻ h,k

Từ những chữ cái này các con sẽ được tham gia rất nhiều trò chơi của ban tổ chức.

 * Luyện tập:

  Trò chơi 1 : Tập tầm vông

– Chương trình “Vui hội đồng dao” hôm nay đã giới thiệu với c/c rất nhiều trò chơi hấp dẫn và bây giờ tiếp tục sẽ là trò chơi vô cùng sôi nổi nữa đó là trò chơi

Tập tầm vông.

– Trẻ luyện tập tìm các chữ cái h-k  qua trò chơi “ Tập tầm vông”

– Cô cho trẻ  đưa lên theo yêu cầu của cô.

– Cô cho trẻ đọc phát âm các chữ cái theo Lớp- nhóm – cá nhân.

Trò chơi 2: Đuổi hình bắt chữ.

Vừa rồi c/c đã tìm, phát âm chữ h-k và những chữ cái đã học qua trò chơi “ tập tầm vông” thật chính xác.

Trò chơi thứ hai mà ban tổ chức dành cho các con đó là trò chơi có tên gọi “Đuổi hình bắt chữ”.

– Cách chơi: Trên màn hình của cô sẽ xuất hiện hình ảnh của những trò chơi dân gian dưới mỗi hình ảnh đó đều có từ chứa những chữ cái mà các con đã học nhiệm vụ của các đội hãy quan sát cho thật kỹ những chữ cái trong từ. Sau đó cô sẽ cho mất đi một chữ cái bất kỳ, các đội hãy tìm chữ cái điền vào chấm 3 chấm cho đúng. Trong cùng một thời gian, đội nào có nhiều bạn tìm nhanh và đúng sẽ là đội thắng cuộc.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi. Nhận xét tuyên dương trẻ.

Trò chơi 3: Cò rập

Chương trình vui hội đồng dao hôm nay còn mang đến cho c/c  một trò chơi cũng không kém phần hấp dẫn đó là trò chơi “Cò rập”.

Trong trò chơi này ban tổ chức có một bức tranh về ngày hội đồng dao chưa hoàn chỉnh. Yêu cầu của ban tổ chức là các đội hãy thi nhau cò rập vào các ô có chữ cái h,k đến ô cuối cùng và lên chọn những bông hoa hay chiếc lá có chữ cái h,k để trang trí giúp cho bức tranh được hoàn chỉnh trong thời gian một bài nhạc.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét tuyên dương.

Củng cố: Đến với ngày hội đồng dao hôm nay c/c được làm quen chữ cái gì nào? ( h-k). Đúng rồi! khi về c/c nhớ tìm và phát âm các chữ cái h-k và những chữ cái đã học trên các sách, báo và môi trường chữ xung quanh lớp chúng mình nhé!

c)Kết thúc hoạt động:  

– C/c ơi! Những bài đồng dao, những trò chơi dân gian thật gần gũi và thân thiện với tuổi thơ của các con, nó như những người bạn luôn mang lại tiếng cười và niềm vui cho các con. Vì vậy, hằng ngày c/c nên cùng chơi với bạn để giữ gìn những cái hay, cái đẹp của các trò chơi dân gian và các bài đồng dao này nhé!

* Nào chúng ta cùng hát vang bài hát “Cùng chơi cùng hát đồng dao” để kết thúc buổi vui hội đồng dao hôm nay!

– Trẻ hát và vận động bài hát: Cùng chơi cùng hát đồng dao.

**************