Giải pháp đánh giá người học ở trường

Ngày đăng: Tháng tám 4, 2016 Chuyên mục: Cấp cơ sở Lĩnh vực Khoa học Nhân văn Nhiệm vụ đã nghiệm thu

Tên nhiệm vụ:

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá người học theo hướng tiếp cận năng lực ở trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang

Thông tin về tổ chức chủ trì nhiệm vụ, cơ quan chủ quản:

Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và các cá nhân tham gia chính:

Chủ nhiệm: TS. Trần Linh Quân

Cộng sự: ThS. Lê Thị Thanh Tĩnh

Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ:

Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá người học theo hướng tiếp cận năng lực, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu kinh tế - xã hội của nhiệm vụ:

lĩnh vực khoa học nhân văn

Phương pháp nghiên cứu:

1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản

2. Phương pháp điều tra bằng phiếu

3. phương pháp chuyên gia

4. Phương pháp xử lý số liệu

5. Phương pháp thực tiễn

Kết quả:

- Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang đã có quy chế, quy định trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.

– Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học ở nhà trường chủ yếu tập chung vào đánh giá kết thúc nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sinh viên

– Đánh giá trên lớp chủ yếu là giảng viên đánh giá sinh viên; Công cụ được sử dụng là bài kiểm tra, các hình thức đánh giá khác còn chưa đa dạng, phong phú.

– Giảng viên xác định mục tiêu bài học chưa theo hướng tiếp cận năng lực, do đó tiêu chí đánh giá chủ yếu theo hướng tiếp cận nội dung kiến thức, kỹ năng.

– Kiến thức khoa học về đo lường và kiểm tra đánh giá của giảng viên còn hạn chế. Nhiều giảng viên còn chưa nắm rõ các kỹ thuật đánh giá trên lớp học, kỹ thuật lập bảng rubric.

– Vận dụng thiết kế ma trận đề kiểm tra theo hướng tiếp cận năng lực

Quy mô ứng dụng:

Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang

Thời gian thực hiện:

Thời gian bắt đầu:12-03-2015
Thời gian kết thúc:13-11-2015

Kinh phí thực hiện:

Để tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, nhận xét, đánh giá học sinh theo hướng toàn diện, hiệu quả hơn, từng bước giảm dần áp lực cho giáo viên …, công tác kiểm tra, đánh giá học sinh ngày càng được các nhà trường quan tâm thực hiện tốt, xây dựng một môi trường giáo dục có sự đổi mới phù hợp hơn với học sinh hiện nay.

Thông qua nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, giáo viên Trường THCS Thanh Bình [Thanh Liêm] đã giúp học sinh phát huy tốt năng lực cá nhân trong quá trình học tập.

Ở cấp tiểu học, khi Thông tư 30/TT- BGD và hiện nay là Thông tư 22/TT-BGD sửa đổi một số điều của Thông tư 30/TT-BGD của Bộ GD&ĐT về nhận xét, đánh giá học sinh tiểu học được triển khai, việc đánh giá chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh đã có sự đổi mới với cách được nhận xét bằng lời, không chấm điểm, không bị so sánh giữa học sinh này với học sinh khác trong cùng một lớp học, được nhận xét và đánh giá thường xuyên về mức độ rèn luyện… học sinh sẽ có tâm lý thoải mái và không bị quá áp lực về điểm số như trước, gia tăng khả năng tự tin, có thái độ tích cực trong học tập, tu dưỡng cũng như tham gia các hoạt động tập thể.

Thầy giáo Lại Hải Quân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Hà [Thanh Liêm], cho biết: Không chỉ được nhận các nhận xét, đánh giá của giáo viên, bản thân các em học sinh cũng được làm quen dần với yêu cầu tự nhận xét và nhận xét, góp ý cho bạn giúp tăng cường khả năng quan sát, nhận thức được việc làm đúng-sai, tốt-xấu của chính mình và bạn học, tự điều chỉnh cách học, cách giao tiếp, cách thực hiện các yêu cầu của quá trình học tập, rèn luyện.

Trên thực tế, thông qua việc nhận xét học sinh một cách thường xuyên, giáo viên đã kịp thời đưa ra những động viên, khích lệ và kịp thời phát hiện, hỗ trợ học sinh khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm, hạn chế. Sự giao lưu nhiều chiều giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với học sinh trong suốt quá trình học tập, rèn luyện đã góp phần không nhỏ từng bước xây dựng môi trường dân chủ, bình đẳng, tích cực trong trường học.

Với cấp trung học, yêu cầu đổi mới về giáo dục đã buộc cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh phải có sự cụ thể, rõ ràng hơn. Quan điểm không chỉ của đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường mà bản thân các giáo viên cũng đều cho rằng, để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi về đổi mới giáo dục, việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải hướng đến tính thiết thực và phù hợp.

Cô Trịnh Thị Hải Yến, giáo viên Trường THCS Lương Khánh Thiện [thành phố Phủ Lý] chia sẻ: Sự đổi mới cần thiết của công tác kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu, nhận thức của học sinh về một đơn vị kiến thức nhất định nào đó được phân bố trong chương trình học mà còn phải kiểm tra được cả năng lực, khả năng vận dụng các kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề thực tế… 

Do xác định rõ yêu cầu, mục đích của công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, hiện nay các nhà trường phổ thông có sự chủ động trong việc áp dụng các phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh một cách phù hợp. Trong đó, việc xây dựng và tổ chức cho học sinh làm các bài kiểm tra theo từng cấp độ được coi là một trong những phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh một cách hiệu quả nhất. 

Từ kiểm tra đầu giờ [kiểm tra miệng], kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút cho tới cho học sinh làm các bài kiểm tra theo dạng đề, nhất là với các dạng đề kiểm tra theo hướng mở sẽ giúp giáo viên phát hiện được những cách làm bài sáng tạo, tư duy phản biện của học sinh; đồng thời chỉ ra những lỗi sai trong mỗi bài kiểm tra của học sinh, giúp phân loại, đánh giá đúng năng lực học sinh. Vì thế, việc ra đề kiểm tra, chấm bài đòi hỏi người giáo viên không được làm qua loa, chiếu lệ mà phải đi vào thực chất. 

Các đề kiểm tra đang được các nhà trường chủ trương hạn chế dần các câu hỏi mang tính học thuộc, khiến học sinh có tư tưởng học tủ, học vẹt, học đối phó. Hơn thế, thông qua kết quả việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng tạo cơ hội cho mỗi giáo viên tự nhìn nhận, đánh giá lại quá trình giảng dạy của bản thân và có sự điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực, phân hóa người học của một bộ phận giáo viên hiện còn hạn chế do còn lúng túng trong việc lựa chọn câu hỏi và xác lập các đề kiểm tra. Trong thực tế giảng dạy, một số giáo viên vì ngại đổi mới nên phương pháp kiểm tra, đánh giá thiếu tính sáng tạo, hình thức kiểm tra không phong phú, chưa phát huy được một số kỹ năng mềm của học sinh như: thuyết trình, xử lý tình huống, làm việc nhóm, tư duy độc lập và sáng tạo… 

Bên cạnh việc triển khai thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chương trình giáo dục, các nhà trường và mỗi giáo viên cần tự vận động, tích cực đổi mới, khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm tra, đánh giá học sinh để từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học.

Thanh Hà

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu giáo dục, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.

1. Đánh giá theo năng lực
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa [Leen pil, 2011].

Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường [gia đình, cộng đồng và xã hội]. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học như sau:

Tiêu chí so sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kỹ năng
1. Mục đích chủ yếu nhất
  • Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
  • Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.
  • Xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.
  • Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.
2. Ngữ cảnh đánh giá Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của HS. Gắn với nội dung học tập [những kiến thức, kỹ năng, thái độ] được học trong nhà trường.
3. Nội dung đánh giá
  • Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội [tập trung vào năng lực thực hiện].
  • Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.
  • Những kiến thức, kỹ năng, thái độ ở một môn học.
  • Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học.
4. Công cụ đánh giá Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực. Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực.
5. Thời điểm đánh giá Đánh giá mọi thời điểm của quá trình dạy học, chú trọng đến đánh giá trong khi học. Thường diễn ra ở những thời điểm nhất định trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy.
6. Kết quả đánh giá
  • Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ hoặc bài tập đã hoàn thành.
  • Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn.
  • Năng lực người học phụ thuộc vào số lượng câu hỏi, nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn thành.
  • Càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức, kỹ năng thì càng được coi là có năng lực cao hơn.

2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học cần phải:

Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng [theo định hướng tiếp cận năng lực] từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ [theo định hướng tiếp cận năng lực] của HS của cấp học. Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của GV được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau:

a] Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của HS với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng [năng lực] môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học.

b] Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. Yếu tố đổi mới ở mỗi công đoạn này là:

[i] Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau [quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...]; lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung [nhận biết, thông hiểu, vận dụng,...] căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau [đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà,...]; thiết kế các công cụ đánh giá đúng kỹ thuật [câu hỏi và bài tập phải đo lường được mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp,...]; tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dưỡng cho HS những kỹ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học. [ii] Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm – hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành. [iii] Xác nhận kết quả học tập: xác nhận HS đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS trên lớp học; ra các quyết định quan trọng với HS [lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…]; thông báo kết quả học tập của HS cho các bên có liên quan [HS, cha mẹ HS, hội đồng giáo dục nhà trường, quản lý cấp trên,…]. Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chất lượng chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục,...

Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.

Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết và bài tập thực hành. Kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Hiện nay ở Việt Nam có xu hướng chọn hình thức trắc nghiệm khách quan cho các kỳ thi tốt nghiệp hay thi tuyển đại học. Trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm riêng cho các kỳ thi này. Tuy nhiên trong đào tạo thì không được lạm dụng hình thức này. Vì nhược điểm cơ bản của trắc nghiệm khách quan là khó đánh giá được khả năng sáng tạo cũng như năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Theo Tủ sách thư viên khoa học

Video liên quan

Chủ Đề