Giai đoạn cuối của hiv là gì

  • 22:31 03/05/2022
  • Xếp hạng 4.92/5 với 20456 phiếu bầu

Một khi HIV tiến triển thành giai đoạn cuối, tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người đã tiến triển đến giai đoạn cuối thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp người bệnh mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn 1 năm.

Sau khi các tế bào lympho T-CD4 của một người nhiễm HIV giảm xuống dưới 200 tế bào trên 1μL khối máu thì họ được chẩn đoán HIV đã ở giai đoạn cuối cùng, hay còn gọi là AIDS.

AIDS là giai đoạn cuối của nhiễm HIV, virus suy giảm hệ miễn dịch ở người, tức là virus HIV này làm tổn thương hệ thống phòng thủ của cơ thể. Một khi HIV tiến triển thành AIDS, các triệu chứng HIV giai đoạn cuối bắt đầu phổ biến vfa tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người đã tiến triển đến AIDS thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn 1 năm.

Khi số lượng các tế bào T-CD4 giảm xuống dưới mức 200 tế bào trên 1μL máu, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra.


Các triệu chứng HIV giai đoạn cuối thường bao gồm:

  • Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể
  • Sốt, tiêu chảy và ho kéo dài trên 1 tháng;
  • Nhiễm nấm ở hầu họng; nổi ban đỏ, mụn rộp, hạch trên cơ thể và ngứa toàn thân;
  • Cơ thể mệt mỏi, không tập trung.

Nhiễm nấm ở hầu họng là một trong các triệu chứng HIV giai đoạn cuối

Khi nhiễm HIV giai đoạn cuối, các hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng nên đến hậu quả là người bệnh dễ bị các nhiễm trùng cơ hội, đây là các loại nhiễm trùng ở cơ thể người bình thường rất khó hoặc hầu như không bị nhiễm.

3.1. Nhiễm trùng phổ biến

Các nhiễm trùng phổ biến liên quan đến HIV giai đoạn cuối gồm:

  • Bệnh lao [TB]: Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng cơ hội phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở HIV giai đoạn cuối.
  • Virus Cytomegalovirus: Virus herpes được lây truyền qua các chất dịch cơ thể như nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ gây tổn thương cho mắt, đường tiêu hóa, phổi hoặc các cơ quan khác.
  • Bệnh nấm candida: Candida là một nhiễm trùng phổ biến liên quan đến HIV giai đoạn cuối. Nó gây viêm trên miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo.
  • Cryptosporidiosis: Người bệnh bị nhiễm loại bệnh này thông qua ăn uống thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Ký sinh trùng phát triển trong ruột và ống mật, dẫn đến tiêu chảy nặng ở những người HIV giai đoạn cuối.
  • Viêm màng não do cryptococcus: Viêm màng não do cryptococcus là một bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương phổ biến liên quan đến HIV, gây ra bởi một loại nấm được tìm thấy trong đất.
  • Nhiễm độc tố: Nhiễm trùng có khả năng gây tử vong này là do Toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng lây lan chủ yếu ở mèo. Động kinh sẽ xảy ra khi ký sinh trùng lan đến não.

Ký sinh trùng toxoplasma gondii

3.2 Các bệnh ung thư ở người nhiễm HIV giai đoạn cuối

  • Ung thư Kaposi: Là khối u được hình thành ở thành mạch máu, ung thư này hiếm gặp ở những người bình thường, nhưng phổ biến ở những người bị HIV. Ung thư Kaposi có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, bao gồm cả đường tiêu hóa và phổi.
  • Ung thư hạch: Ung thư này bắt đầu trong các tế bào bạch cầu. Dấu hiệu nhận biết là sưng hạch không đau ở cổ, nách hoặc háng.

3.3 Các loại bệnh khác

  • Sút cân không rõ nguyên nhân: Người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối có thể giảm ít nhất 10% trọng lượng cơ thể và đi kèm với tiêu chảy, suy nhược mãn tính, sốt liên tục.
  • Biến chứng thần kinh: Bệnh có thể gây ra các triệu chứng thần kinh như nhầm lẫn,hay quên, trầm cảm, lo lắng và khó đi lại. Một trong những biến chứng thần kinh phổ biến nhất là bệnh mất trí nhớ dẫn đến thay đổi hành vi.
  • Bệnh thận: Là tình trạng viêm ở các bộ lọc nhỏ trong thận. Việc điều trị là dùng thuốc kháng virus.

Khi xét nghiệm hay phát hiện ra triệu chứng HIV, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Phương pháp điều trị chính ở bệnh HIV là dùng thuốc kháng virus nhằm ngăn chặn virus HIV sinh sản. Điều này giúp bảo vệ các tế bào CD4, giữ cho hệ thống miễn dịch đủ mạnh để chống lại bệnh tật.

Việc điều trị bằng thuốc kháng virus cũng nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Một số cách khác có thể giúp làm chậm tiến triển bệnh HIV đến giai đoạn cuối bao gồm:

  • Cân bằng chế độ ăn uống hằng ngày.
  • Tập thể dục thường xuyên Và điều độ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, duy trì tinh thần ổn định.
  • Tránh thuốc lá và các chất kích thích.
  • Báo cáo bác sĩ ngay khi có các triệu chứng HIV bất thường.
  • Quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn giúp làm chậm tiến triển của HIV giai đoạn cuối

  • Điều trị dự phòng: Với những người không nhiễm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm [PrEP] và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [PEP] có thể làm giảm nguy cơ lây truyền.
  • Nói với người thân: Hãy trao đổi tình trạng bệnh với người thân để nhận được sự chăm sóc sức khỏe và tâm lý từ họ.
  • Tâm sự với những người có cùng hoàn cảnh: Hãy tham gia nhóm vào các hỗ trợ HIV, trực tiếp hoặc trực tuyến, vì đó là nơi có thể gặp gỡ những người khác cũng đang phải đối mặt với căn bệnh này. Từ đó có thể hỗ trợ và động viên nhau trong các hoạt động đời sống và các vấn đề bệnh tật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Vinmec dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Page 2

Bài viết được viết bởi PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa Nội Ung bướu, Trung tâm Ung bướu - Xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Các loài động vật dễ bị bệnh dại là: chó, mèo, lừa, ngựa, bò, cừu, lợn, chồn, cáo, dơi... Virus dại tồn tại trong nước bọt của động vật bị dại. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm lây sang người qua vết cắn, vết cào, vết liếm... nhưng không bao giờ lây qua được da lành. Vậy các triệu chứng bệnh dại ở người là gì? Phải làm gì khi bị động vật cắn?

Giãn não thất ở thai nhi là một dị tật thai nguy hiểm của thai nhi vì thế cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh nguy cơ dẫn đến não úng thủy, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi và của người mẹ.

Được viết bởi PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa Nội Ung bướu - Khoa Nội Ung bướu - Trung tâm Ung bướu Xạ trị, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Khi chấm dứt thai kỳ bằng bất kỳ phương pháp nào thì vẫn có thể xuất hiện hiện tượng “2 vạch” do nội tiết tố cơ thể mà các xét nghiệm thử thai vẫn cho kết quả dương tính. Vậy dấu hiệu mang thai sau khi phá thai là gì?

Phát ban HIV là dấu hiệu cảnh báo sớm của người bị nhiễm HIV. Thông thường, người bệnh bị phát ban HIV có dấu hiệu một đến vài tuần và không bị triệu chứng ngứa ở cơ thể.

Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân được coi là bước tiến quan trọng trong điều trị ung thư, nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Vậy những bệnh ung thư nào có thể sử dụng liệu pháp đặc biệt này?

Được viết bởi PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa Nội Ung bướu - Khoa Nội Ung bướu - Trung tâm Ung bướu Xạ trị, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao trong nhóm ung thư phụ khoa do các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên người bệnh thường không chủ động kiểm tra, phát hiện sớm.

Xạ trị là phương pháp thường được chỉ định để điều trị bệnh thư, dựa trên tác động phá hủy và tiêu diệt của những tia sóng năng lượng cao đến các tế bào ung thư. Những bệnh nhân xạ trị ung thư sẽ gặp phải những tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc, đau sau xạ trị...Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trị bệnh thì những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị ung thư là vô cùng cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề