Giải bài luyện tập nói với con

... Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng ... viên của quê hương, con cần phải biết kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống ấy.6. Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, ... những sông, suối, ghềnh, thác… đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn vàlối sống: “Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng”.5. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng...

Với bố cục này, bài thơ đi từ tình cảm gia đình và mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống

Trả lời

Ở bốn câu thơ đầu, bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quân quýt, hạnh phúc:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước cham tiếng cười

Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. Đó là tình yêu thương, chở che, nâng đỡ mà cha mẹ dành cho con. Con còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

Trả lời

"Người đồng mình" mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, có sự lao động cần cù, nhẫn nại.

Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình", dạy con dù cuộc sống có vất vả thì con hãy sống mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo và kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương, biết tự hào với truyền thống quê hương.

Trả lời

Có thể cảm nhận về tình cảm của người cha đối với con thật yêu thương trìu mến, thiết tha và tin tưởng.

Điều lớn lao nhất mà người cha truyền tới cho con chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương và sự vững tin để con bước vào đời.

Trả lời

Cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ.

Bài thơ được diễn đạt bằng một giọng điệu thiết tha, trìu mến.

Trả lời

Cha kính yêu!

Cảm ơn cha vì tất cả. Nhận được thư cha gửi con càng hiểu ra rằng cha thương yêu con nhường nào. Tình yêu thương mà cha dành cho con tựa như lá của cây trong rừng, trong lành như con suối trong thung. Con lớn lên, khôn lớn trưởng thành như thế này là nhờ bàn nay nuôi nấng chăm sóc, quan tâm của cha mà thành. Cha dạy dỗ con những điều mà con người ta nên làm. Con sẽ sông như  lời cha dặn, sẽ cố gắng cống hiến sức mình cho quê hương, cho đất nước mình ngày càng tươi đẹp. Cha luôn bên cạnh con trên suốt chặng đường mà con bước. Ngày thơ bé cha và mẹ bên con nhìn con những bước đi chập chững vào đời, rồi dần con trưởng thành cha bên cạnh dạy dỗ chỉ bảo con thành người. Dưới sự chỉ bảo của cha, con hiểu được rằng:” rừng cho hoa”,” con người cho những tấm lòng”. Con hiểu rằng bản thân mình phải sống như thế nào để cống hiến hết mình vì Tổ quốc, quê hương. Cho dù đường đời có chông gai thế nào, con phải " lên thác xuống gềnh" ra sao thì con vẫn sẽ luôn cố gắng làm mọi điều có thể, con sẽ không giục ngã trước thất bại. Cha, con nhất định sẽ làm được, con sẽ cố gắng hết để xây dựng quê hương, đất nước, báo ơn Tổ quốc.

- Đoạn 2: Người cha nói về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý.

Câu 1

Trả lời câu 1 [trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2]

Bố cục của bài thơ theo mạch cảm xúc đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống.

Câu 2

Trả lời câu 2 [trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2]

- Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ: bốn câu thơ đầu là những hình ảnh hết sức cụ thể của một không khí gia đình đầm ấm và quấn quýt.

- Con còn trưởng thành trong sự đùm bọc của quê hương: 5 câu tiếp theo.

Câu 3

Trả lời câu 3 [trang 73 SGK Ngữ văn 9, tập 2]

 - Đức tính cao đẹp của người đồng mình:

+ Những con người sống quanh năm vất vả mà mạnh mẽ và khoáng đạt biết bao nhiêu, những con người ấy luôn gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.

+ Tuy mộc mạc nhưng rất giàu chí khí, niềm tin, “người đồng mình” dù “thô sơ da thịt” nhưng nhất định không nhỏ bé về tâm hồn, về quyết tâm và mơ ước xây dựng quê hương.

=> Qua các đức tính ấy của “người đồng mình”, người cha dặn dò con hãy biết tự hào với truyền thống quê hương để tự tin vững bước trên đường đời.

Câu 4

Trả lời câu 4 [trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 2]

- Tình cảm của người cha: yêu thương, trìu mến, thiết tha và tin tưởng.

- Điều lớn lao nhất người cha muốn truyền cho con là lòng tự hào, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, tự tin bước vào đời.

Câu 5

Trả lời câu 5 [trang 74 SGK Ngữ văn 9, tập 2]

Cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ: từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, có sức gợi tả, có tính khái quát mà giàu chất thơ, độc đáo và đậm chất dân tộc.

Luyện tập

Luận điểm tham khảo:

- Lòng biết ơn của bản thân đối với gia đình và sự chở che của mảnh đất quê hương đã sinh thành, nuôi lớn em.

- Niềm tự hào sâu sắc với những truyền thống tốt đẹp của quê hương: chăm chỉ, cần cù, vượt lên mọi gian khổ, giàu sức sống.

- Suy nghĩ về bài học mà cha nói với con: phải luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống, khắc phục những khó khăn, không được nản lòng, nhụt chí.

Chủ Đề