Đường truyền ánh sáng là gì

Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

Người ta thấy nhận xét trên cũng đúng cho các môi trường trong suốt và đồng tính khác như thủy tinh, nước....từ đó phát biểu thành định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

 

@195344@@195344@

Tia sáng:

Ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng trong môi trường trong suốt, đồng tính bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng, hướng gọi là tia sáng.

Chùm sáng

Trong thực tế, ta không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng. Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.

Có ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

+ Chùm sáng phân kì: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

+ Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường tuyền của chúng.

@195492@

Chú ý:

-  Ánh sáng truyền trong không khí với vận tốc rất lớn, gần bằng 300000 km/s.

- Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.

Phiên bản này được đóng góp bởi Louis Thương Thanh và chỉnh sửa bởi Hoc24.

Hay nhất

đường truyền ánh sáng trong không khí làđường thẳng

09:48:2317/08/2020

Vậy ánh sáng được truyền đi như thế nào? biểu diễn đường truyền của ánh sáng ra sao? Định luật truyền thẳng ánh sáng được phát biểu như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Đường truyền của ánh sáng.

- Bố trí thí nghiệm như hình 2.1 sau:

* Câu C1 trang 6 sgk vật Lý 7: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong?

° Trả lời Câu C1 trang 6 sgk vật Lý 7:

- Ánh sáng truyền tới mắt đi theo ống thẳng [một đường thẳng].

* Câu C2 trang 6 sgk vật Lý 7: Hãy bố trí thí nghiệm để kiểm tra xem khi không dùng ống thì ánh sáng có truyền đi theo đường thẳng không? Đặt 3 tấm bìa đục lỗ [hình 2.2] sao cho mắt nhìn thấy dây tóc đèn pin đang sáng qua cả 3 lỗ A, B, C.

Kiểm tra xem 3 lỗ A, B, C trên tấm bìa và bóng đèn có nằm trên một đường thẳng hay không?

° Trả lời Câu C2 trang 6 sgk vật Lý 7:

- Đặt mắt sau 3 tấm bìa có đục lỗ để nhìn ánh sáng từ ngọn đèn. Nếu ba lỗ không thẳng hàng, mắt không nhìn thấy ánh sáng từ ngọn đèn truyền tới.

- Ta luồn một sợi dây [hay một cây thước thẳng] qua 3 lỗ A B C

  + Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng thẳng hàng

  + Nếu 3 lỗ A, B, C và bóng đèn không cùng nằm trên đường thẳng chứa sợi dây đó thì chúng không thẳng hàng

⇒ Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

* Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

II. Tia sáng và chùm sáng

* Biểu diễn đường truyền của ánh sáng

• Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.

• Có ba loại chùm sáng: 

  - Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

  - Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

  - Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

* Câu C3 trang 6 sgk vật Lý 7: Hãy quan sát và nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng ở hình 2.5 sau.

° Trả lời Câu C3 trang 7 sgk vật Lý 7:

a] Chùm sáng song song [hình 2.5a] gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

b] Chùm sáng hội tụ [hình 2.5b] gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

c] Chùm sáng phân kì [hình 2.5c] gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

III. Bài tập vận dụng nội dung kiến thức sự truyền ánh sáng

* Câu C4 trang 7 sgk vật Lý 7: Hãy giải đáp thắc mắc của Hải nêu ra ở phần mở bài: Bật đèn pin, ta thấy bóng đèn sáng nhưng không nhìn thấy đường đi của ánh sáng. Vậy làm thế nào để biết được ánh sáng từ đèn phát ra đi theo đường nào đến mắt ta?

° Trả lời Câu C4 trang 7 sgk vật Lý 7:

- Dùng một ống cong và một ống thẳng để quan sát bóng đèn pin đang sáng.Trong trường hợp ống thẳng mắt ta mới nhìn thấy đèn sáng, ống cong thì mắt không nhìn thấy đèn sáng. Vậy ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Lưu ý: Thực tế mắt ta không nhìn thấy tia sáng mà chỉ nhận thấy chùm sáng truyền tới mắt.

* Câu C5 trang 7 sgk vật Lý 7: Cho ba cái kim. Hãy cắm ba cái kim thẳng đứng trên mặt một tờ giấy để trên mặt bàn. Dùng mắt ngắm để điều chỉnh cho chúng đứng thẳng hàng [không được dùng thước thẳng]. Nói rõ ngắm như thế nào là được và giải thích vì sao lại làm như thế?

° Trả lời Câu C5 trang 7 sgk vật Lý 7:

 - B1: Cắm hai cái kim thẳng đứng trên một tờ giấy. Dùng mắt ngắm sao cho cái kim thứ nhất che khuất cái kim thứ hai.

- B2: Di chuyển cái kim thứ ba đến vị trí kim thứ nhất che khuất.

→ Như vậy ta được 3 kim thẳng hàng.

- Ta làm được điều này là do: Trong không khí [môi trường đồng tính] ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên nếu kim thứ nhất nằm trên đường thẳng nối kim thứ hai và kim thứ ba và mắt thì ánh sáng từ kim thứ hai và thứ ba không đến được mắt, hai kim này bị kim thứ nhất che khuất, do đó mắt sẽ không nhìn thấy kim thứ hai và ba.

Tóm lại, với bài học sự truyền ánh sáng, các em cần nhớ được định luật truyền thẳng ánh sáng, các loại chùm sáng [song song, hội tụ, phân kỳ],... chúc các em học tốt.

+ Ánh sáng truyền đi trong không khí với vật tốt rất lớn, gần bằng 300000km/s hay 3.108m/s. Vì vậy, mặc dù ta đứng rất xa một ngọn đèn điện, khi bật đèn, gần như nay lập tức ta nhìn thấy đèn sáng.

+ Trong môi trường trong suốt nhưng KHÔNG ĐỒNG TÍNH, ánh sáng KHÔNG TRUYỀN theo đường thẳng. Thí dụ, không khí trên sa mạc ở gần mặt đất thì nóng, lên cao thì lạnh, mật độ không khí không đều, ánh sáng có thể truyền theo đường cong. Do đó, có thể gây ra hiện tượng ảo ảnh như hình trên.

Hy vọng với nội dung bài viết Sự truyền ánh sáng, Định luật truyền thẳng ánh sáng giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần nhận xét để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em thành công!

Sự truyền ánh sáng là một trong những kiến thức vô cùng thú vị và được đưa vào giảng dạy trong chương trình vật lý lớp 7. Đây là kiến thức thuộc chương quang học, xuất hiện rất nhiều trong đề thi và là một trong những chương rất khó trong chương trình vật lý trung học cơ sở. Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin về sự chuyền ánh sáng này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé. Chúng tôi tin rằng những chia sẻ mà mình mang đến sẽ làm cho bạn thấy hài lòng.

Ví dụ về sự truyền ánh sáng

Đường truyền của ánh sáng

Nhận xét về sự truyền ánh sáng, có thể thấy rằng trong không khí, đường truyền của ánh sáng là đường thẳng. Thế nên trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng sẽ được truyền đi theo đường thẳng. Đây là định luật truyền thẳng ánh sáng rất hay được hỏi trong các kỳ thi.

>>> Tìm hiểu thêm định luật phản xạ ánh sáng

Hướng dẫn giải bài tập về sự truyền ánh sáng

Trong sự truyền ánh sáng vật lý 7, sẽ có rất nhiều bài tập mang tính ứng dụng cao để các em có thể làm và tham khảo. Dưới đây là một số bài tập mẫu, vừa để học sinh hiểu hơn về những định luật và tính chất này, cũng là cách để các em có thể áp dụng vào giải những bài tập khác.

Bài tập thí nghiệm về sự truyền ánh sáng 1

Đề bài: Có cách nào để có thể kiểm tra xem cạnh của một cái thước là thẳng hay không thẳng? Mô tả cách làm.

Cách giải: Để có thể kiểm tra xem cạnh của một cái thước có thẳng hay không, có thể làm theo cách như sau

  •       Đặt mắt vào một góc ở đầu thước. Đầu kia của thước sẽ hướng về phía nguồn sáng và nhìn dọc theo hướng của thước.
  •       Tiếp theo, điều chỉnh lại hướng của thước để sao cho điểm đầu cạnh thước. Nhớ ở phía mắt che khuất điểm đầu kia cạnh thước.
  •       Nếu như tất cả các điểm ở trên cạnh thước đều bị che khuất, điều này chứng tỏ rằng thước thẳng.
  •       Lý do đưa ra để giải thích cho cách làm này, đó là do tia sáng phát ra từ nguồn và đi theo một đường thẳng đã bị đầu thước gắn nguồn chặn lại. Do đó, các điểm khác trên thước cũng nằm ở trên đường thẳng ấy và ở trên cạnh thước để đi đến mắt.

Các em hiểu gì về sự truyền ánh sáng

Bài tập thí nghiệm về sự truyền ánh sáng 2

Đề bài: Có 3 cây kim tất cả. Hãy cắm ba cây kim sao cho thẳng đứng ở trên mặt của tờ giấy đặt ở trên bài. Lúc này, hãy dùng mắt để ngắm nhìn và điều chỉnh sao cho chúng đứng thẳng hàng. Ghi nhớ là không được sử dụng thước thẳng hay vật thẳng để đo. Nói rõ cách ngắm sao cho hợp lý và giải thích lý do làm như vậy.

Cách giải: Có thể áp dụng những kiến thức về sự truyền ánh sáng để giải bài tập này

  •       Đầu tiên, hãy cắm hai cái kim thẳng đứng ở trên một tờ giấy. Và sau đó ngắm sao để cho cái kim thứ nhất che khuất được cái kim thứ hai. Vì hai cái kim là giống nhau nên cách ngắm cần phải chuẩn xác. Điều này để đảm bảo rằng chiếc kim thứ hai bị che khuất.
  •       Sau đó, ngắm sao để cắm chiếc kim thứ ba vào trùng khít vị trí kim thứ nhất bị che khuất. Như vậy là có thể đảm bảo rằng cả 3 cây kim đều thẳng hàng
  •       Ánh sáng sẽ luôn truyền theo đường thẳng [áp dụng theo sự truyền ánh sáng]. Thế nên nếu như kim thứ nhất nằm ở trên đường thẳng được nối từ kim thứ hai và kim thứ ba. Như vậy là xong. Bởi vì khi đó kim thứ nhất sẽ che khuất hai cây kim kia và mắt sẽ không nhìn thấy kim.

Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào việc gì?

Sự truyền thẳng của ánh sáng có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Bởi thế, người ta thường nhắc đến sự truyền ánh sáng như một khái niệm không thể thiếu được trong vật lý. Mọi người có thể áp dụng sự truyền thẳng của ánh sáng để chế tạo nên những chiếc thước ngắm. Và xác định được các điểm nằm trên một đường thẳng ở trong không gian.

Ngoài ra, khi các em học sinh cần đứng thẳng hàng. Bạn tổ trưởng hoặc lớp trưởng ở đầu hàng để kiểm tra bằng rất đơn giản. Chỉ cần bạn đứng đằng sau không nhìn thấy những bạn ở trên mình [trừ bạn ở ngay sát trên] là được.

Không chỉ có vậy, chúng ta có thể vận dụng những đặc điểm vốn của của sự truyền ánh sáng. Đây là cách để giải thích được những hiện tượng thú vị khác có bên trong tự nhiên. Đây là một trong những điểm rất hay của ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng.

Thông tin chi tiết về ánh sáng

Khi đã hiểu được về những định luật và sự truyền ánh sáng. Việc tìm hiểu thêm về ánh sáng sẽ là sự lựa chọn cần thiết cho bạn.

Định nghĩa về sự truyền ánh sáng

Ánh sáng là gì?

Ánh sáng là chữ phổ thông, được sử dụng để chỉ những bức xạ điện từ. Những thứ mà có bước sóng chỉ nằm trong vùng quang phổ được nhìn thấy bằng mắt thường. Vùng quang phổ này nằm trong khoảng từ 380nm đến 760nm.

Ánh sáng là thứ có thể mô tả được những đợt sóng hạt chuyển động và gọi đó là photon. Tốc độ của ánh sáng rất lớn, ánh sáng chuyển động rất nhanh. Đây chính là thứ giải thích cho hiện tượng ta thấy ánh sáng của chớp xong một lúc sau, ta mới nghe thấy tiếng sấm.

Công dụng của ánh sáng để làm gì?

Ánh sáng được lấy từ nguồn sáng của mặt trời. Ánh sáng của mặt trời sẽ cung cấp năng lượng tới cho thực vật xanh, và chúng được sử dụng để tạo ra đường. Đối với sự truyền ánh sáng này, người ta gọi là quang hợp. Từ xa xưa, đã có một nguồn ánh sáng vô cùng quan trọng khác với con người là lửa. Theo dòng phát triển, ánh sáng đã được thay thế bằng hệ thống ánh sáng điện.

Ánh sáng theo thuật ngữ vật lý

Đối với vật lý, ánh sáng được sử dụng để chỉ những bức xạ điện tử ở bất kỳ bước sóng nào. Cho dù mắt thường không nhìn thấy hay là không nhìn thấy. Có nhiều tia sáng được nhắc đến, đó là tia X, tia gamma, song vi ba và sóng vô tuyến. Xét theo các loại bức xạ EM này, áng sáng có thể lan truyền được dưới dạng sóng.

Thế nhưng, năng lượng được truyền bởi sóng lại được hấp thụ tại các vị trí đơn lẻ theo những hạt được hấp thụ. Ngoài ra, năng lượng hấp thụ của sóng EM được gọi là photon và là đại diện chính cho lượng tử ánh sáng.

Tốc độ ánh sáng là bao nhiêu?

Tốc độ ánh sáng có ảnh hưởng đến sự truyền ánh sáng. Tuy nhiên do vật lý 7 là chương trình học còn đơn giản và phù hợp với lứa trung học cơ sở. Do đó tốc độ ánh sáng thường chưa được bàn tới. Nếu trong môi trường chân không, tốc độ của ánh sáng được xác định chính xác là 299792458 m/s. Giá trị cố định của tốc độ ánh sáng sẽ được tính bằng đơn vị SI và là kết quả của thực tế. Lựa chọn đơn vị m/s có thể tiếp cận đến độ hiểu biết của nhiều người hơn.

Từ thời xa xưa, đã có nhiều kết quả được đưa ra bởi nhiều nhà vật lý, nhà thiên văn học khác nhau. Họ luôn cố gắng khám phá các bí mật của thiên nhiên nhiều nhất có thể. Với mong muốn có thể hiểu thêm về vũ trụ. Tuy nhiên, những kết quả đưa ra đều có sai lệch nhất định và không hoàn toàn chính xác bằng kết quả mà chúng tôi đưa đến bên trên.

Có sự truyền ánh sáng qua gương không

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi mang đến cho bạn về sự truyền ánh sáng. Đây là thông tin vô cùng thú vị và ấn tượng. Nếu bạn quan tâm, đừng quên chia sẻ cho nhiều người đọc hơn để họ có thể biết đến những thông tin này ngay nhé. Tham khảo ngay bài viết về sự bay hơi và sự ngưng tụ của chúng tôi để hiểu hơn về hiện tượng này.

>>> Khám phá thêm những chủ đề khác nhau

Video liên quan

Chủ Đề