Dung dịch muối iốt hàng ngày được dùng để phòng bệnh bướu cổ muối iốt ở đây là

Ăn nhiều cá biển, tôm, ghẹ, ốc; nêm gia vị bổ sung iốt… giúp giảm nguy cơ mắc bướu cổ ở người lớn lẫn trẻ em.

Iốt là nguyên tố cần thiết cho quá trình tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp trạng, giúp phát triển não bộ và tăng trưởng thể chất ở trẻ em. Ngoài ra, còn tham gia vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Phụ nữ mang thai thiếu iốt dễ sinh non, dọa sảy; trẻ nhỏ chậm phát triển trí tuệ, hạn chế chiều cao và cân nặng, bướu cổ.

Trẻ 1-8 tuổi cần khoảng 90mcg, người trưởng thành nên ăn 150mcg iốt mỗi ngày. Những thực phẩm giàu dồi dào vi chất này nhất phải kể đến cá biển [một kg cá thu chứa 800mcg iốt], cua ghẹ [100mcg], ốc biển [900mcg], cần tây [160mcg], súp lơ [12mcg], cải thảo, khoai tây…


Iốt cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, cho con bú.

Ngay cả khi dị ứng với hải sản hoặc điều kiện kinh tế hạn hẹp, bạn vẫn có thể bổ sung đầy đủ cho cả gia đình bằng các loại gia vị [muối, hạt nêm] chứa iốt.

Giai đoạn 2005-2006, hơn 90% hộ gia đình được sử dụng muối iốt đầy đủ nhờ chiến dịch vận động toàn dân phát động năm 1994. Tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8-10 tuổi giảm từ 12,9% [năm 1998] xuống còn 3,6% [năm 2005].

Tuy nhiên, sau khi rút khỏi chương trình mục tiêu quốc gia về y tế năm 2005, con số này dần tăng trở lại. Mặc dù lượng iốt cần cung cấp hàng ngày không nhiều, song tỷ lệ dân số thiếu hụt vẫn ở mức cao. Năm 2013-2014, theo kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết, tỷ lệ bướu cổ ở trẻ 9-10 tuổi là 9,8%, cao hơn ngưỡng khuyến cáo 5% của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO].

Khảo sát sử dụng muối iốt ở TP HCM của Viện Dinh dưỡng năm 2015 cũng cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình dùng hạt nêm là 81,8%; nước mắm 98,7%; trong khi muối iốt còn 64,4%. Thói quen ăn uống giảm sử dụng muối iốt; tăng hạt nêm, nước mắm… là nguyên nhân khiến tỷ lệ bướu cổ gia tăng trong những năm gần đây.

Bệnh viện Bình Dân Đà Nẵng là bệnh viện tư đầu tiên của Việt Nam. Gần 20 năm qua Bệnh viện hoạt động có hiệu quả cao và có nhiều uy tín đối với nhân dân trong cả nước. Bệnh viện đa khoa có 100 giường nội trú, trang thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ, có 148 CBNV, trong đó có 45 bác sĩ có trình độ chuyên môn vững vàng và nhiều kinh nghiệm.

     I-ốt là một vi chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, cần cho sự tổng hợp hóc môn tuyến giáp, phát triển xương, phát triển của não bộ và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai. Thiếu hụt i-ốt xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ iốt sẽ làm tăng nguy cơ tai biến sản khoa, dễ gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non. Đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ. Người lớn và trẻ em thiếu iốt dễ bị bướu cổ, thường xuyên mệt mỏi, giảm tư duy sáng tạo, giảm khả năng học tập, năng suất lao động kém.

Hình ảnh: Bệnh nhân bướu cổ đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, đây là một trong những bệnh phổ biến nhất do thiếu hụt Iod

     Theo điều tra năm 1993, ở nước ta, 94% dân số nằm trong vùng thiếu hụt Iốt và đến năm 2005, nước ta đã hoàn thành mục tiêu thanh toán tình trạng thiếu hụt Iốt. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây, theo báo cáo của Mạng lưới I-ốt toàn cầu, Việt Nam đang nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu I-ốt nhiều nhất trên thế giới. Trong khi khuyến cáo toàn cầu về phổ cập sử dụng muối i-ốt toàn dân là 90% thì Việt Nam chỉ có 45% số hộ gia đình đang sử dụng muối I-ốt, thấp hơn nhiều so mức khuyến cáo. Bộ Y tế cũng cảnh báo một số khu vực, địa phương có nguy cơ tái diễn tình trạng thiếu hụt I-ốt. Tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, trong 10 tháng đầu năm, đã có hơn 40.000 lượt bệnh nhân đi khám bệnh lý tuyến giáp. Công tác phòng, chống thiếu hụt I-ốt cần thực hiện thường xuyên, lâu dài, cần sự vào cuộc của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương.

     Để phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, trong đó có phòng ngừa tình trạng thiếu hụt I-ốt, Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28/01/2016 của Chính phủ, tại Điều 5 cũng có quy định vi chất dinh dưỡng bắt buộc tăng cường vào thực phẩm bao gồm I-ốt, sắt, kẽm và vitamin A. Trong đó, để tăng cường I-ốt, trong bữa ăn hay chế biến thực phẩm hàng ngày sử dụng muối phải được tăng cường I-ốt.

     Mỗi ngày chúng ta cần khoảng 150mcg I-ốt [mcg [micrô gram] = 1/triệu gram]; trẻ em cần dùng ít hơn trong khi phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì cần nhiều hơn [khoảng 200mcg]. Số lượng này bằng khoảng 5-8g muối đã trộn sẵn. Số lượng 5-8g muối bằng với tổng lượng muối hàng ngày mà mỗi người ăn vào [mỗi người lớn chỉ nên dùng dưới 6g hàng ngày để tránh tim làm việc quá sức và bệnh tăng huyết áp], nếu chúng ta chỉ dùng muối I-ốt thì số lượng này là đủ.

     Giá thành thì muối I-ốt giá rẻ, gần bằng muối thường và vì hàng ngày ta chỉ dùng một lượng không nhiều, số tiền thêm lên quá nhỏ bé so với hiệu quả phòng bệnh của nó. Chúng ta có thể mua muối I-ốt từ tất cả các cửa hàng lương thực thực phẩm hay tạp hoá, rất thuận tiện. Ngoài ra cách bảo quản muối I-ốt cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của muối I-ốt rất nhiều, lọ muối I-ốt nên đậy nắp kín, tránh ẩm ướt và để xa hơi nóng của bếp lửa hoặc ánh sáng mặt trời. Muối I-ốt không nên rang lên vì sẽ làm mất I-ốt.

     Ngoài sử dụng muối I-ốt, chúng ta bổ sung thêm I-ốt từ nhiều nguồn thức ăn khác, đặc biệt là các thức ăn từ biển, có nồng độ I-ốt cao hơn hẳn các thực phẩm khác.

Thực phẩm

Tươi sống

Khô

Cá biển

832

3.715

Cua, sò

798

3.866

Thịt

50

/

Gạo

47

65

Cá nước ngọt

30

116

Rau

29

385

Bảng: Nồng độ I-ốt trung bình trong một số thực phẩm [mcg/kg] [nguồn: Internet]

     Phòng chống các rối loạn do thiếu hụt I-ốt thông qua việc sử dụng thường xuyên muối I-ốt và chế phẩm có I-ốt đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ toàn dân nhất là bà mẹ và trẻ em nhằm đạt được mục tiêu phát triển của sức khỏe Việt Nam.

Hình: Một số hình ảnh về lễ phát động “Toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt” do Bệnh viện Nội tiết Nghệ An phối hợp tổ chức tại tỉnh Nghệ An

     Hưởng ứng ngày toàn dân sử dụng muối iốt 2/11, ngành Y tế kêu gọi mọi gia đình, mọi người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em hãy tích cực sử dụng muối I-ốt trong bữa ăn hàng ngày để không bị mắc các bệnh rối loạn do thiếu I-ốt gây ra.

      I ốt là một vi chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể, là thành phần để tổng hợp nên các hocmon giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Hàng ngày, cơ thể con người cần khoảng 150 - 200 microgam I ốt. Nếu cơ thể tiếp nhận dưới 150 microgam I ốt thì gây ra các rối loạn do thiếu I ốt. Lượng I ốt được cung cấp thiếu hụt sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hậu quả từ thiếu hụt vi chất này không biểu hiện nhanh chóng ra bên ngoài mà diễn tiến bệnh âm thầm, dần dần bào mòn sự phát triển trí tuệ và sự tăng trưởng của con người.

      Theo các nghiên cứu, thiếu I ốt không chỉ gây ra bướu cổ đơn thuần mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của con người, từ bào thai, sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Thiếu I ốt có thể gây tác hại cho mọi lứa tuổi, lứa tuổi bị ảnh hưởng nhất là thời kỳ bào thai và trẻ nhỏ. Ở thời kỳ bào thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hocmon giáp trạng của người mẹ truyền sang cho con. Hocmon này quan trọng cho sự phát triển của não và hệ thần kinh. Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu thiếu I ốt, sự phát triển bào thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là bộ não. Thiếu I ốt trong thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi mẹ thiếu I ốt nặng, trẻ sinh ra có thể đần độn vì tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, lác mắt. Ở giai đoạn cơ thể trẻ phát triển, nếu thiếu I ốt sẽ gây bệnh bướu cổ, đần độn, chậm phát triển trí tuệ, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng. Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], thiếu I ốt, cho dù là thể nhẹ, cũng lấy mất của mỗi trẻ 13,5 điểm IQ, làm giảm năng lực học tập và trí tuệ của các em... 

      Ngoài ra, thiếu I ốt sẽ làm giảm hoạt động tuyến giáp gây những biểu hiện táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng Cholesterol... Người lớn nếu thiếu I ốt sẽ gây ra bướu cổ với các biến chứng như mệt mỏi, không linh hoạt và giảm khả năng lao động. Các rối loạn do thiếu hụt I ốt làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra những hạn chế về hoạt động trí tuệ, thể lực mà không lường trước được.

      Vì vậy để phòng chống bệnh tật do thiếu hụt I ốt thì toàn dân nên sử dụng muối I ốt trong chế biến bữa ăn hằng ngày và các thực phẩm giàu I ốt như: tôm, cua, cá, ghẹ, rong biển, tảo biển; các loại rau xanh đậm: rau dền, rau đay, mồng tơi; các loại trái cây tươi, thịt và sữa. Khi mua muối cần xem bao bì có ghi là muối I ốt; có hàm lượng muối I ốt cụ thể; bao bì nguyên vẹn, muối phải khô, sạch, không lẫn tạp chất bẩn; có nhãn mác nơi sản xuất, địa chỉ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng; có đăng ký chất lượng rõ ràng. Khi mua về cần bảo quản trong lọ có nắp đậy kín hoặc túi nilon buộc kín; để lọ đựng muối I ốt xa bếp, tránh ánh sáng, tránh nguồn nhiệt, dùng hết lọ rửa sạch, phơi khô rồi dùng tiếp đợt khác; khi nấu thức ăn, lúc nhấc ra khỏi bếp mới cho muối I ốt vào nêm nếm để tránh bốc hơi. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng chống thiếu I ốt.

Video liên quan

Chủ Đề