Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng có phải tính chất hóa học không

Haylamdo biên soạn và sưu tầm 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 6: Tính chất và sự chuyển thể của chất có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ được biên soạn bám sát sách Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 6.

Câu 1: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan muối vào nước.

B. Đun nóng sôi nước.

C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng

D. Gỗ cháy thành than.

Trả lời:

Đáp án D

Các đáp án A, B, C là các hiện tượng vật lí, chất không bị biến đổi.

Câu 2: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?

A. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.

B. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.

C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.

D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.

Trả lời:

Đáp án A.

Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy là tính chất hóa học.

B, C, D Sai.

Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?

A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.

B. Gỗ cháy thành than.

C. Dây xích xe đạp bị gỉ.

D. Hòa tan đường thành nước đường.

Trả lời:

Đáp án D

A, B, C quá trình thể hiện tính chất hóa học.

D thể hiện tính tan của đường.

Câu 4: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là:

A. Sự ngưng tự.

B. Sự bay hơi.

C. Sự nóng chảy.

D. Sự đông đặc.

Trả lời:

Đáp án C

Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự nóng chảy.

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng?

A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí [hơi] ở bề mặt chất lỏng.

B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

C. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.

Trả lời:

Đáp án C

Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Câu 6: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi

A. Khi sôi có sự bay hơi trên mặt thoáng chất lỏng

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi

C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi

D. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng

Trả lời:

Đáp án D

Mỗi chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi không giống nhau.

Câu 7: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ mà thành?

A. Tạo thành mây

B. Mưa rơi

C. Lốc xoáy

D. Gió thổi

Trả lời:

Đáp án A

Giải thích: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.

Câu 8: Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

A. Trời lạnh

B. Trời nhiều gió

C. Trời hanh khô

D. Trời nắng nóng

Trả lời:

Đáp án D

Thời tiết nắng nóng thuận lợi cho nghề làm muối. Bởi vì khi thời tiết nóng thì nhiệt độ cao sẽ khiến nước biển bốc hơi nhanh hơn, thu được muối.

Câu 9 : Quá trình chuyển thể nào xảy ra khi để nguội miếng nến [paraffin] sau khi đã đun nóng?

A. Nóng chảy

B. Đông đặc

C. Bay hơi

D. Ngưng tụ

Trả lời:

Đáp án B

Khi để nguội miếng nến [paraffin] sau khi đun nóng là quá trình đông đặc của nến.

Câu 10: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

A. Tăng dần

B. Không thay đổi

C. Giảm dần

D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm

Trả lời:

Đáp án B

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước không đổi [1000C]

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài 8.9 trang 21 sách bài tập KHTN 6: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan đường vào nước.

B. Cô cạn nước đường thành đường.

C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.

D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án C

Đun nóng đường đến lúc xuất hiện màu đen thể hiện tính chất hóa học, vì quá trình này có chất mới sinh ra [chất carbon].

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết dựa trên hình ảnh bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục]. Bản quyền lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Đề bài

Em hãy mô tả 2 quá trình chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em hay gặp trong đời sống

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Sự chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng là: sự nóng chảy

- Sự chuyển đổi từ thể lỏng sang thể rắn là: sự đông đặc

Lời giải chi tiết

- Sự chuyển thể của que kem: Khi bỏ hộp kem từ trong tủ lạnh ra, hộp kem chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng; khi cho lại vào trong tủ lạnh, hộp kem lại chuyển dần từ thể lỏng sang thể rắn.

- Sự chuyển thể của mỡ lợn: Khi đun nóng, mỡ lợn chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng; khi để nguội hoặc gặp lanh, mỡ lợn lại chuyển dần từ thể lỏng sang thể rắn

- Sự chuyển thể của nước: Nước ở nhiệt độ thường sẽ ở thể lỏng, khi cho vào ngắn đá của tủ lạnh, nước chuyển thành nước đá [ở thể rắn]. Khi đem nước đá ra bên ngoài môi trường thì nước lại về thể lỏng

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề