Doanh thu cung cấp dịch vụ là gì năm 2024

Doanh thu là tiêu chí đặc biệt quan trọng đối với các công ty vì cốt lõi của hoạt động kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Vậy cách tính doanh thu chuẩn xác là như thế nào? Ý nghĩa của các loại doanh thu là gì? Hãy cùng tìm hiểu với kế toán Bảo Tín nhé.

Doanh thu cung cấp dịch vụ là gì năm 2024

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán. Phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần phát triển vốn đầu tư.

Hoặc chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng doanh thu là toàn bộ số tiền mà công ty thu được nhờ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ hoặc từ các hoạt động kinh tế khác.

Doanh thu có thể được xem là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hầu hết tổ chức. Thông thường, doanh nghiệp phải tạo ra doanh thu để tiếp tục vận hành, giải quyết được các chi phí cố định và duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất. Trong bài viết này, PMS sẽ cùng bạn thảo luận về định nghĩa, cách phân loại doanh thu cũng như nguyên tắc cần tuân thủ khi ghi nhận nó, kèm theo công thức tính và một số lưu ý giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Doanh thu cung cấp dịch vụ là gì năm 2024
Khái niệm doanh thu là gì?

Mục lục

Theo điều 78 – Nguyên tắc các khoản doanh thu. Được quy định tại thông tư số 200/2014/TT-BTC như sau:

Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được nhằm làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

Như vậy, theo định nghĩa của PMS: Doanh thu là khoản thu nhập được từ các hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh… sau khi đã trừ các khoản chi phí phát sinh.

Theo góc độ kế toán thì cụm từ “doanh thu” là một khái niệm quan trọng. Nó thường xuất hiện ngay dòng trên cùng “Báo cáo hoạt động tài chính” và giúp phản ánh tình hình hoạt động của công ty.

Con số doanh thu càng cao thể hiện doanh nghiệp đang bán được nhiều sản phẩm, đầu tư tốt, cũng như các chiến lược và hoạt động đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, doanh thu thấp cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang gặp suy thoái, qua đó cần có sự cải tiến đổi mới trong các chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh.

2. Doanh thu có những loại nào?

Doanh thu cung cấp dịch vụ là gì năm 2024
Doanh thu gồm 4 loại phổ biến

2.1 Doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng là loại doanh thu chính của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như buôn bán hàng hóa, cung cấp các dịch vụ mà tự doanh nghiệp sản xuất ra. Đây là thông số có thể phản ánh sự hiệu quả của các chiến lược: hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiếp thị…

2.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính

Các hoạt động tài chính cũng là một loại doanh thu hiệu quả cho các doanh nghiệp biết tận dụng cơ hội của mình. Dẫu vậy, đây cũng là một hoạt động chứa các rủi ro tiềm ẩn vì nó cũng phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động của nền kinh tế thị trường. Thế nên, hãy cần nhắc kỹ càng khi quyết định đầu tư lớn vào lĩnh vực này nhé. Dưới đây là một số nguồn doanh thu cụ thể từ hoạt động tài chính mà bạn có thể tham khảo:

  • Lãi suất từ Khoản Vay
  • Lợi nhuận từ Giao dịch Ngoại hối và Chứng khoán
  • Thu nhập từ Dịch vụ Tài chính
  • Thu nhập từ Quản lý Quỹ Đầu tư
  • Thu nhập từ Giao dịch Bảo hiểm

2.3 Doanh thu nội bộ

Doanh thu nội bộ là sự phát sinh các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi của các đơn vị cùng trực thuộc cùng một công ty mẹ hay cùng một tập đoàn.

Ví dụ như: Các bộ phận trong doanh nghiệp có thể mua quyền sử dụng công nghệ, phần mềm, hoặc bản quyền thuộc sở hữu của đơn vị khác trong tập đoàn để sử dụng.

Quản lý hiệu quả các giao dịch nội bộ là điều quan trọng để đảm bảo sự minh bạch, công bằng và tối ưu chi phí cho tổ chức.

2.4 Doanh thu phát sinh bất thường

Có thể hiểu thế này, doanh thu bất thường được ghi nhận từ những tình huống phát sinh không có dự định từ trước và cũng không có kế hoạch dự kiến tái lặp trong tương lai. Một số các vấn đề phát sinh thường gặp như:

  • Thanh lý thiết bị sản xuất, nhà cửa, văn phòng…
  • Các khoản đền bù bảo hiểm
  • Khuyến mãi, giảm giá từ nhà cung cấp vật liệu

\>> Xem thêm: Bán hàng là gì? Vai trò của bán hàng trong doanh nghiệp

3. Cách tính doanh thu chính xác nhất?

Doanh thu cung cấp dịch vụ là gì năm 2024
2 công thức tính doanh thu hiệu quả

Công thức để tính doanh thu có thể được quy định khác nhau ở từng tổ chức. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và bán hàng, nó được tính bằng cách lấy giá trung bình của hàng hóa bán ra và nhân với tổng số sản phẩm đã bán. Đối với các công ty dịch vụ, công thức ghi nhận doanh thu được tính bằng giá trị của tất cả các hợp đồng dịch vụ, hoặc bằng số lượng khách hàng nhân với giá trung bình của dịch vụ.

Cụ thể:

Doanh thu (hoạt động bán sản phẩm) = Số lượng sản phẩm bán ra x Giá bán sản phẩm

hoặc

Doanh thu (ngành dịch vụ) = Số lượng khách hàng x Giá dịch vụ

4. Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi ghi nhận doanh thu

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng đã được nhà nước ban hành và thể hiện ở các tài liệu chính thống. Học viện PMS cũng đã tham khảo nó và tổng kết lại cho bạn như sau:

4.1 Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Tại Thông tư 113 thể hiện: Quy định việc ghi nhận doanh thu sẽ tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà có các nguyên tắc khác nhau.

Đối với doanh thu bán hàng, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận khi đã hoàn tất việc chuyển giao lợi ích và rủi ro liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho người mua. Điều này có nghĩa là cần xác định chính xác đã hoàn tất việc mua bán, sản phẩm hoàn toàn thuộc sở hữu của người mua mà không có phát sinh sự hoàn trả nào.

Với hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế từ việc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Doanh thu chỉ được ghi nhận khi công việc đã hoàn thành và khách hàng không yêu cầu hoàn trả dịch vụ.

Thông tư 113 cũng đề cập đến nhiều nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác, tùy thuộc vào từng hoạt động kinh tế và trường hợp cụ thể. Việc áp dụng nguyên tắc này phải tuân thủ đúng quy định của Pháp luật và Nhà nước.

4.2 Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Theo quy định tại Điều 78, Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh thu được ghi nhận khi có giao dịch xảy ra, hoặc khi chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận, không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

Khi cho thuê tài sản và nhận trước tiền cho nhiều kỳ, việc ghi nhận doanh thu sẽ được thực hiện bằng cách phân bổ số tiền nhận trước theo thời gian thuê theo quy định tại điểm 1.6.12 Điều 79.

Thông tư 200 cũng đề cập đến nhiều giao dịch trong hợp đồng kinh tế, bạn cũng nên tìm hiểu thêm để nắm bắt, phân bổ và ghi nhận các khoản doanh thu chính xác.

5. Ý nghĩa của doanh thu đối với doanh nghiệp

Doanh thu chính là tổng nguồn tiền thu vào của một tổ chức, điều này hết sức có ý nghĩa vì doanh thu ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của họ.

Những doanh nghiệp có nguồn doanh thu bán hàng dồi dào, họ sẽ có năng lực chi tiêu trong các hoạt động kinh doanh, tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động. Đây chắc chắn sẽ là bàn đạp thuận lợi giúp họ ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn. Ngoài ra, nguồn doanh thu tốt cũng giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào các khoản vay tài chính, làm giảm áp lực chi tiêu, giúp đội ngũ nhân sự có thể toàn tâm thực hiện công việc cách chỉnh chu nhất.

Thêm vào đó, khi có nguồn kinh phí ổn định, việc chi trả hay khen thưởng cho nhân viên sẽ không còn là gánh nặng cho các nhà quản lý nữa. Qua đó, người nhân viên cảm thấy hài lòng khi được công ty ghi nhận xứng đáng và đặt nhiều tâm huyết vào trong công việc.

6. Lưu ý một số khoản không phải là doanh thu

Thông thường nhiều người, nhất là các bạn mới vào nghề sẽ khó phân biệt và ghi nhận các khoản doanh thu so với một số hạng mục gần tương tự. Trong số đó thường gặp là các khoản thu hộ cho đơn vị thứ 3 như:

  • Tiền thu hộ hay chi phí phải hoàn lại cho bên cung cấp sản phẩm (bán hàng theo chính sách đại lý)
  • Các khoản chi phí bên ngoài sản phẩm mà đơn vị không được hưởng
  • Các khoản thuế mã được nhà nước quy định (VAT, thuế bảo vệ môi trường…)

Đây mới chỉ là một số hạng mục không phải doanh thu, ngoài ra còn một số khoản gây ra tình trạng giảm trừ doanh thu mà bạn cũng cần phải lưu ý đó là: Giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại.

7. Phân biệt doanh thu – thu nhập – dòng tiền

Bảng phân biệt 2 yếu tố này như sau:

Yếu TốĐịnh Nghĩa Phạm Vi Áp DụngCách TínhÝ NghĩaDoanh ThuTổng số tiền kiếm được từ việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.Hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm giá bán, giảm giá, hoàn trả và các chi phí liên quan.Ghi nhận doanh thu = Số lượng x Giá bán.Đo lường hiệu suất kinh doanh, tạo ra nguồn thu nhập cơ bản cho doanh nghiệp.Thu NhậpTổng số tiền nhận được từ nhiều nguồn, bao gồm doanh thu, lãi suất, cổ tức và các nguồn thu nhập khác.Bao gồm cả doanh thu và các nguồn thu nhập khác như lãi suất, cổ tức, và đầu tư.Thu nhập = Doanh thu + Thu nhập từ các nguồn khác.Cung cấp cái nhìn tổng quan về nguồn thu nhập và sức khỏe tài chính.Dòng TiềnLượng tiền mà doanh nghiệp nhận hoặc chi tiêu từ mọi nguồn, bao gồm cả hoạt động đầu tư, kinh doanh, đầu tư và tài chính.Tất cả các nguồn tài chính, bao gồm cả tiền thu được và chi tiêu.Dòng tiền = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh + Dòng tiền từ hoạt động đầu tư + Dòng tiền từ hoạt động tài chính.Đánh giá khả năng thanh toán, tạo ra cái nhìn về nguồn gốc và sử dụng tiền.

Tổ chức muốn phát triển tốt cần quản lý doanh thu một cách chuẩn chỉnh. Mong rằng với những kiến thức đã cung cấp, PMS đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này và có thể vận dụng chúng một cách hiệu quả vào trong công việc.