Định giá doanh nghiệp theo phương pháp p/e

P/E & P/B là 2 phương pháp định giá nhanh CP được sử dụng phổ biến nhất ở mọi TTCK. Nó giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhanh và hiệu quả, trong bài viết này Hoài Phong sẽ chia sẻ tới bạn cách định giá cổ phiếu thông qua P/E một cách dễ hiểu nhất.

Trước khi bắt đầu, bạn cần đọc bài này trước: Sự ra đời và bản chất của thị trường chứng khoán

Có rất nhiều tài liệu chứng khoán đưa ra các đọc và định giá chỉ số P/E máy móc và sai bản chất. Có lẽ bởi họ thậm chí không hiểu TTCK đang giao dịch cái gì. Bạn đã đọc bài viết ở link trên, vậy bạn hiểu ra điều gì?

Tóm tắt lại là chúng ta có 2 cơ hội:

  1. Cơ hội từ lợi nhuận sản xuất, kinh doanh trực tiếp
  2. Cơ hội từ bán lại CP khi người khác kỳ vọng cao hơn.

Nhưng chúng ta cần trở lại với P/E đã chứ nhỉ. P/E hoặc đôi khi viết là PE, nó là tỉ lệ Price [P – Giá một CP] chia cho Earning [ Earning Per Share – Lợi nhuận thực tế của 1 CP, bằng tổng lợi nhuận công ty chia cho tổng số CP].

Chỉ số P/E là gì? Là giá / tiền lợi nhuận

Nhìn vào P/E chúng ta thấy gì?

Một công ty có 1 triệu cổ phiếu. Mỗi cố phiếu giá 100K, công ty năm nay lời 10 tỷ sau thuế. Từ dữ liệu trên ta có gì?

P = 100K.

E = 10 tỷ / 1 triệu = 10K.

P/E = 100K / 10K = 10.

Cũng dễ hiểu lắm, nếu bạn mua 1 cổ phiếu hết 100K. Mỗi năm công ty hoạt động như hiện tại, bạn thu về 10K. Bạn mất 10 năm sẽ thu hồi đúng số vốn gốc của mình đã bỏ ra là 100K, P/E 10 thì có nghĩa là 10 năm sau bạn sẽ hòa vốn nếu công ty cứ đều đều như dữ liệu hiện tại.

Tìm hiểu thêm: Chỉ số P/E là gì?

Tại sao tôi nói về 2 loại cơ hội trước khi chia sẻ về định giá P/E?

Nếu như bạn muốn kiếm lợi nhuận từ cơ hội thứ nhất, bạn phải xác định mức P/E rất rõ ràng. Chẳng lẽ bạn muốn đầu tư vào một công ty và sau đó trông chờ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng mất tới 20 năm sau mới hòa gốc?

Ở cơ hội thứ 2, cũng vẫn thế, bạn phải xác định được một tỉ lệ P/E hợp lý. Nghe thì có vẻ giống cơ hội một, nhưng khác hơn chút là mức P/E cho phép của con đường thứ 2 này cao hơn đáng kể đấy.

Cụ thể hơn nữa nhé, với phương pháp mong muốn sinh lợi nhuận từ cơ hội thứ nhất:

P/E cuối cùng hợp lý nên nhỏ hơn 10, tức là dưới 10 năm phải hoàn gốc.

Xin chú ý rằng P/E cuối cùng, không phải P/E hiện tại. P/E cuối cùng hay P/E Max phải là Hằng Số – 1 con số cố định với mỗi nhà đầu tư để bắt đầu định giá. P/E hiện tại chỉ dùng để đánh giá sơ bộ, nhìn duy nhất vào P/E thì nó vô dụng trong định giá doanh nghiệp.

Công thức minh họa cho nhà đầu tư mong muốn lợi nhuận trực tiếp từ SX, KD, Cổ tức:

P/E Max = 8

Như vậy ta có một phân số mà đã cố định kết quả, Tử số P hiện tại cũng đã có, Mẫu số E hiện tại cũng đã có, Vậy ta sẽ so sánh P/E hiện tại với P/E max. So cho vui chứ thực chất chúng ta chỉ tập trung vào đánh giá: E

Nếu E không thể tăng, tức doanh nghiệp chỉ đều đều khó mà có đột phá thì ta có P max = 8 * E, đó là mức giá tối đa chúng ta chấp nhận cho lựa chọn phương pháp này. Bạn nghĩ xem, bạn mua giá cao hơn mà Earning Per Share không tăng được, số năm hòa vốn bị kéo dài, bạn đã sai kế hoạch đầu tư.

Trường hợp E có thể tăng, bạn cố gắng xác định E max hoặc cận max. Ví dụ cụ thể:

Giá CP – P = 20K

Lời trên 1 CP – E = 1K.

P/E = 20

Bạn thấy đấy, P/E đã cao hơn mức 8 tiêu chuẩn của bạn, vậy bỏ qua luôn hay không? Nếu chỉ máy móc như vậy thì Robot cũng có thể chơi chứng khoán. Bạn phải thử phân tích xem E có thể lên được max bao nhiêu? Trong dữ liệu trên, giả sử công ty còn rất nhiều dư địa lãi vào các năm sau ổn định, dự kiến có thể đạt mức 3K, Vậy lúc này ta có P/E = 20/3, nhỏ hơn 8. Vậy phải đầu tư vào công ty này chứ.

Tổng kết lại, với phương pháp này:

  1. Khi thấy P/E hiện tại thấp hơn P/E max, bạn cần đánh giá xem E có ổn định không, ổn định thì xúc thôi.
  2. Khi thấy P/E hiện tại cao hơn P/E max, bạn cần đánh giá về khả năng tăng của E. Bằng việc đặt ra kịch bản, đọc về kế hoạch kinh doanh của công ty và đưa ra 3 con số: E khả thi, E thuận lợi, E max. Nếu tỉ lệ tăng của E đủ để kéo P/E [với P là giá hiện tại] xuống dưới P/E max thì mới đầu tư.

P/E max cho phương pháp này nên là 6 – 9 tùy ngành, nên kết hợp chỉ số DAR [Tỉ lệ vay nợ trên tổng vốn] thấp. Đã chọn con đường an toàn, hãy chọn an toàn hẳn. Chỉ số P/E max cho phương pháp này không có nhiều thay đổi với cả TTCK trong nước và quốc tế, ít phụ thuộc ngành nghề.

Với hình thức kiếm lợi nhuận từ đầu tư sự kỳ vọng, ta có P/E max có thể cao hơn rất nhiều. Chỉ số P/E max lúc này được xác định dựa trên các tiêu chí:

  1. Diễn biến chung thị trường CK quốc tế
  2. Bình quân P/E toàn thị trường
  3. Bình quân P/E ngành
  4. Tỉ lệ dân số tham gia đầu tư CK
  5. Tình hình sản xuất kinh doanh thực tế

Như vậy P/E max lần này lại có dải biến động rất lớn. Sẽ khó khăn hơn để đưa ra P/E max, càng nhiều tiêu chí phía trên tốt thì P/E max càng có thể nâng cao. Và tất nhiên để an toàn, P/E max vẫn phải thấp hơn P/E khu vực, thế giới, và đặc biệt là ngành.

Cùng đi vào 1 ví dụ [dữ liệu minh họa] để bạn thử lên kế hoạch đầu tư:

  1. Diễn biến CK quốc tế: Tăng mạnh toàn cầu, P/E các nước trong khu vực ở mức 18 – 22 [Tốt]
  2. P/E bình quân toàn thị trường 20 [Tốt]
  3. P/E ngành ngân hàng ở mức 14 [Khá]
  4. Tỉ lệ dân số tham gia CK: 5% [Trung bình kém]
  5. Tình hình kinh doanh: Tốt

Như vậy tùy khẩu vị rủi ro ta sẽ cho P/E max tới đâu. Cũng như phương pháp 1, ai chịu được rủi ro hơn sẽ cho phép P/E max cao hơn. Chọn P/E Max theo thời điểm này, ngành ngân hàng là 13.

Ta có P/E Max = 13.

So sánh P/E max và P/E hiện tại ta có tình huống:

  1. P/E hiện tại nhỏ hơn P/E max, chỉ cần đánh giá E không giảm thì mua vào, bán ra ở P/E = P/E max.
  2. P/E hiện tại lớn hơn P/E max, tính xem E max trong trường hợp công ty phát triển có đủ khiến P/E [Với P là giá hiện tại] thấp hơn P/E max không? Ổn thì đầu tư

Cả 2 con đường tìm kiếm lợi ích từ TTCK chỉ khác nhau cách định giá P/E max. Với con đường lợi nhuận từ xskd, P/E max nó khá cố định, với con đường lợi nhuận từ sự kỳ vọng của thị trường, P/E max đặc biệt phụ thuộc vào sự fomo, độ nóng thị trường.

Việc xác định P/E max cho chiến lược đầu tư của bạn rất quan trọng, nó là cực kỳ cần thiết để quản trị rủi ro. Tổng kết ngắn gọn từng bước cho cả 2 hình thức:

  1. Xác định P/E max theo style
  2. Đánh giá khả năng tăng của E
  3. Đảm bảo P/E [với P là giá hiện tại, E max] luôn thấp hơn P/E max đã xác định ở bước 1.

Có một quy tắc thú vị trong phương pháp này:

Ta có minh họa một dữ liệu hiện tại: CP giá 20K, EPS: 2K, P/E: 10. Khi EPS tăng lên 4K, giả sử P/E vẫn 10 ta có giá CP là 40K. Thực chất bao giờ thị trường cũng kỳ vọng “quá” lên, tức EPS tăng lên 4K, P/E tăng tới 13, nó đẩy P tăng lên hẳn 52. Tùy theo các chỉ số 1, 2, 3, 4 ở trên, P/E thậm chí có thể đạt mức 15 đẩy P lên mức rất cao. Như vậy lời tăng được 1 thì P/E phải tăng được 1.2 – 1.3, nó khiến giá tăng mạnh hơn đáng kể. Điều này có ý nghĩa gì? Tìm được một công ty có lợi nhuận còn tăng mạnh thì giá CP sẽ tăng rất tốt, chúng ta sẽ mua vào và sau đó nhường lại cơ hội đó cho người khác khi được giá.

Đối với những công ty mới nổi hoặc thự sự có cơ hội đột phá, bạn nên xếp vào hạng mục đầu tư mạo hiểm và chấp nhận mức tăng P/E max lên 30 – 50. Nên nhớ chỉ số cao này chỉ dành cho cơ hội siêu bùng nổ, còn đối với mức độ phát triển tốt, nó chỉ nên dưới 18.

Ghi nhớ thêm lần nữa nhé:

Hãy tập trung vào khả năng tăng của E, tức là công ty có khả năng đột phá lợi nhuận hay không. Cứ E tăng tốt thì mọi kết quả P/E hiện tại đều có thể trở thành đẹp.

P/E thấp chưa chắc ngon, P/E cao chưa chắc dở. Chúng ta mua cổ phiếu là mua tương lai, không phải mua hiện tại. Tập trung vào “tiềm năng”, “tương lai” doanh nghiệp. Nhưng nó phải là 1 con số cụ thể về lợi nhuận [E], dù là dự kiến, đoán. Nếu chỉ số kỳ vọng P/E đạt ngưỡng, chỉ cần công ty làm ăn ổn định mà bạn mua CP ở PE 15 18 thì cũng đủ mất nhà rồi.

Đối với các giao dịch ngắn hạn, P/E cũng có một chút hiệu quả khi kết quả sx kinh doanh chỉ được công bố mỗi quý. Lúc đó trong ngắn hạn có thể coi như E đã cố định, chỉ cần so sánh P/E với P/E max để biết P đó là rẻ hay đắt. Nhưng cố gắng đánh giá được tình hình kinh doanh từ 1 – 2 năm tới, kết quả đầu tư của bạn sẽ ấn tượng và rõ nét hơn nhiều so với nhìn vào thứ dữ liệu mà ai cũng đã thấy.

Sử dụng P/E trong xu hướng dài hạn ra sao?

Để sử dụng P/E trong xu hướng dài hạn, chúng ta ưu tiên P/E toàn thị trường & P/E của ngành thay vì P/E của một công ty. Nó cho góc nhìn tổng quan hơn về xu hướng chung. Thực tế khi toàn thị trường đi xuống, một công ty có tốt

P/E trong xác định đỉnh và đáy

PE thấp đáy, PE cao đỉnh, PE trung bình là bình thường? Sai hết. Cả P/E thấp, cao, trung bình đều có thể là đỉnh & đáy. Chỉ tập trung vào sự thay đổi của E, P/E chỉ để cho chúng ta “chú ý” về việc chúng ta đang ở vùng đỉnh hoặc đáy.

Một công ty du lịch đang khốn đốn vì Covid. Sau khi dịch bệnh dần qua, ở quý đầu tiên công ty đạt được EPS 50 VND/Cp. Giá Cp lúc đó tăng từ 25K lên 30K, vậy ta có P/E = 30.000/ 50 = 600. Tại sao chúng ta cần đặc biệt chú ý vào điều này? Đây không phải là việc 600 năm sau mới hòa vốn, đây là thời điểm vàng vì E sẽ tăng rất nhanh, tức giai đoạn khó khăn nhất đã qua đi. Hãy ghi nhớ điều này: Với một công ty là giai đoạn khó khăn, với vĩ mô là khủng hoảng kinh tế, mà cụ thể là hiệu quả làm ăn giảm, GDP giảm thì thời điểm P/E cao chính là tín hiệu đảo chiều. Đó là lúc chỉ số P/E, chỉ số của sự kỳ vọng tăng quá cao. Nhưng cũng là lúc mà các nhà đầu tư đã đúng, khi cùng nhau nhận định kinh tế đã phục hồi và chấp nhận trả một mức giá cao hơn những thông số hiện tại.

  • Giá CP 30K, Lời 50 VND: PE 600
  • Giá CP 30K, Lời 1000 VND: PE 30
  • Giá CP 30K, Lời 3000 VND: PE 10

Trong trạng thái bình thường, khó có doanh nghiệp nào có thể gia tăng lợi nhuận gấp 60 lần trước đó [từ 50 VND lên 3000 VND/CP] trong 1 năm. Nhưng khi chuyển tiếp từ giai đoạn khủng hoảng thì hoàn toàn có thể, không phải vì mức lợi nhuận sau đó quá ấn tượng, chỉ là lợi nhuận trước đó quá thấp nên sinh ra tỉ lệ như vậy.

Quy tắc này cũng được áp dụng cho các doanh nghiệp non trẻ, đang khởi nghiệp. Những năm đầu xây dựng thì mức lãi trên /CP sẽ rất khiêm tốn. Hãy tưởng tượng một công ty có CP giá 150K, đang lãi 100 VND/CP thì có thể X200 lần E, tức lãi 20K VND/CP là có thể. Nhưng cũng công ty đó, hiện tại mức lãi đang là 30K/CP, thì tăng lên 40K cũng rất khó.

Hãy luôn chú ý vào nhóm CP có P/E siêu cao, lớn hơn 50 lần hoặc 100 lần. Chỉ cần đánh giá được đúng mức tăng trưởng của E, bạn sẽ có một quyết định đầu tư để đời. Và không chỉ một cổ phiếu, hãy chú ý khi toàn thị trường có mức PE 40 – 50 này.

Tình huống 2, P/E cao khi mọi thứ đầy lạc quan tươi đẹp. Đây là tín hiệu của sự kỳ vọng “thái quá”, tức vùng đỉnh. Như ở ví dụ trên, lãi đã là 30K/ 1 CP 100K thì sẽ rất khó tăng trưởng nữa, dù mọi thứ đầy “ổn định” chứ không xấu. Đối với cổ phiếu và đầu tư kỳ vọng, “ổn định” là đủ chết rồi. Giá sẽ điều chỉnh về vùng P/E hợp lý, mà ở đó số năm hòa vốn chấp nhận được.

Tình huống P/E tạo đỉnh và giảm ta có 2 trường hợp:

  1. Kinh tế nói chung tình hình làm ăn của công ty nói riêng chững lại, đi vào ổn định. Lúc này sự kỳ vọng giảm dần sau tăng trưởng nóng, giá CP giảm và đi vào sideway dài hạn cho tới những diễn biến lớn mới.
  2. Kinh tế hay tình hình công ty có những diễn biến tiêu cực. Mức giảm lúc này thì mất nhà mất cửa.

Như vậy cần ghi nhớ rằng chỉ cần E ngừng tăng là CP sẽ có những điều chỉnh đáng kể, chứ chưa cần nói thua lỗ.

Đó là khi thị trường đánh giá [hoặc không nhìn ra] không có bất cứ cơ hội bùng nổ nào. Tức là nhìn nhận sai về khả năng phát triển của một công ty hay một giai đoạn kinh tế. Đó là khi P/E của Apple chỉ có 7 vào năm 2015 khi người ta cho rằng Android sắp khiến Apple diệt vong hoặc Apple đã hết khả năng phát triển.

Tình huống đáy mà P/E thấp thường chỉ xảy ra ở bán tháo và hoảng loạn. Lúc đó người ta bán bất chấp hiệu quả kinh doanh, tương lai hay phân tích xem lợi nhuận sau đó ra sao. Chỉ đơn giản là dịch bệnh quá, bán hết CP thôi nào. Rất đơn giản.

Áp dụng ngược lại với TTCK VN hiện tại, chúng ta có thể có những sự chững lại của lợi nhuận, còn kinh tế tổng quan [GDP] và cụ thể trên các doanh nghiệp tốt cơ bản tốt. Nó chính là trường hợp 1 của điều chỉnh P/E phía trên, đây là tín hiệu khá tích cực. Không có dấu hiệu nào về việc đứt gãy kinh tế từ tình hình hiện tại, nhưng nó không đủ để giữ CK tăng trưởng liên tục nhé.

Tổng kết chung

Yêu cầu:

  1. Hiểu được bản chất của chỉ số kỳ vọng P/E, cách tính P/E. Sự thay đổi của các đại lượng khiến P/E thay đổi ra sao
  2. Hiểu được diễn biến thay đổi của P/E trong các giai đoạn đặc biệt của thị trường.

Thông tin thêm:

Nếu bạn muốn lợi nhuận cao, hãy tập trung vào giai đoạn hay công ty P/E cao.

Có 3 giai đoạn:

  1. Đáy của 1 đợt khủng khoảng
  2. Một công ty mới khởi nghiệp
  3. Giai đoạn toàn thị trường đang cực fomo, tham lam

Cơ hội P/E thấp có thể hiểu đơn giản là:

  1. Đãi cát tìm vàng, tìm ra công ty bị đa số các nhà đầu tư đánh giá sai tiềm năng.
  2. Tham lam khi người khác sợ hãi, khi các nhà đầu tư bán tháo.

Bằng thực tế, nhất là các nhà đầu tư nghiệp dư, P/E cao lại tốt hơn rất nhiều. Tuy vậy những nhà đầu tư không có kiến thức bài bản thường có 1 tư duy rất sai, họ tìm kiếm sự “an toàn” nhưng lại mong muốn giàu có, đột phá. Đây là case đãi cát tìm vàng, nhìn ra thứ mà không ai nhìn ra, nó thực sự rất hiếm. Họ tìm tới các công ty P/E thấp cho “an toàn”, đó là đi ngược triết lý đầu tư.

Hãy chọn những CP cân bằng [Cân đối giữa rủi ro và cơ hội] hoặc các cổ phiếu có cơ hội bùng nổ, muốn an toàn thì hãy gửi tiết kiệm, nó đúng cách hơn. Hãy luôn theo dõi các công ty có P/E siêu cao, xếp nó vào danh mục đầu tư mạo hiểm và thả một chút vốn nếu bạn đã tìm hiểu kỹ, kết quả có thể rất ấn tượng. Đầu tư tập trung vào các công ty có P/E trên trung bình, chỉ đầu tư một phần nhỏ vào các doanh nghiệp: Tiềm ẩn hoặc ổn định.

Hoài Phong

Video liên quan

Chủ Đề