Điểm liệt đại học bách khoa năm 2022

Với 423 thí sinh đạt điểm từ 1 trở xuống, môn Tiếng Anh có số điểm liệt tăng gấp 3 so với con số này ở kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021.

Cụ thể, năm 2022, cả nước có 866.196 thí sinh tham dự bài thi Tiếng Anh. Điểm trung bình của môn thi này là 5,15. Điểm trung vị là 4,8.

Mức điểm nhiều thí sinh đạt được nhất ở môn Tiếng Anh là 3,8. Số lượng thí sinh đạt điểm nhỏ hơn hoặc bằng 1 (điểm liệt) là 423 em (chiếm tỷ lệ 0,05%), tăng gần gấp 3 lần so với năm ngoái. Trước đó, năm 2021, môn Tiếng Anh chỉ ghi nhận 144 em đạt mức điểm này (chiếm tỷ lệ 0,02%).

Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 446.648 em (chiếm tỷ lệ 51,56%). 102.882 đạt mức điểm từ 8 trở lên. Số lượng thí sinh đạt điểm tuyệt đối ở môn Tiếng Anh là 425 em.

Điểm liệt đại học bách khoa năm 2022

Phổ điểm môn thi Tiếng Anh năm 2022.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, nhận định phổ điểm môn Tiếng Anh có thể được xem là những cảnh báo cho các địa phương cần tìm cách nâng cao việc dạy và học, đánh giá kiểm tra hàng ngày ở môn học này.

"Năm ngoái, đề thi môn Tiếng Anh có phổ điểm theo hình chuông. Năm nay, phổ điểm môn thi này có nhiều điểm tiến bộ hơn. Sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên, chúng ta nên phân tích một cách thấu đáo về nguyên nhân. Theo tôi, đất nước chúng ta có những vùng phát triển gắn với đầu tư nước ngoài, chẳng hạn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh thành phố lớn, những địa phương có tiềm năng về du lịch, người dân ở đó tập trung đầu tư ngoại ngữ. Vì thế, điểm phân bổ của phổ điểm môn Tiếng Anh có những đặc điểm như vậy", ông Minh nói.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội, nhận xét điểm giỏi ở môn thi Tiếng Anh đã giảm đi. Vì vậy, tổ hợp xét tuyển nào có môn thi Tiếng Anh sẽ giảm điểm chuẩn một chút so với năm 2021.

Điểm liệt đại học bách khoa năm 2022

Giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023

0

Bộ GD&ĐT thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, 2024 sẽ giữ ổn định mô hình, cách thức tổ chức để phù hợp chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 đang triển khai.

Điểm liệt đại học bách khoa năm 2022

Điểm chuẩn ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ giảm?

0

Điểm chuẩn ĐH Bách khoa TP.HCM cao nhất 28 điểm vì số thí sinh đạt mức điểm 28 trở lên không nhiều. Học phí Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cao nhất sẽ 80 triệu đồng/năm.

Điểm liệt đại học bách khoa năm 2022

Dự đoán điểm chuẩn 8 trường đại học phía bắc

0

Điểm chuẩn ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ không tăng nhiều so với năm 2021. Điểm chuẩn ĐH Thủy lợi có thể tăng từ 1-3 điểm.

Điểm liệt đại học bách khoa năm 2022

Không xét tuyển lại thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm

0

Các cơ sở đào tạo không xét lại mà tải danh sách lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng đối tượng xét tuyển khác nếu thí sinh đủ điều kiện đỗ theo phương thức xét tuyển sớm.

Điểm liệt đại học bách khoa năm 2022

Chuyên gia dự báo biến động điểm chuẩn đại học

0

Theo quy định, trước 17h ngày 17/9, các cơ sở đào tạo công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Các chuyên gia dự đoán điểm chuẩn năm nay không có nhiều biến động.

Theo thống kê từ dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Hà Nội tiếp tục ghi nhận 127 bài thi bị điểm liệt (điểm từ 1 trở xuống), cao nhất cả nước. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Hà Nội đứng đầu về số bài thi bị điểm liệt. Kế đến Thanh Hoá, Nghệ An lần lượt là 73 và 52.

Trong số 63 tỉnh, thành phố, Lai Châu là địa phương duy nhất không bài thi bị điểm liệt.

Môn Số bài thi điểm liệt 2022 Số bài thi điểm liệt 2021
Toán 164 119
Vật lý 22 25
Hoá học 40 58
Sinh học 92 75
Ngữ văn 194 172
Lịch sử 80 450
Địa lý 38 118
Tiếng Anh 417 144
Giáo dục công dân 28 29

Trong các bài thi bị điểm liệt, tiếng Anh có số bài điểm liệt cao nhất là 417, Ngữ văn 149, Toán 164, Toán 119, Địa lý 38, Sinh học 92, Hoá học 40, Giáo dục công dân 28 và Vật lý 22.

Sau khi có điểm, thí sinh đều được phúc khảo bài thi. Những thí sinh nguyện vọng phúc khảo bài thi có thể nộp đơn tại nơi đăng ký xét tuyển từ ngày 24/7 đến hết ngày 3/8. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, thí sinh sẽ được Hội đồng thi thông báo kết quả phúc khảo.

Hà Cường

Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 vừa qua có 981.407 thí sinh dự thi làm bài môn Ngữ văn. Phổ điểm có điểm trung bình là 6,51 điểm; điểm trung vị 6,5 điểm; điểm số nhiều thí sinh đạt nhất là 7,0 điểm. 

Nhưng bất ngờ hơn cả là số thí sinh có điểm dưới 1 (điểm liệt) là 194, trong đó có 38 điểm 0.0.

Nhìn lại kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 có 172 thí sinh bị điểm liệt (26 thí sinh bị điểm 0.0). Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 có có 119 điểm liệt (19 thí sinh bị điểm 0.0). 

Như vậy, 3 năm gần đây, số thí sinh bị điểm liệt không hề giảm đi mà tăng lên, nhiều thí sinh bị điểm 0. 

Nhìn vào phổ điểm tốt nghiệp, nhiều người băn khoăn không hiểu vì sao nhiều thí sinh bị điểm liệt đến thế, vô lý nhất là nhiều điểm 0.0. 

Nguyên nhân nào khiến thí sinh bị điểm liệt?

Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học). Phần Đọc hiểu có 4 câu hỏi được thiết lập theo ma trận: nhận biết (2 câu), thông hiểu (1 câu), vận dụng thấp (1 câu). Riêng câu nhận biết rất dễ, thí sinh chỉ cần chép lại ngữ liệu có sẵn ở đề thi là được 1,5 điểm. 

Vậy tại sao vẫn còn nhiều thí sinh bị điểm liệt, thậm chí cả điểm 0.0?

Thứ nhất, theo quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay, cán bộ chấm thi sẽ cho 0.0 điểm đối với những bài được chép từ tài liệu mang trái phép vào phòng thi, có hai bài làm trở lên đối với một môn, bài thi có chữ viết của hai người trở lên, những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định. 

Thí sinh viết, vẽ vào tờ giấy thi nội dung không liên quan đến bài thi, để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi nộp bài, dùng bài của người khác để nộp, cũng sẽ bị hủy bỏ kết quả thi (0.0 điểm). 

Thứ hai, thí sinh chỉ viết vài ba dòng trong bài thi nhưng viết lan man, câu trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi cả, những phần còn lại thì bỏ giấy trắng. Báo chí đã đưa tin, kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, có thí sinh nhận 0 điểm vì chỉ viết 5 từ. Hay, thí sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt 0,75 điểm vì chỉ chép lại đề bài.

Còn kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021, báo chí dẫn lời một giám khảo ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, có thí sinh chép lại đề đến 3 lần rồi thôi. Trường hợp này thí sinh bị cho 0.0 điểm, giám khảo không thể nào tìm ra ý đúng để cho 0,25 điểm. 

Có thể thấy rằng việc thí sinh chỉ viết 5 từ, chép lại đề bài hay bỏ giấy trắng để nhận 0.0 điểm là bất thường đối với một học sinh phổ thông trung học. Có thể có cả trường hợp học sinh thuộc diện hòa nhập, bị khiếm khuyết về trí tuệ, hành vi. 

Gặp trường hợp thí sinh thuộc diện hoà nhập, nhà trường có thể bàn bạc với gia đình để các thí sinh này không cần tham dự kì thi. Vì có đi thi cũng không viết được bài. Những học sinh này sau khi học xong lớp 12 thường xin giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông theo quy định, sau đó đi học nghề phù hợp với khả năng của bản thân.

Hiện nay, các trường trung học phổ thông đều có học sinh thuộc diện hòa nhập. Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định các cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật, đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập không quá 2 người khuyết tật.

Thứ ba, một số thí sinh thi ban khoa học tự nhiên có tâm lý sẵn rằng chỉ cần môn Ngữ văn không bị điểm liệt là được. Các em chẳng thiết tha học môn Ngữ văn. Hơn nữa, học sinh có tư tưởng chủ quan, chỉ cần "chém gió" trong bài thi là không bị điểm liệt. Vậy nên, khi làm bài thí sinh chỉ làm phần "Đọc hiểu" nhưng trả lời sai nội dung, lạc đề nên bị điểm liệt là đương nhiên.

Kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021, giám khảo cho biết, một số thí sinh phân tích đoạn thơ trong bài "Sóng" thì gọi tên tác giả là ông Xuân Quỳnh, rồi tưởng tượng ra câu chuyện nhà thơ đi du lịch với người yêu, sau đó tác giả sáng tác bài thơ này. Đến phần phân tích thơ, có thí sinh viết 2 trang giấy nhưng không liên quan gì đến nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ cũng bị điểm liệt.

Thứ tư, thí sinh bị điểm liệt có thể rơi vào những thí sinh tự do – thí sinh thi rớt tốt nghiệp từ những năm trước. Rớt tốt nghiệp, học sinh phải đi làm kiếm sống, học nghề… không có nhiều thời gian ôn thi, sao nhãng học tập rồi học tủ, học vẹt. Khi đề thi ra trật tủ, những thí sinh này chỉ viết vài ba đoạn, kể cả bỏ giấy trắng. Kiến thức dù dễ đến mấy nhưng thí sinh không chịu ôn tập cũng không dễ làm bài thi đạt trên 1.0 điểm.

Làm sao để hạn chế thí sinh bị điểm liệt cho các kỳ thi sau?

Để khắc phục tình trạng thí sinh bị điểm liệt môn Ngữ văn, ngành Giáo dục cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ chương trình học cho đến người dạy và người học. 

Hiện nay, chương trình môn Ngữ văn bậc trung học phổ thông còn nặng về kiến thức hàn lâm, nhiều tác phẩm không còn phù hợp với tâm lí lứa tuổi, thiếu ứng dụng thực tiễn, khiến học sinh nhàm chán trong học tập. 

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều giáo viên chưa chú trọng thay đổi phương pháp giảng dạy làm cho giờ học văn trở nên khô khan, nặng nề, buồn ngủ. Nếu Ngữ văn không còn bắt buộc ở kì thi tốt nghiệp thì nhiều học sinh sẽ buông xuôi với bộ môn này.

Ngoài ra, học sinh không ý thức được rằng, Ngữ văn là môn mang tính công cụ và tính thẩm mỹ - nhân văn, có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. 

Nhìn chung, phổ điểm môn Ngữ văn của kì thi năm nay có đến 194 thí sinh bị điểm liệt, phần nào cho thấy việc dạy và học đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. 

Bởi sau 12 năm quen đến thuộc với môn Ngữ văn mà nhiều thí sinh làm bài thi Ngữ văn chỉ dưới 1.0 điểm (trừ học sinh diện hòa nhập) thì khó biện minh với bất cứ lí do nào.