Điểm chung của môi thực vật có hạt là gì

1. Thực vật hạt trần là gì?

Thực vật hạt trầnlà một nhóm thực vật không có hoa, chứa các hạt có cấu trúc tương tự như hình nón, không được bao bọc trong quả. Các hạt không được hình thành trong các noãn hay bên trong quả như ở thực vật hạt kín, mà được tìm thấy trên các vảy bắc của lá nón hoặc các cấu trúc tương tự.

Trong các hệ thống phân loại cũ, thực vật hạt trần được coi là một nhóm “tự nhiên”. Tuy nhiên, các phát hiện hóa thạch đã chỉ ra rằngthực vật hạt kínđã tiến hóa từ tổ tiên làthực vật hạt trần, điều này làm chothực vật hạt trầnlà một nhóm cận ngành nếu như tất cả các đơn vị phân loại đã tuyệt chủng được gộp chung vào. Các miêu tả phân nhánh học hiện đại chỉ chấp nhận các đơn vị phân loại là đơn ngành, có thể truy ngược được tổ tiên chung và bao gồm tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung đó.

Vì thế, trong khi thuật ngữthực vật hạt trầnvẫn còn được sử dụng rộng rãi cho các loài thực vật có hạt không phải là thực vật hạt kín, thì các loài thực vật đã từng được coi là thực vật hạt trần thông thường được sắp xếp lại trong 4 nhóm, mỗi nhóm này có cấp bậc tương đương với đơn vị ngành trong phạm vi giới thực vật. Các nhóm này là: Thông, bạch quả, tuế, dây gắm, ma hoàng…

2. Đặc điểm cấu tạo của thực vật hạt trần

3. Đặc điểm cấu tạo chung củathực vật hạt trần:

- Cơ quan sinh dưỡng:

+ Thân gỗ, cành màu nâu xù xì [cành có vết sẹo khi lá rụng].

+ Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 – 3 chiếc trên 1 cành con rất ngắn, có vảy nâu bọc ở ngoài.

+ Ít đa dạng, ít tiến hóa.

- Cơ quan sinh sản:

+ Nón đực: Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm. Vảy [nhị] mang 2 túi phấn chứa hạt phấn.

+ Nón cái: Lớn, màu nâu, mọc riêng lẻ. Vảy [lá noãn] mang 2 noãn. Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn không thể coi như 1 bông hoa.

+ Hạt nằm lộ trên lá noãn hở nên được gọi là hạt trần.

Quan hệ và danh phápSửa đổi

Xem thêm thông tin: Lịch sử tiến hóa của thực vật

Thực vật có hạt còn sinh tồn theo truyền thống được chia ra thành thực vật hạt kín [thực vật có hoa] và thực vật hạt trần, trong đó bao gồm các phân nhóm như dây gắm, tuế, bạch quả và thực vật quả nón. Các nghiên cứu hình thái học trước đây chỉ ra quan hệ gần gũi giữa nhóm dây gắm với thực vật hạt kín,[1] cụ thể là dựa trên sự tương đồng về ống mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu phân tử [và một số nghiên cứu, bài báo về hình thái học[2] và hóa thạch gần đây[3]] đã thể hiện sự gần gũi [hoặc nằm trong] cây phát sinh chủng loài của nhóm dây gắm với thực vật quả nón. Ví dụ, một trong những tập hợp đề xuất về mối quan hệ này được gọi là gne-pine hypothesis [giả thuyết dây gắm-thông] và nhìn giống như biểu đồ sau:[4][5][6]

Thực vật hạt kín

TVHT

Tuế [7]

Bạch quả [Ginkgo]

Họ Thông [Pinaceae]

Dây gắm

Các thực vật quả nón khác

Tuy nhiên, các mối quan hệ giữa các nhóm này không nên được coi là đã được giải quyết hoàn toàn,[1][8] do thực vật hạt kín được coi là đã tiến hóa lên từ tổ tiên là thực vật hạt trần, và điều này làm cho thực vật hạt trần [nói chung chứ không chỉ bao gồm các nhóm còn sinh tồn] trở thành một nhóm cận ngành nếu như bao gồm cả các đơn vị phân loại đã tuyệt chủng. Mặc dù không phải là một nhóm đơn vị phân loại đơn ngành, nhưng thuật ngữ "thực vật hạt trần" vẫn còn được sử dụng khá rộng rãi trong một số sách báo về thực vật học để phân biệt 4 đơn vị phân loại thực vật có hạt nhưng không là thực vật có hoa ra khỏi thực vật hạt kín.

Phát sinh chủng loài phân tử nói chung vẫn còn mâu thuẫn với các chứng cứ dựa trên hình thái học thực vật ở chỗ thực vật hạt trần còn sinh tồn khi xét tổng thể có phải là một nhóm đơn ngành hay không. Một số dữ liệu hình thái học cho rằng nhóm Dây gắm là nhóm có quan hệ chị-em với thực vật hạt kín, nhưng phát sinh chủng loài phân tử nói chung lại chỉ ra rằng nhánh thực vật hạt trần có chứa nhóm dây gắm là nhóm có quan hệ chị-em với nhánh chứa các loài thông như đề cập trên đây và biểu đồ cây phát sinh chủng loài như trên cũng vẫn chỉ là một trong số các giả thuyết phổ biến nhất về cây phát sinh chủng loài của thực vật có hạt.

Kiểu gộp nhóm trong phân loại học truyền thống đặt toàn bộ thực vật có hạt còn sinh tồn trong một ngành duy nhất, với các lớp cho 5 nhóm như sau:

  • Ngành Spermatophyta
    • Cycadopsida, nhóm tuế
    • Ginkgoopsida, bạch quả
    • Pinopsida, nhóm chứa các loài cây lá kim, quả nón [thông, tùng, bách], ["Coniferopsida"]
    • Gnetopsida, nhóm chứa dây gắm, ma hoàng
    • Magnoliopsida, các loài thực vật có hoa, hay Angiospermopsida

Phân loại học hiện đại sắp xếp các nhóm còn sinh tồn trên đây như là các ngành riêng rẽ [đôi khi nằm trong cái gọi là siêu ngành Spermatophyta]:

  • Cycadophyta, tuế
  • Ginkgophyta, bạch quả
  • Pinophyta, thực vật lá kim, quả nón
  • Gnetophyta, dây gắm, ma hoàng
  • Angiospermae, thực vật có hoa

Một phát sinh chủng loài khác của thực vật có hạt theo đề xuất của Novíkov & Barabaš-Krasni [2015][9] với tên tác giả đơn vị phân loại lấy theo Anderson, Anderson & Cleal [2007][10] chỉ ra mối quan hệ với các đơn vị phân loại/nhánh đã tuyệt chủng.

Spermatophytina

†Moresnetiopsida Doweld 2001




†Lyginopteridopsida Novák 1961 emend. Anderson, Anderson & Cleal 2007




†Pachytestopsida Doweld 2001




†Callistophytales Rothwell 1981 emend. Anderson, Anderson & Cleal 2007




†Peltaspermopsida Doweld 2001




†Umkomasiales Doweld 2001



Acrogymnospermae

Cycadopsida [tuế]

Ginkgoopsida [bạch quả]

Pinopsida [thông]

†Phasmatocycadopsida Doweld 2001

†Pentoxylopsida Pant ex Doweld 2001

†Dictyopteridiopsida Doweld 2001

†Cycadeoideopsida Scott 1923

†Caytoniopsida Thomas ex Frenguelli 1946

Angiospermae [thực vật có hoa]








Dương xỉ hạt

Thực vật có hạt chưa gán vào đâu:[cần dẫn nguồn]

  • †Avatiaceae Anderson & Anderson 2003
  • †Axelrodiopsida Anderson & Anderson
  • †Alexiales Anderson & Anderson 2003
  • †Hamshawviales Anderson & Anderson 2003
  • †Hexapterospermales Doweld 2001
  • †Hlatimbiales Anderson & Anderson 2003
  • †Matatiellales Anderson & Anderson 2003
  • †Petriellales Taylor et al. 1994
  • †Arberiopsida Doweld 2001

Thực vật hạt kín là gì ?

Thực vật hạt kín hay còn có tên gọi là thực vật có hoa [thực vật bí tử] là một nhóm chính của thực vật. Đây là 1 trong 2 nhóm thuộc thực vật có hạt. Hạt được bao phủ bởi quả và trong cơ quan sinh sản của chúng chứa một cấu trúc được gọi là hoa, và noãn được bao phủ bởi lá noãn ở bên ngoài dẫn tới quá trình hình thành quả.

Thực vật hạt kín chia thành 2 nhóm chính là:

  • Thực vật 2 lá mầm Magnoliopsida: Là nhóm thực vật có hoa ở cấp độ lớn mà hạt thông thường chứa 2 lá trong phôi hoặc 2 lá mầm.
  • Thực vật một lá mầm Monocotyledon: Là loài thực vật có hoa chiếm vai trò quan trọng bậc nhất và chiếm phần lớn trên trái đất.
Đặc điểm chung của thực vật hạt kín

Đặc điểm chung của thực vật hạt kín

Dựa vào cơ quan sinh sản, sinh dưỡng cùng khả năng thích nghi mà thực vật hạt kín có một số đặc điểm chung sau đây:

  • Cơ quan sinh dưỡng: Phát triển đa dạng như rễ chùm, rễ cọc, thân kép, thân gỗ, thân thảo, lá kép, lá đơn,… và trong thân cây có mạch dẫn hoàn thiện.
  • Cơ quan sinh sản: Bao gồm quả, hoa, hạt và hạt được bao bọc kín ở trong quả. Ở hoa là noãn nằm trong bầu, quả và hoa có nhiều hình dáng khác nhau.
  • Môi trường sinh sống đa dạng: Thực vật hạt kín có thể sinh sống trên cạn, dưới nước, đồng bằng hoặc cả các vùng đồi núi,… Chẳng hạn cây cà phê thì sống ở vùng Tây Nguyên đất đỏ, cà chua sống đồng bằng, hoa súng mọc ở dưới nước,…
  • Thực vật hạt kín có cấu tạo lá chống mất nước và có khí khổng giúp cho quá trình trao đổi khí, thoát hơi nước dễ dàng. Hệ mạch dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển chất nước và chất dinh dưỡng đi nuôi cây.
  • Thụ phấn đa dạng theo nhiều hình thức: Tự phát tán nhờ gió, nước, côn trùng hoặc nhờ con người.

Lý thuyết hạt kín - đặc điểm của thực vật hạt kín

Hạt kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng [rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép...], trong thân có mạch dẫn hoàn thiện.

- Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả [ở hoa là noãn nằm trong bầu] - đây là một ưu thế của các cây hạt kín, vì hạt được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

- Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.

Loigiaihay.com

  • Từ bảng trên, hãy nhận xét sự đa dạng của cây có hoa ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 135 SGK Sinh học 6. Từ bảng trên, hãy nhận xét sự đa dạng của cây có hoa ?

  • Bài 1 trang 136 SGK Sinh học 6

    Giải bài 1 trang 136 SGK Sinh học 6. Đặc điểm chung của thực vật hạt kín.

  • Bài 2 trang 136 SGK Sinh học 6

    Giải bài 2 trang 136 SGK Sinh học 6. Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất ?

  • Bài 3 trang 136 SGK Sinh học 6

    Giải bài 3 trang 136 SGK Sinh học 6. Vì sao thực vật Hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay ?

  • Bài 4 trang 136 SGK Sinh học 6

    Giải bài 4 trang 136 SGK Sinh học 6. Kể tên 5 cây Hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau.

Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín.

Xem lời giải

Video liên quan

Chủ Đề