Điểm chuẩn đại học tính như thế nào năm 2022

Phổ điểm thi tốt nghiệp biến động, điểm chuẩn đại học sẽ ra sao? [Nguồn: TT]

TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nha Trang nhận xét đối với phổ điểm các môn thi năm nay, đáng chú ý, điểm trung bình môn Lịch sử tăng tới 1,4 điểm, đặc biệt là điểm có nhiều thí sinh đạt nhất tăng tới 3 điểm. Điểm thi môn Ngữ văn tương đương với năm 2021, trong khi môn Toán có xu hướng giảm không đáng kể.

Ở góc độ khác, điểm trung bình môn tiếng Anh giảm nhiều nhất [giảm 0,7 điểm], kế đến là môn Sinh học [giảm 0,5 điểm]. Điểm trung vị của hai môn Sinh học và tiếng Anh đều giảm tới 0,8 điểm với với năm 2021.

Từ xu hướng điểm thi như phân tích ở trên, theo TS Phương, 5 tổ hợp truyền thống và phổ biến có nhiều thay đổi với năm 2021. Đặc biệt, điểm trung bình của tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa] tăng hơn 1 điểm, điểm có nhiều thí sinh đạt nhất dự kiến tăng đến 3 điểm.

"Như vậy, điểm chuẩn các nhóm ngành xã hội có sử dụng tổ hợp C00 dự kiến tăng từ 1-3 điểm".

Ở chiều ngược lại, TS Phương nhận xét các tổ hợp các tuyển khác như A01 [Toán, Lý, Anh], B00 [Toán, Hóa, Sinh] và D00 [Toán, Văn, Anh] giảm so với năm 2021 dao động từ 0,5 đến 1 điểm do ảnh hưởng bởi điểm môn Sinh và Tiếng Anh.

"Tuy nhiên, năm nay khả năng cao là các trường dành chỉ tiêu theo phương thức điểm thi THPT theo tổ hợp nhiều năm 2022 hơn so với 2021 nên điểm chuẩn dự kiến các nhóm ngành sử dụng các tổ hợp môn thi này cơ bản như năm 2021".

TS Phương cho rằng dựa vào các thuộc tính phổ điểm như năm nay có thể giúp phân hóa tốt phục vụ công tác tuyển sinh đa dạng và phân tầng của các trường đại học khác nhau trong hệ thống.

"Căn cứ các yếu tố như thay đổi kỹ thuật trong tuyển sinh, đặc biệt là tất cả phương thức đều được đưa vào Hệ thống hỗ trợ lọc ảo của Bộ GD&ĐT và mặt bằng điểm năm nay có thể đánh giá điểm chuẩn theo Phương thức điểm thi THPT năm 2022 cơ bản như năm 2021", TS Phương đưa quan điểm.

Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26

GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho hay phổ điểm kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thấy kỳ thi năm nay về cơ bản ổn định, độ khó dễ không có xáo trộn quá lớn so với năm trước, ngoại trừ môn tiếng Anh và Lịch sử.

Theo ông Đức, số liệu kết quả phân tích của một số môn thi năm nay cụ thể như sau:

Môn Toán có số bài thi đạt điểm 8 trở lên là 214.717/tổng 982.728, đạt 21,8% [tỷ lệ năm ngoái là 25,8%].

Ở môn Ngữ văn, số bài thi đạt điểm 7 trở lên là 414.969/981.407, đạt 42,28% [tỷ lệ năm ngoái là 41,7%].

Môn Hóa học có số bài từ 8 điểm trở lên có sự tăng nhẹ, 91.246/327.370, đạt 27,8% [năm ngoái là 24,9%].

Môn Sinh học, tỷ lệ điểm 8 trở lên chỉ đạt 4,84% [15.599/322.200], năm ngoái là 6,52%.

Đáng chú ý là môn Lịch sử, năm 2021 chỉ có 266 điểm 10 và số điểm 8 trở lên là 5,44%, thì năm nay có tới 1.779 điểm 10 và tỷ lệ thí sinh đạt điểm 8 trở lên là 119.601/659.667, đạt 18,1%.

Môn Địa lý năm nay số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 16,72%, năm ngoái là 22%.

Với môn Giáo dục Công dân, số bài đạt điểm 8 trở lên đạt 61,85%, năm ngoái là 71,5%.

Môn tiếng Anh năm nay có sự điều chỉnh rõ rệt so với năm ngoái. Nếu năm ngoái tỷ lệ bài đạt 8 điểm trở lên là 18,3% thì năm nay, tỷ lệ này là 11,9%.

Với phổ điểm như trên, ông Đức cho rằng, với nhiều tổ hợp xét tuyển sẽ không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyển.

"Mức phân hóa của đề thi năm nay ổn định cơ bản như 2021. Tổ hợp đạt điểm tối đa 3 môn cũng giảm đi rõ rệt. Nhưng tổ hợp điểm nằm trong khoảng 24-26 điểm sẽ không có biến động lớn.

Các tổ hợp có Ngoại ngữ sẽ giảm rõ rệt. Ngược lại các tổ hợp có môn Lịch sử, Giáo dục công dân sẽ tăng rất rõ rệt.

Phần lớn phổ điểm đủ để xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 21-26. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm ngoái" - ông Đức nhận định.

Khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho rằng với phổ điểm năm nay, có thể thấy với nhiều tổ hợp xét tuyển không có biến động quá lớn về điểm trúng tuyến so với năm 2021.

Cũng như ông Đức, ông Sơn nhận định các tổ hợp có môn Ngoại ngữ sẽ có mức điểm chuẩn giảm rõ rệt, còn tổ hợp có môn Lịch sử điểm chuẩn sẽ tăng rất rõ rệt.

"Điểm chuẩn năm nay có thể sẽ tăng nhưng chỉ từ 0,5-1 điểm ở những trường đại học đã có thương hiệu hay những ngành nghề "hot".

Đa phần điểm chuẩn các tổ hợp xét tuyển sẽ nằm trong khoảng 19-25 điểm. Với các ngành có nhu cầu xã hội cao, điểm chuẩn sẽ vẫn cao nhưng khó xảy ra hiện tượng 30 điểm vẫn trượt đại học như năm trước" - ông Sơn dự đoán.

Với riêng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh, theo ông Sơn, điểm trúng tuyển các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh... sẽ tăng nhẹ so với năm trước, ở mức từ 23-25 điểm. Các ngành như Cơ khí, Điện tử, Công nghệ sinh học, Công nghệ hóa học... điểm chuẩn nằm trong khoảng 16-18, tương đương năm trước".

[PLO]- Trước 17 giờ ngày 17-9, các cơ sở đại học sẽ công bố điểm chuẩn trúng tuyển và kết quả xét tuyển năm 2022.

Từ nay đến ngày 17-9, các cơ sở đào tạo sẽ tải dữ liệu từ hệ thống để xét tuyển và phối hợp với Bộ GD&ĐT xử lý nguyện vọng, lọc ảo. Năm nay, số thí sinh [TS] đăng ký xét tuyển đại học [ĐH] giảm khoảng 20% so với năm 2021. Điều này khiến không ít trường lo lắng về kết quả tuyển sinh năm nay.

Khó xác định điểm chuẩn

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, năm nay có tổng số TS đã nhập nguyện vọng là hơn 620.000 em với hơn 3 triệu nguyện vọng.

Như vậy, đã có hơn 321.000 em không tham gia xét tuyển ĐH. So với năm 2021, số TS giảm khoảng 20% và giảm 3,4% so với năm 2020.

Trong đó, năm địa phương có số TS không đăng ký xét tuyển nhiều nhất lần lượt là Hà Nội [hơn 22.000 em], Thanh Hóa, Nghệ An, TP.HCM và Đắk Lắk.

Theo một chuyên gia tuyển sinh tại TP.HCM, hiện các trường đều như “ngồi trên lửa” vì thống kê nguyện vọng xét tuyển xong vẫn chưa biết kết quả tuyển sinh sẽ như thế nào. Bởi số TS đăng ký giảm, số TS ảo chắc chắn vẫn lớn, nhất là những ngành hot, trọng điểm ở các trường.

Tuy nhiên, vị này cho rằng số TS đăng ký giảm cũng có thể là tín hiệu tích cực là TS cân nhắc lựa chọn học ĐH hoặc học nghề hơn sau khi đã biết điểm thi cao hay thấp. Do đó, có thể điểm xét tuyển chất lượng hơn, cộng với chỉ tiêu ở nhiều trường cho phương thức này càng cao thì điểm chuẩn càng khó biến động.

Còn tại Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, năm nay trường tuyển hơn 4.000 chỉ tiêu cho 32 ngành học. Về điểm chuẩn, ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, cho rằng những ngành hot thường có điểm chuẩn cao năm nay có thể ở mức 24 điểm như công nghiệp thực phẩm, marketing. Những ngành năm ngoái khá cao thì năm nay có thể tăng nhẹ khoảng 0,5 điểm như ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc.

Tại Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM], Trưởng Phòng đào tạo, PGS - TS Bùi Hoài Thắng cho biết năm nay trường sử dụng phương thức xét tuyển tổng hợp với nhiều thành phần điểm nên khá khó để dự báo điểm chuẩn. Tuy nhiên, theo ông Thắng, nếu chỉ xét thành phần điểm thi, một số ngành nhiều năm qua có điểm cao 27-28 điểm như khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật ô tô… thì năm nay có thể không tăng hơn vì số TS điểm thi cao năm nay không nhiều. Còn những ngành nhóm xây dựng, cơ khí… cần nhân lực nhiều nhưng TS “kén” chọn nên điểm chuẩn cũng chỉ ở mức vừa phải.

ThS Phạm Doãn Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM, cho rằng căn cứ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay và số lượng TS đăng ký nguyện vọng xét tuyển so với chỉ tiêu vào các trường ĐH năm nay, điểm chuẩn của các trường về cơ bản có thể không tăng so với năm 2021, nếu có tăng cũng tăng không đáng kể.

Không được điều chỉnh danh sách TS trúng tuyển

Bộ GD&ĐT chỉ đạo: Các cơ sở đào tạo không được yêu cầu TS xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 16-9 và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập học trước 17 giờ ngày 30-9.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, từ ngày 4-9 đến 17 giờ ngày 15-9, cơ sở đào tạo [các trường ĐH và các trường cao đẳng có đào tạo ngành giáo dục mầm non] tải dữ liệu, thông tin xét tuyển trên hệ thống, tổ chức xét tuyển, xử lý nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống. Đồng thời, trong thời gian này, Bộ GD&ĐT tổ chức lọc ảo giúp các trường.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh hệ thống chỉ làm nhiệm vụ lọc bỏ những TS đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào cơ sở đào tạo khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà cơ sở đào tạo gửi lên hệ thống. Hệ thống không có chức năng điều chỉnh chỉ tiêu, điểm chuẩn mà cơ sở đào tạo đã xác định hay xét tuyển thay cho các cơ sở đào tạo.

Do đó, các cơ sở đào tạo tự chủ trong công tác tuyển sinh và phải chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu, xác định điểm trúng tuyển vào các ngành/nhóm ngành đào tạo của cơ sở đào tạo.

Đặc biệt, bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo phải triệt để tuân thủ và thống nhất thực hiện quy định như danh sách TS trúng tuyển chính thức vào cơ sở đào tạo là danh sách TS được hệ thống xử lý nguyện vọng xét tuyển gửi lại cơ sở đào tạo [trên cơ sở danh sách TS dự kiến trúng tuyển do cơ sở đào tạo tải lên hệ thống].

Sau khi lọc ảo lần cuối cùng vào ngày 15-9, bộ đề nghị các cơ sở đào tạo tuyệt đối không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức này.

Theo Bộ GD&ĐT, hiện nay một số cơ sở đào tạo đã tự nguyện hình thành nhóm xét tuyển khu vực phía Bắc và nhóm xét tuyển khu vực phía Nam. Tuy nhiên, bộ lưu ý các nhóm cần thống nhất việc hỗ trợ lẫn nhau trong xét tuyển và lọc ảo. Các cơ sở đào tạo cần tính toán việc điều chỉnh điểm dự kiến trúng tuyển, danh sách TS dự kiến trúng tuyển sau mỗi lần lọc ảo trong nhóm và lọc ảo toàn quốc để đảm bảo danh sách TS chính thức trúng tuyển vào cơ sở đào tạo sau lần cuối cùng lọc ảo toàn quốc [ngày 15-9] sát với chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, bộ đề nghị các cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với TS, tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của TS trong những trường hợp rủi ro được công bố trong đề án tuyển sinh theo quy định.

Ba mốc thời gian quan trọng thí sinh cần lưu ý

Trước 17 giờ ngày 17-9, các cơ sở đào tạo công bố điểm chuẩn trúng tuyển và kết quả xét tuyển năm 2022.

Trước 17 giờ ngày 30-9, tất cả TS trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống.

Từ tháng 10-2022 đến tháng 12-2022, các cơ sở đào tạo có thể tổ chức tuyển sinh các đợt bổ sung. Các TS có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung sẽ thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo.

PHẠM ANH

Video liên quan

Chủ Đề