Đẻ xong bao lâu được ăn rau muống

Rau muống là một loại rau xanh rất tốt cho sức khỏe vì chúng làm chậm quá trình lão hóa, điều trị thiếu máu, khó tiêu, tốt cho mắt,.. Tuy nhiên phụ nữ sau khi sinh ăn rau muống sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Cùng SLady tìm hiểu trong bài viết sau về 3 tác hại phổ biến của loại rau này đối với các mẹ sinh thường và sinh mổ nhé!

Đẻ xong bao lâu được ăn rau muống
Mẹ sau sinh ăn rau muống được không?

3 Tác hại với phụ nữ sau khi sinh ăn rau muống là gì?

Rau muống có chứa tới 90% là nước còn lại là chất xơ, protein và vitamin C, E, sắt, kẽm, magie,.. Có thể nói đây là loại rau khá tốt cho sức khỏe, đặc biệt là chị em vừa sinh đẻ xong. Tuy nhiên, một số thành phần khác của loại rau này lại có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và vẻ đẹp của phụ nữ sau sinh.

1. Sau khi sinh ăn rau muống gây sẹo lồi

Như các mẹ đã biết, đối với mọi vết thương hở thì đều nên kiêng ăn các loại thực phẩm dẫn đến mưng mủ hay gây ra sẹo lồi. Rau muống lại là một trong những nguyên nhân khiến vết thương của bạn trở nên lồi lõm, nhấp nhô. 

Rau muống có các chất làm kích thích các sợi collagen khiến vùng da bị tổn thương được làm đầy nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng lại được sắp xếp một cách lộn xộn, chồng chéo lên nhau dẫn tới những mô cứng gọi là sẹo lồi.

Đẻ xong bao lâu được ăn rau muống
Mẹ sau sinh ăn rau muống gây sẹo lồi

Chính vì thế, dù là sinh thường hay sinh mổ thì sau khi sinh ăn rau muống cũng không nên nếu như bạn không muốn để lại vết sẹo lồi xấu xí.

2. Ăn rau muống có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa cho con

Rau muống có 2 loại là trắng và tía đều có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước. Loại rau này ngoài sử dụng để ăn còn là cây thuốc trong Đông y dùng để chữa trị bệnh. 

Phụ nữ khi mới sinh xong có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không tốt vì thế cần kiêng các loại thực phẩm có tính hàn, mà rau muống lại nằm trong số đó. Sau khi sinh ăn rau muống có thể làm mẹ bị lạnh bụng, đi ngoài điều đó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của con.  

3. Sau khi sinh ăn rau muống dễ gây ngộ độc vì nhiều thuốc

Rau muống có chứa ký sinh trùng Fasciolopsis buski, nếu như mẹ ăn rau muống chưa chín kỹ có thể gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng hay tiêu chảy. Ngoài ra, đây cũng là loại rau dễ bị phun thuốc nhiều, với một hệ tiêu hóa còn non yếu nếu như không rửa rau sạch sẽ, đun sôi nấu chín thì khá là nguy hiểm. Vì thế, các mẹ sau sinh nếu ăn rau muống càng nên cẩn thận.

Đẻ xong bao lâu được ăn rau muống
Rau muống phun khá nhiều thuốc nên không an toàn với hệ tiêu hóa non yếu

Khi nào mẹ sau sinh mới có thể ăn rau muống?

Tuy rau muống có những ảnh hưởng không tốt đối với các mẹ mới sinh nhưng sau khi sinh một thời gian là các mẹ đã có thể ăn chúng. Sau khi sinh ăn rau muống đúng cách vừa bổ sung các dưỡng chất có trong loại rau này cho cơ thể, vừa để thay đổi món trong bữa ăn hàng ngày. Vậy phụ nữ sau khi sinh bao lâu mới có thể ăn rau muống?

Đối với phụ nữ sinh thường và sinh mổ sẽ có thời gian kiêng cữ khác nhau. Sinh mổ thường phải kiêng lâu hơn, khả năng hồi phục vết thương cũng khá chậm. Sinh thường chỉ khâu vài mũi ở tầng sinh môn nhưng sinh mổ là cả mấy chục mũi khâu nên việc hình thành sẹo lồi xấu xí cũng dễ hơn.

  • Sau khi sinh thường, mẹ nên kiêng ăn rau muống ít nhất 3 tháng để vết thương lành lặn hẳn.
  • Sau khi sinh mổ mẹ nên kiêng ít nhất 6 – 7 tháng mới có thể ăn rau muống.
Đẻ xong bao lâu được ăn rau muống
Chỉ nên ăn rau muống sau sinh thường 3 tháng và 6 – 7 tháng với sinh mổ

Sau khoảng thời gian trên mẹ có thể ăn rau muống bình thường, tuy nhiên với các mẹ đang cho con bú thì vẫn nên ăn ít một để theo dõi phản ứng của con với loại rau đó có sao không. 

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì khi vết thương khô miệng, bạn cần bôi ngay thuốc trị sẹo để tránh gây ra sẹo dài và thâm gây mất thẩm mỹ.

Trong khoảng thời gian an toàn được ăn rau muống mẹ cũng nên tìm nơi uy tín để mua nguồn rau sạch, trước khi chế biến rửa rau sạch dưới vòi nước lạnh và ngâm với nước ozone để khử trùng cẩn thận.

Thực phẩm nào cũng có 2 mặt lợi – hại của nó nếu như bạn không biết nó sử dụng đúng cách. Mong rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp các mẹ không còn suy nghĩ về việc sau khi sinh ăn rau muống được không và khi nào ăn là tốt nhất. Chúc các mẹ và các bé luôn vui khỏe!

Skip to content

Rau muống dễ trồng, nhanh thu hoạch, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người nên đây trở thành thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng rau muống thường xuyên. Liệu rằng phụ nữ sau sinh có nên ăn rau muống hay không?

Trải dọc khắp đất nước Việt Nam, rau muống với giá thành rẻ, chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, là thực phẩm ưa thích của nhiều thế hệ. Rau muống có chứa lượng đạm rất cao cùng nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Có thể kể đến những công dụng tuyệt vời mà rau muống đem lại:

  • Rau muống thanh mát, giải nhiệt, cung cấp nước cho cơ thể trong những ngày nắng nóng.
  • Rau muống giàu sắt nên rất tốt cho những người thiếu máu.
  • Tỷ lệ chất xơ cao trong loại rau này khiến bạn không lo bị táo bón, rối loạn tiêu hóa hay mắc các bệnh về đường ruột.
  • Hơn thế nữa, rau muống có thể ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển, giúp hạn chế mắc các bệnh ung thư đường ruột, ung thư vú, hạn chế các bệnh về tim mạch…

Đẻ xong bao lâu được ăn rau muống

Vì những tác dụng to lớn mà rau muống đem lại nên không có gì khó hiểu khi đây là loại rau được ưa chuộng nhất trong các bữa ăn hằng ngày. Nhưng chúng ta cần tìm hiểu về những người không nên ăn rau muống để luôn có sức khỏe tốt nhất.

Phụ nữ sau sinh là một trong những trường hợp cần kiêng rau muống vì những lý do sau:

  • Theo những kinh nghiệm dân gian, rau muống có khả năng hình thành sẹo lồi khi cơ thể đang có những vết thương hở. Các bà mẹ sau sinh, đặc biệt là sinh mổ thường phải chịu những vết thương lớn nhỏ trong quá trình sinh con. Nếu sử dụng rau muống trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ khiến vết thương, vết mổ khó lành hơn, gây đau rát và nguy hiểm hơn là để lại sẹo lồi lõm, ngứa rát gây mất thẩm mỹ cho các mẹ. Vì vậy, các mẹ sau sinh nên kiêng rau muống triệt để đến khi sức khỏe được bình phục. Mẹ sinh thường có thể ăn rau muống sau 3 tháng sinh, còn mẹ sinh mổ phải kiêng rau muống hoàn toàn cho tới khi vết thương hồi phục hoàn toàn.
  • Rau muống có tính hàn nên dễ gây tình trạng đi ngoài, lạnh bụng cho mẹ sau sinh. Ngoài ra, vì rau sinh trưởng ở các vùng đất ẩm, ưa nước nên có nhiều kí sinh trùng bám trên rau. Nếu không cẩn thận ăn phải rau chưa sạch sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ và bé.

>>> Phụ nữ sau sinh nên ăn rau gì

>>> Sinh mổ ăn bắp cải được không

>>> Chìa khóa để có nhiều sữa dành cho mẹ sau sinh

Bản thân rau muống là loại thực phẩm rất tốt nhưng nó không phù hợp với những người đang có vết thương hở, và các mẹ sau sinh nên tránh loại rau này để đảm bảo sức khỏe cũng như giữ gìn vẻ đẹp của bản thân. Có rất nhiều loại rau tốt như rau ngót, rau dền đỏ, các trái cây… chị em nên sử dụng để nhanh chóng hồi phục cơ thể. Trên đây là một số những đóng góp về vấn đề có nên hay không sử dụng rau muống đối với phụ nữ sau sinh. Hy vọng bài viết đã đem tới thông tin hữu ích cho gia đình bạn và chúc gia đình luôn mạnh khỏe, bình an.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng tham vấn bác sĩ trước khi thực hiện.

Đẻ xong bao lâu được ăn rau muống

[popup_anything id="3730"]

Đẻ xong bao lâu được ăn rau muống