Dấu hiệu viêm tai giữa ở người lớn

Cần cung cấp thuốc giảm đau khi cần thiết, bao gồm cả trẻ sơ sinh có biểu hiện hành vi đau [ví dụ như kéo hoặc chà xát tai, khóc quá nhiều hoặc ngớ ngẩn]. Thuốc giảm đau uống, chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen, thường hiệu quả; liều lượng dựa trên liều được sử dụng cho trẻ em. Nhiều loại các thuốc nhỏ tai tại chỗ được sử dụng. Mặc dù không được nghiên cứu kỹ lưỡng, một số thuốc nhỏ tai có thể giúp đau nhưng có thể không lâu hơn 20 đến 30 phút. Không nên sử dụng các thuốc nhỏ tai giảm đau khi có thủng màng nhĩ.,

Những người khác, nếu có theo dõi tốt, an toàn có thể được quan sát thấy trong 48 đến 72 giờ và chỉ cho thuốc kháng sinh nếu không có cải thiện; nếu theo dõi theo điện thoại, bạn có thể được kê toa tại lần khám đầu tiên để tiết kiệm thời gian và chi phí. Quyết định theo dõi chưa kê đơn nên được thảo luận với người chăm sóc trẻ.

Tất cả bệnh nhân đều dùng thuốc giảm đau [ví dụ: acetaminophen, ibuprofen].

Ở người lớn, các thuốc co mạch mũi, như phenylephrine 0,25% 3 giọt mỗi 3 giờ, cải thiện chức năng của vòi tai. Để tránh ngạt mũi do thuốc, không nên sử dụng các chế phẩm này > 4 ngày. Thuốc cường giao cảm toàn thân[ví dụ, pseudoephedrine 30 đến 60 mg uống mỗi 6 giờ khi cần] có thể hữu ích. Thuốc chống dị ứng [ví dụ, chlorpheniramine uống 4 mg sau 4 đến 6 giờ trong 7 đến 10 ngày] có thể cải thiện chức năng vòi tai ở những người bị dị ứng nhưng nên dành riêng cho dị ứng thực sự.

Đối với trẻ em, không dùng gây co mạch và cả các thuốc chống histamine đều có lợi.

Có thể thực hiện phẫu thuật trích nhĩ cho một màng nhĩ phồng, đặc biệt nếu có đau liên tục, sốt, nôn hoặc tiêu chảy xuất hiện. Thính lực, đo nhĩ lượng, hình ảnh màng nhĩ và chuyển động của màng nhĩ được theo dõi cho đến khi bình thường..

Các bệnh lý tai mũi họng vô cùng đa dạng và không kém phần nguy hiểm, nhất là viêm tai giữa. Bệnh thường không có biểu hiện điển hình và rất dễ “bỏ quên”. Cách trị viêm tai giữa tại nhà luôn là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều trên các trang mạng. Hiểu được sự lo lắng đó, iSofHcare sẽ giúp bạn tìm cách trị viêm tai giữa tại nhà.

ISOFHCARE | Ngày đăng 11/06/2021 - Cập nhật 11/11/2021

Viêm tai giữa ở người lớn là một tình trạng khá nguy hiểm, do đó người bệnh không nên chủ quan mà phải điều trị kịp thời.

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở phía sau màng nhĩ, thường do dị ứng, cảm lạnh, đau họng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp gây ra. Mặc dù viêm tai giữa phổ biến ở trẻ em, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người lớn. Có thể nói viêm tai giữa ở người lớn là tình trạng rất nghiêm trọng, vì vậy, bạn có thể cần làm các xét nghiệm bổ sung. Để giúp bạn hiểu rõ về viêm tai giữa ở người lớn, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Các dạng viêm tai giữa ở người lớn

Các dạng viêm tai giữa ở người lớn thường gặp như:

  • Viêm tai giữa cấp tính: đây là tình trạng nhiễm trùng tai xảy ra đột ngột, gây sưng và đỏ. Dịch và mủ bị kẹt dưới màng nhĩ. Khi mắc tình trạng này, bạn có thể bị sốt và đau tai.
  • Viêm tai giữa mãn tính: đây là một tình trạng nhiễm trùng tai giữa trong thời gian dài hoặc xảy ra nhiều lần từ nhiều tháng đến nhiều năm. Lúc này, tai có thể chảy dịch [dịch chảy ra từ ống tai] và đi kèm với thủng màng nhĩ và mất thính lực. Thông thường, viêm tai giữa mạn tính không gây đau.
  • Viêm tai giữa ứ dịch: là tình trạng xuất hiện dịch và chất nhầy tích tụ trong tai giữa sau nhiễm trùng. Bạn có thể cảm thấy đầy tai. Điều này có thể xảy ra trong nhiều tháng và ảnh hưởng đến thính giác.
  • Viêm tai giữa mãn tính ứ dịch: là tình trạng dịch vẫn còn ở tai giữa trong một thời gian dài hoặc nó tích tụ hết lần này đến lần khác, mặc dù không gây nhiễm trùng. Viêm tai giữa mạn tính ứ dịch cũng có thể ảnh hưởng đến thính giác.

Nguyên nhân viêm tai giữa ở người lớn

Tai giữa nối với cổ họng bằng vòi Ot – tát [eustachian tube]. Ống này giúp giảm áp lực giữa tai ngoài và tai trong. Cảm lạnh hoặc dị ứng có thể gây kích ứng ống hoặc làm cho khu vực xung quanh nó sưng lên. Điều này có thể khiến dịch từ tai giữa không chảy ra ngoài và tích tụ sau màng nhĩ. Vi khuẩn và virus có thể phát triển trong dịch này và gây nhiễm trùng tai giữa.

Viêm tai giữa có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng một số người sẽ có khả năng mắc cao hơn, như:

Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn

Các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng tai giữa ở người lớn là:

  • Đau ở một hoặc cả hai tai
  • Dịch chảy từ tai
  • Nghe không rõ
  • Đau họng

Bạn cũng có thể bị sốt và trong trường hợp hiếm có thể bị mất cân bằng.

Những triệu chứng viêm tai giữa này có thể giống các dấu hiệu của tình trạng sức khỏe khác. Điều quan trọng là bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu nghĩ rằng bản thân bị viêm tai giữa. Đặc biệt, bạn cũng cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu bị sốt cao, đau dữ dội sau tai hoặc tê liệt ở mặt.

Điều trị viêm tai giữa ở người lớn

Khi bạn đến gặp bác sĩ, họ sẽ kiểm tra bệnh sử và khám sức khỏe tổng quát cho bạn. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng ống soi tai để quan sát tai ngoài và màng nhĩ.

Tiếp theo, họ sẽ dùng đèn soi khí nén thổi một luồng không khí vào tai để kiểm tra màng nhĩ di chuyển tốt không. Nếu màng nhĩ không di chuyển tốt, nghĩa là có dịch tích tụ sau nó.

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn làm thêm đo màng nhĩ. Thử nghiệm này cho biết tai giữa hoạt động tốt như thế nào và có thể giúp bác sĩ tìm thấy bất kỳ thay đổi áp lực trong tai giữa.

Sau khi đã xác định bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị viêm tai giữa phù hợp.

Một số cách chữa viêm tai giữa ở người lớn bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh, dạng uống hoặc thuốc nhỏ tai
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống dị ứng hoặc thuốc nhỏ mũi

Đối với bệnh viêm tai giữa ở người lớn bước sang giai đoạn mạn tính ứ dịch, bác sĩ có thể chỉ định ống thông tai.

Ngoài ra, họ cũng có thể yêu cầu bạn tự thổi vào tai [autoinsufflation]. Trong phương pháp này, bạn sẽ ngậm miệng, bóp mũi và thổi mạnh ra để hơi vào ống Ot – tát. Điều này giúp điều chỉnh áp suất không khí trong tai.

Thực tế, việc điều trị chính xác cho viêm tai giữa sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng mà bạn mắc. Nói chung, nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong 48 – 72 giờ, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Nhiễm trùng tai giữa có thể gây ra các vấn đề lâu dài nếu không được điều trị, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng ở các bộ phận khác ở đầu
  • Mất thính giác vĩnh viễn
  • Làm tê liệt dây thần kinh ở mặt

Trong một số trường hợp hiếm, bạn có thể cần chụp CT hoặc MRI để kiểm tra các nguyên nhân hiếm gặp như ứ mật hoặc khối u.

Mặc dù viêm tai giữa ở người lớn là một tình trạng không phổ biến, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề