Dấu hiệu sởi ở trẻ sơ sinh

Sởi là một trong những căn bệnh lây lan nhanh và dễ trở thành dịch trên diện rộng. Đặc biệt, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Chính vì, nắm bắt các dấu hiệu bệnh sởi sẽ giúp cha mẹ chủ động điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Sởi là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường không khí do virus sởi gây nên. Đây là virus thuộc họ Paramyxoviridae, có đường kính khoảng 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị tiêu diệt với các thuốc khử trùng thông thường hoặc ánh sáng mặt trời, sức nóng… có nhiệt độ khoảng 56 độ C.

Virus sởi có hai kháng nguyên:

– Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).

– Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin)

Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích sinh kháng thể. Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2 – 3 sau khi mọc ban và tồn tại lâu dài. Miễn dịch trong sởi là miễn dịch bền vững.

Ở nước ta, bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, dịch sởi có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào trong năm.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em và người lớn đều có đặc trưng là sốt, viêm đường hô hấp trên, viêm kết mạc và phát ban. Bệnh sởi thường diễn biến qua các giai đoạn sau:

 -Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 10-12 ngày, người bệnh sẽ không có dấu hiệu bệnh sởi, nhưng đến ngày thứ 9-10 thì sẽ có triệu chứng sốt nhẹ.

Dấu hiệu sởi ở trẻ sơ sinh

Nốt sởi ban đầu có màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên

– Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong 4-5 ngày. Đây là khoảng thời gian dễ lây lan, bệnh nhân sẽ gặp các dấu hiệu bệnh sởi như: sốt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nhức đầu… Các tình trạng viêm khởi phát như: viêm ở mắt, chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, mi mắt sưng lên; viêm mũi gây hắt hơi, sổ mũi, giọng khàn, ho có đờm; viêm đường tiêu hóa gây tiêu chảy…

– Giai đoạn phát ban nốt sởi: Các nốt sởi bắt đầu xuất hiện ở sau tai, lan dần sang hai bên má, cổ, xuống ngực, sang hai cánh tay. Trong 24h tiếp theo, nốt sởi lan rộng ra lưng, hông, xuống chân dưới. Nốt sởi ban đầu có màu hồng nhạt, nhưng sau đó sẽ đỏ dần lên. 

– Giai đoạn phục hồi: Các nốt sởi dần biến mất và để lại thâm đen, vết hằn trên da.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, sởi và sốt phát ban đều giống nhau ở thời điểm ủ bệnh, có các biểu hiện thường thấy ở gia đoạn này là:

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C;

– Xuất hiện tình trạng mệt mỏi, lừ đừ;

– Đau đầu, nhức mỏi các cơ bắp;

– Chán ăn, bỏ bú;

– Nôn ói hoặc tiêu chảy.

Dấu hiệu sởi ở trẻ sơ sinh

Ở bệnh sốt phát ban, nốt phát ban sau khi lặn thường không để lại sẹo hoặc vết thâm

Bệnh sốt phát ban sau khi giảm sốt, trẻ sẽ bước vào giai đoạn phát ban kéo dài từ từ 1 – 5 ngày với đặc điểm điển hình của sốt phát ban thông thường là:

– Nốt ban đỏ và sáng;

– Ban mịn, ít sần sùi trên mặt da;

– Ban nổi đồng loạt khắp cơ thể;

– Sau khi lặn thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Trong khi đó, ở bệnh sởi lại có những dấu hiệu đặc trưng khác biệt như sau:

– Ban xuất hiện theo trình tự: Bắt đầu ở sau tai, sau đó lan đến mặt, dần xuống ngực, bụng và nổi kín khắp toàn thân;

– Ban dạng sẩn, gồ lên mặt da;

– Gây ngứa, khó chịu;

– Khi lặn sẽ để lại vết thâm, hay còn gọi là “vằn da hổ”.

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm cấp tính, lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh khi tiếp xúc (nói chuyện, ho, hắt hơi…). Vì vậy, bệnh dễ lây lan nhanh chóng ở những khu vực đông người như: Văn phòng, trường học, khu dân cư…. từ đó bùng phát thành dịch.

Dấu hiệu sởi ở trẻ sơ sinh

Trường học là một trong những địa điểm dễ lây lan bệnh sởi

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là trẻ em – đối tượng có sức đề kháng kém. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển theo chiều hướng xấu, gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Hiện nay, bệnh sởi ở trẻ em chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị cơ bản là khắc phục triệu chứng bệnh, kết hợp cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Sởi tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm sau:

– Viêm tai giữa cấp, viêm phế quản: Đây là biến chứng thường gặp nhất.

– Viêm phổi nặng: Gồm triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng, khi nghe phổi thấy ran nổ, công thức máu thấy bạch cầu tăng cao, trên phim X- quang thấy hình ảnh nốt mờ rải rác ở hai trường phổi.

– Viêm não – màng não: Là biến chứng lên hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng nặng nề. Các biểu hiện gồm: sốt cao, co giật, bí đái, đái dầm, rối loạn ý thức dẫn đế đi vào hôn mê.

– Biến chứng tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, cam tẩu mã – gây hoại tử niêm mạc miệng, hơi thở có mùi hôi. Viêm ruột với biểu hiện tiêu chảy thường nặng nề hơn so với các loại tiêu chảy do virus khác.

– Biến chứng mắt – loét giác mạc, có thể để lại di chứng mù vĩnh viễn.

– Suy dinh dưỡng hậu sởi.

– Sảy thai, sinh non khi mắc sởi ở phụ nữ đang mang thai.

Dấu hiệu sởi ở trẻ sơ sinh

Bệnh sởi có thể gây biến chứng viêm phế quản cho trẻ

Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi trẻ có các dấu hiệu bệnh sởi chuyển nặng sau:

– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.

– Khó thở, thở nhanh.

– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Hy vọng rằng với các thông tin được cung cấp trong bài viết, cha mẹ đã nhận diện được các dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ để có phương án xử trí kịp thời nếu không may trẻ mắc bệnh.

Khoa Nhi là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện Hồng Ngọc, thăm khám và điều trị các bệnh lý về nhi như sởi quai bị rubella, tay chân miệng, tiêu chảy, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản… Khoa luôn mang lại sự hài cho lòng khách hàng với những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và tận tâm.

– Dịch vụ toàn diện: Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp các dịch vụ toàn diện và chuyên sâu dành cho nhi gồm Sơ sinh – Nhi – tiêm chủng vaccine…  để đồng hành cùng các bậc cha mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu từ lọt lòng đến tuổi trưởng thành.

– Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài thấu hiểu tâm lý trẻ, Hồng Ngọc còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các con thoải mái trong môi trường bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Thông tin liên hệ và đặt lịch khám:

KHOA NHI – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG NGỌC

– Cơ sở Yên Ninh: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3927 5568

– Cơ sở Mỹ Đình: Số 8, đường Châu Văn Liêm, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024 7300 8866

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, bệnh nhân cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc TẠI ĐÂY để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng.

  1. Tại sao bệnh sởi có diễn biến nhanh và nặng?

– Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, bệnh sởi xảy ra quanh năm.

– Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Chính vì vậy bệnh dễ mắc thành dịch.

– Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém, dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong.

– Theo thống kê  của tổ chức y tế thế giới (WHO), chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2014 đã ghi nhận gần 56.000 trường hợp mắc sởi. Tại Việt Nam dịch sởi đầu năm 2014 đã có số ca mắc 8.500 và có khoảng 114 trẻ tử vong do sởi.

– Hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ở trẻ em. Cách chữa chủ yếu là cải thiện triệu chứng, vệ sinh cá nhân và chế độ ăn.

  1. Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi

– Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:

+ Sốt cao > 39°C.

+ Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng

Dấu hiệu sởi ở trẻ sơ sinh

+ Chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

  1. Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

– Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C- 40°C.

– Khó thở, thở nhanh.

– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Dấu hiệu sởi ở trẻ sơ sinh

  1. 1 Chăm sóc và theo dõi trẻ bị bệnh tại nhà.

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.

– Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của BS bác sĩ.

– Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

– Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.

– Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.

– Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.

– Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

– Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)

– Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh.

Lưu ý:

  • Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.
  • Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.
  • Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A.

– Bổ xung sung Vitamin A để dự phòng thiếu vitamin này, giúp bảo vệ mắt:

+ Trẻ dưới 6 tháng      : uống 50.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.

+ Trẻ 6- 12 tháng        : uống 100.000 đơn vị / ngày x2 ngày liên tiếp.

+ Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ ngày x2 ngày liên tiếp.

* Trong trường hợp thiếu Vitamin A lặp lại sau 4-6 tuần.

5.1. Tiêm vac xin.

– Tiêm vacxin là biện pháp phòng sởi an toàn nhất.

– Tiêm vaccin phòng bệnh sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng.

– Tiêm phòng muộn không ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.

– Trường hợp đã tiếp xúc với nguồn lây có thể dùng globulin miễn dịch có thể phòng ngừa hoặc làm giảm mức độ nặng của bệnh.

5.2. Vệ sinh cá nhân và môi trường

– Khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.

– Đảm bảo tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.

– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi.

– Tránh tối đa việc dụi mắt,mũi.

– Vệ sinh đường mũi, mắt hàng ngày.

– Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

CNĐD. Đỗ Thị Thúy Hậu – Khoa Truyền nhiễm