Dấu hiệu chuyển phôi không thành công

Thụ tinh trong ống nghiệm áp dụng với những cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây là biện pháp giúp tăng tỷ lệ có con cho các cặp đôi.

Trứng và tinh trùng được kết hợp trong môi trường thuận lợi tạo thành phôi thai. Phôi thai đến 1 mức độ nhất định sẽ được cấy vào tử cung của người mẹ. Đây chính là giai đoạn chuyển phôi. Thông thường, sau khi chuyển phôi thai thì từ 3 - 5 ngày phôi thai sẽ làm tổ trong thành tử cung và sẽ cho những dấu hiệu mang thai đầu tiên.

Để đảm bảo nâng cao tỷ lệ thành công thì trong giai đoạn chuyển phôi, sẽ có 2 - 3 phôi thai được cấy vào tử cung, được thực hiện vào khoảng thời gian sau giai đoạn rụng trứng, lúc này lớp niêm mạc tử cung đủ dày phù hợp cho quá trình phôi thai làm tổ.

Sau khi phôi thai được cấy vào tử cung của phụ nữ, từ 3 - 5 ngày sau đó sẽ tiến hành làm tổ trong tử cung. Thường sau 14 ngày sau khi chuyển phôi sẽ có thể thử thai để biết có thai hay không. Tuy nhiên, nếu như chuyển phôi thất bại sẽ có những dấu hiệu nhận biết sớm.

Chuyển phôi là quá trình phôi thai làm tổ trong tử cung [Ảnh minh họa]

Sẽ có những dấu hiệu chuyển phôi thất bại sớm mà các chị em có thể để ý sẽ nhận thấy, tất cả đều là những thay đổi trên cơ thể. Những dấu hiệu chuyển phôi thất bài như sau:

- Ra máu âm đạo nhiều, có màu nâu sẫm kèm theo đau bụng

Sau từ 5 - 7 ngày chuyển phôi, nếu phôi thai không làm tổ thành công trong tử cung, cơ thể không tiết ra các hormone đồng nghĩa lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra, phản ứng cơ thể giống với chu kỳ kinh nguyệt đã đến.

Ra máu âm đạo nhiều, máu có màu nâu sẫm và kèm theo biểu hiện đau bụng dưới khá giống với đau bụng kinh là dấu hiệu điển hình nhất của chuyển phôi thất bại.

Sau chuyển phôi từ 5 – 7 ngày không thành công sẽ có dấu hiệu ra máu âm đạo nhiều kèm đau bụng như đau bụng đến chu kỳ [Ảnh minh họa]

- Nồng độ hCG không đạt mức

Sau 2 tuần chuyển phôi, xét nghiệm thì nồng độ hCG không đạt mức thì đó là dấu hiệu chuyển phôi đã thất bại.

- Không có các dấu hiệu có thai

Sau khi chuyển phôi 2 tuần, nếu cơ thể không có những dấu hiệu như ngực căng tức, cảm giác buồn nôn, uể oải, cảm giác sốt nhẹ, bụng dưới âm ỉ, rỉ ra một vài giọt máu... thì chưa chắc đã chuyển phôi thành công.

Có rất nhiều nguyên nhân chuyển phôi thất bài, nhưng chủ yếu vẫn là yếu tố tâm lý ảnh hưởng. Những nguyên nhân chuyển phôi thất bại điển hình:

- Tâm lý và chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của người mẹ

Tâm lý lo âu, căng thẳng sẽ khiến cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể, từ đó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Chị em có thể nhận thấy nếu bản thân quá căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, thì với tâm lý bất ổn cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới quá trình chuyển phôi.

Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi bất hợp lý cũng là một trong những yếu tố gây nên chuyển phôi thất bại.

Yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển phôi [Ảnh minh họa]

- Độ tuổi

Sau 30 tuổi số lượng và chất lượng trứng sẽ giảm và khi 40 tuổi chỉ còn 10% trứng bình thường. Do đó, nếu chuyển phôi khi tuổi đã nhiều thì tỷ lệ thành công cũng sẽ thấp hơn.

- Chất lượng trứng và tinh trùng

Tinh trùng khỏe mạnh, trứng tốt sẽ cho ra phôi chất lượng, tăng khả năng bám vào tử cung. Nhưng nếu tinh trùng và trứng không tốt thì cũng giảm đi tỷ lệ chuyển phôi thành công.

- Khả năng tiếp nhận phôi

Từ cung có lớp niêm mạc không quá dày, không mỏng, đủ độ nhày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phôi bám vào tử cung. Nhưng nếu tử cung có niêm mạc quá dày hay quá mỏng cũng là yếu tố gây nên chuyển phôi thất bại.

Sau 2 tuần chuyển phôi thất bại, kiểm tra các chỉ số chắc chắn quá trình chuyển phôi thất bại, người mẹ sẽ dừng uống thuốc hỗ trợ sau chuyển phôi từ 3 - 5 ngày là sẽ có kinh trở lại.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thuốc kích trứng trước và khi thực hiện thủ thuật chuyển phôi, người mẹ được tiêm thuốc kích thích rụng trứng sớm hơn so với chu kỳ rụng trứng bình thường nên chu kỳ kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng của người mẹ sẽ mất 1 - 3 tháng mới trở lại bình thường.

Chuyển phôi thất bại có thể gây nên các yếu tố tâm lý cho người mẹ, tuy nhiên cần phải vượt qua được nỗi buồn, ổn định lại tâm lý để có thể sớm thực hiện lần chuyển phôi sau. Sau khi chuyển phôi thất bại người mẹ:

- Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

- Tâm lý thoải mái

- Không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, cafein...

- Tập các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh, làm việc quá sức.

- Theo dõi chu kỳ để biết tình trạng sức khỏe chuẩn bị cho lần chuyển phôi sau.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dau-hieu-chuyen-phoi-that-bai-nguyen-nhan-va-viec-...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dau-hieu-chuyen-phoi-that-bai-nguyen-nhan-va-viec-nen-lam-d271066.html

Xem thêm chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm

Theo Thùy Dương. [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Sau chuyển phôi xong, bạn cần phải chờ đợi để phôi tiến hành cấy ghép và phát triển trong tử cung. Các dấu hiệu chuyển phôi thất bại thường rất dễ dàng để nhận biết. Tuy nhiên bạn phải đợi ít nhất khoảng vài tuần để có thể chắc chắn 100%.

Các dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Sau khi chuyển phôi vào tử cung người mẹ, khoảng từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14, các dấu hiệu thụ thai có thể xuất hiện. Thậm chí trong một vài trường hợp, các dấu hiệu đã có thể nhận thấy vào ngày thứ 5. Tuy nhiên nhiều mẹ chuyển phôi không thành công. Vậy các dấu hiệu chuyển phôi thất bại như thế nào?

Chuyển phôi

Dễ nhận biết nhất khi bị thất bại trong chuyển phôi chính là ra máu âm đạo. Một vài vết hồng hồng xuất hiện trên quần lót của chị em trong khoảng từ ngày 1 đến ngày 7 sau chuyển phôi thì đó là dấu hiệu an toàn của việc chuyển phôi thành công. Nhưng nếu ra nhiều, máu có màu nâu sẫm, không dứt, kèm theo các triệu chứng đau bụng dữ dội thì đó là dấu hiệu thất bại.

Cũng có một số bà mẹ có phôi tương thích với nội mạc tử cung, nhưng do chế độ ngủ nghỉ, dinh dưỡng không hợp lý khiến lớp nội mạc tử cung không đủ dày, môi trường không tốt thì đến khoảng ngày thứ 10, phôi sẽ bị đẩy ra khiến mẹ bầu bị chảy nhiều máu hơn.

Ngoài ra, từ ngày thứ 7 – 10, mẹ đã có thể mua que thử thai về thử với nước tiểu. Nếu như đã đảm bảo tiến hành đúng quy trình nhưng que thử vẫn chỉ báo 1 vạch, chứng tỏ quá trình chuyển phôi của bạn thất bại.

  • Que thử thai có chính xác không? - Nhiều người thắc mắc “Que thử thai có chính xác không?” mà sao khi muốn thử thai, chị em đều lựa chọn dùng que thử thai đầu tiên. Nội dung bài viết1 Độ chính xác của que thử thai2 Que thử thai phát hiện mang thai bằng cách nào?3 Vì sao dùng que thử thai không chính xác?4 Cách que thử thai cho kết quả chính xác nhất Độ chính xác của que thử thai Nếu bạn muốn biết que thử thai có chính xác không? Thì các chuyên gia về sản khoa cho biết: Dùng que thử thai không...

Nguyên nhân chuyển phôi thất bại 

Độ tuổi

Độ tuổi quyết định rất nhiều đến sự thành bại của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm [IVF]. Tuổi của mẹ bầu càng cao thì chất lượng trứng sẽ càng suy giảm. 

XEM THÊM VIDEO: Phương Pháp Tăng Tỷ Lệ Chuyển Phôi – Thụ Tinh Nhân Tạo

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Tư Vấn

Chất lượng tinh trùng

Đầu tiên là chất lượng tinh trùng. Ngay cả khi tinh dịch đồ cho thấy số lượng, độ linh hoạt, và hình dạng tinh trùng bình thường, vẫn có khả năng tinh trùng có những bất thường DNA. DNA tinh trùng có thể bị tổn thương do cơ thể tiếp xúc với hóa chất hay lạm dụng chất kích thích.

► Tham khảo thêm: Các kiến thức mang thai bổ ích cho bà bầu

Phôi không cấy ghép

Sau khi chuyển phôi vào tử cung của người phụ nữ, nếu nó bám vào thành tử cung và tiến hành cấy ghép ở đó thì tức là thành công. Nhưng nếu nó không chịu cấy ghép, nó sẽ không thể phát triển được và bị đào thải ra bên ngoài khi đến kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng kích thích buồng trứng và sự phát triển nội mạc tử cung không đầy đủ là 2 điều kiện khá phổ biến dẫn đến việc chuyển phôi không thành công.

Trứng kém chất lượng

Chất lượng trứng tốt thì tỉ lệ thành công trong quá trình thụ tinh IVF sẽ cao. Tuy nhiên khi chất lượng trứng kém chất lượng sẽ dẫn đến phôi kém chất lượng hoặc thậm chí không hình thành được dẫn đến quá trình chuyển phôi thất bại.

Một số vấn đề khá thường gặp hiện nay là: lão hóa buồng trứng sớm, điều này dẫn đến tình trạng trứng rụng kém chất lượng hoặc không rụng trứng,…

Cơ thể tự miễn dịch

Một yếu tố khác gây thất bại khi thụ tinh nhân tạo là tình trạng tự miễn dịch. Điều này đồng nghĩa với việc nó không cho phép phôi phát triển dù đã thực hiện cấy ghép thành công.

Các dấu hiệu chuyển phôi thất bại và cách khắc phục

Chế độ sinh hoạt – nghỉ ngơi trước – sau chuyển phôi chưa hợp lý

Xuất phát từ chế độ nghỉ ngơi ăn uống của các mẹ không hợp lý khiến tử cung của chị em quá dày hoặc quá mỏng, nên không có môi trường tương thích với phôi thai nên phôi thai sẽ bị đẩy ra dẫn đến tình trạng ra máu âm đạo nhiều.

Như vậy, với nguyên nhân cấy ghép phôi không thành công trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình trạng này và gia tăng tỷ lệ mang thai trong lần cấy ghép kế tiếp.

  • [Giải Đáp] Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ? - Chị em sau khi thực hiện những bước cuối cùng của quy trình IVF đều rất muốn biết sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ. Dưới đây là giải đáp chi tiết của chuyên gia sản khoa uy tín. Các dấu hiệu chuyển phôi thất bại và cách khắc phục Dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi, chị em IVF kiểm tra ngay đi Nội dung bài viết1 Sau chuyển phôi bao lâu thì phôi làm tổ?2 Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi3 Những lưu ý giúp tăng tỷ lệ thành công sau chuyển phôi Sau chuyển...

Nên làm gì để tránh chuyển phôi thất bại?

Tuy tìm ra nguyên nhân nhưng độ tuổi, chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng… rất khó để khắc phục. Cách duy nhất có hiệu quả lúc này chính là thay đổi chế độ dinh dưỡng trước và sau khi chuyển phôi để an tin vui đến với cả nhà.

  • Tránh tuyệt đối các đồ uống có gas, cồn, kích thích như bia rượu hay cà phê, thuốc lá.. 
  • Không vận động mạnh và không làm những công việc nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của phôi thai.
  • Sau chuyển phôi, không nên uống nước dừa tươi, đu đủ, rau ngót dễ dẫn đến tuột phôi thai khi nó đang trong giai đoạn phân chia tế bào dẫn đến sảy thai.
  • Để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi thành công, các mẹ nên dành từ 30 – 60 phút tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng. 

Mong ngóng, hồi hộp rồi thất vọng khi chuyển phôi thất bại là điều không phải ai cũng mong muốn. Hy vọng bài viết này của An Thái Phương sẽ giúp ích nhiều cho các bạn biết được nguyên nhân và các dấu hiệu chuyển phôi thất bại để có thể tìm được cách khắc phục. Chúc bạn sớm có tin vui!

GỌI HOTLINE: 1900.4539 – 033.249.6789 ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bác Sĩ Chương

Video liên quan

Chủ Đề