Content word and function word là gì

Nếu ngữ âm học [phonetics] nghiên cứu về góc độ sinh lý của việc cấu tạo âm; âm vị học [phonology] nghiên cứu về hệ thống âm của một ngôn ngữ, hình thái học [morphology] nghiên cứu về sự hình thành từ, cú pháp [syntax] nghiên cứu về cấu trúc và trật tự của câu, ngữ nghĩa học [semantics] nghiên cứu về nghĩa của từ [lexical semantics] và nghĩa của câu [sentence semantics], ngữ dụng học [pragmatics] nghiên cứu về cách mà văn cảnh giao tiếp tham gia vào quá trình tạo nghĩa và giải nghĩa, thì văn phạm hay ngữ pháp [grammar] nghiên cứu các quy tắc và chuẩn mực định hình sự hình thành từ, hình thành câu, và cả hình thành nghĩa. Nói cách khác, ngữ pháp liên quan đến cả ba cấp độ, cấp độ từ, cấp độ câu lẫn cấp độ nghĩa. Chính vì grammar không chỉ xoay quanh cấp độ ngữ [constituent], nên mình nghĩ rằng dùng từ văn phạm nghe sẽ phù hợp hơn. Nhưng vì từ ngữ pháp đã trở nên quá thông dụng, nên mình sẽ dùng từ ngữ pháp.

Ngoài những nhánh nghiên cứu ngôn ngữ nói trên, nhân tiện có thể đề cập đến ký hiệu học [semiotics], vốn được đề xuất bởi Saussure và sau được phát triển thành một truyền thống học thuật đáng kể. Trong thời gian mình học sư phạm, cũng có những bộ môn thú vị như phong cách học [stylistics], phân tích ngôn từ [discourse analysis], phân tích đối chiếu [contrastive analysis] và các bộ môn nghiên cứu ngôn ngữ với tiếp cận liên ngành như ngôn ngữ học tri nhận [cognitive linguistics] hay ngôn ngữ xã hội học [sociolinguistics].

Bàn về ngữ pháp, trước hết có lẽ nên bàn về hai thái độ trong ngữ pháp: chuẩn tắcmiêu tả.

ngữ pháp chuẩn tắc [prescriptive grammar] và ngữ pháp miêu tả [descriptive grammar]

Trong khi ngữ pháp miêu tả [descriptive structure] thuần túy quan sát, không phán xét, mà phân tích để xác định các kiểu mẫu trong sử dụng ngôn ngữ thực tế ở các cộng đồng cụ thể, và vì thế trở thành một thái độ được lựa chọn của những nhà ngôn ngữ học, nhân học, hay dân tộc học, thì ngữ pháp chuẩn tắc [prescriptive grammar] trình bày những quy tắc nên được tuân thủ khi sử dụng một ngôn ngữ, lấy đó làm tiêu chuẩn để đánh giá đúng ngữ pháp hay sai ngữ pháp [grammatical ungrammatical], và trở thành một thái độ được lựa chọn của những nhà sư phạm. [Sự phân biệt này có thể liên quan đến khái niệm đánh dấu [markedness] trong ngôn ngữ xã hội học [sociolinguistics]; mình sẽ tìm hiểu sau]

Điều này, ở một chừng mực nào đó, gần với mối quan hệ giữa cách phát âm [pronunciation] và giọng [accent], giữa langue parole theo Saussure, giữa structure event theo Levi-Strauss, giữa language style theo Barthes, giữa repetition difference theo Deleuze.

Trong thực tế, có những câu nói phổ biến nhưng theo ngữ pháp chuẩn tắc thì không đúng ngữ pháp, chẳng hạn:

I dont have no time to waste [mà đúng ngữ pháp phải là: I dont have any time to waste/ I have no time to waste]

Cũng có những cách nói tuy không đúng ngữ pháp chuẩn tắc, nhưng người bản ngữ nghe rất thuận tai:

Who do you think we should invite? [theo ngữ pháp chuẩn tắc phải là Whom do you think we should invite?]

hoặc

What do you attribute her success to? [theo ngữ pháp chuẩn tắc phải là To what do you attribute her success?]

Nhưng, chính power-knowledge mới tạo nên thực tại, và tạo nên chúng ta, vậy nên nếu chấp nhận sự giải tập trung của ngữ pháp, cũng tức là xem sự hợp lệ của các biến thể ngôn ngữ [variety] tương đương với nhau, và không tồn tại cái gì gọi là chuẩn thì có thể chúng ta sẽ không có cơ sở để hiểu nhau. Thế nên từ góc độ sư phạm, ngữ pháp chuẩn tắc mới là cơ sở cho học tập và giảng dạy. Tất nhiên, người học sẽ luôn có những thắc mắc mang tính thực tiễn, và chỉ đến khi đó ta mới phải vận dụng đến ngữ pháp miêu tả để giải thích. Cái quan trọng là phải luôn trong một tâm thế cởi mở và linh hoạt, khi mà việc dùng ngôn ngữ trong thực tế luôn đứng giữa hai chiều ổn định chuyển động, truyền thống thay đổi.

thành phần câu [constituent]

Phân tích cú pháp với sơ đồ cây [tree diagram], ta thấy rõ rằng một câu được tạo bởi các thành phần câu [constituent], thường là những từ [word] hoặc cụm từ [phrase]. Nếu là cụm từ, thì nó sẽ chứa một từ làm đầu [head hoặc headword]. Từ loại [part of speech hay word class] của đầu sẽ quyết định loại thể của cụm từ.

Có những từ loại sau: danh từ [noun], động từ [verb], tính từ [adjective], trạng từ [adverb], giới từ [preposition], liên từ [conjunction], và định từ, hay cách dịch phổ biến hơn là từ hạn định [determiner].

danh từ [noun]

Các đại từ [pronoun] có thể xem như một tập con của danh từ. Các trợ động từ [auxiliary verb] có thể xem như tập con của động từ.

Hai danh từ có thể kết hợp với nhau để tạo thành danh từ ghép [compound noun], chẳng hạn bus stop. Đây là hiện tượng ghép từ [compounding], một quá trình sản sinh [productive process] cho phép người dùng ngôn ngữ tạo ra những từ mới khi cần. Hiện tượng này cũng diễn ra ở các từ loại khác, như giữa hai động từ V-V [freeze-dry] hay Adj Adj [bittersweet]. Từ ghép [compound] cũng có thể được tạo thành từ việc ghép hai từ khác loại, như Adverb-verb [downsize], hay Adj Noun [greenhouse].

Có một thắc mắc phát sinh là làm sao để phân biệt một từ ghép Adj Noun, như greenhouse với một cụm danh từ gồm tính từ và danh từ, như green house? Về mặt cú pháp, có những cách để chẩn đoán sự khác biệt giữa hai thứ này. Còn về mặt phát âm, thì trọng âm [stress] sẽ đảm nhiệm việc đó.

từ hạn định [determiner]

Từ hạn định sẽ chứa trong nó các tập con: mạo từ xác định [definite article], mạo từ không xác định [indefinite article], từ hạn định chỉ định [demonstrative determiner], từ hạn định chỉ số lượng [quantifying determiner hay quantifier], và các số [number]. Những từ hạn định sở hữu [possessive determiner] cũng có thể xem là tập con của từ hạn định.

trạng từ [adverb]

Trạng từ thì có nhiều loại: trạng từ chỉ tần suất [adverbs of frequency], trạng từ chỉ cấp độ [adverbs of degree], trạng từ chỉ cách thức [adverbs of manner], trạng từ tình thái cho câu [sentence adverbs].

tính từ [adjective]

Tính từ [adjective] thì có thể định tính cho danh từ bằng hai cách: ở vị trí thuộc ngữ [attributive] hoặc ở vị trí vị ngữ [predicative]. Đây là một ví dụ tiêu biểu về cái gọi là các đặc điểm phân bổ [distributional properties] của từ loại.

liên từ [conjunction]

Liên từ thì có thể phân thành liên từ kết hợp [coordinating conjunction hay coordinator], như for, and, nor, but, or, yet, so vốn dùng để kết hợp hai thành phần câu cùng loại, như là cùng là cụm từ cùng loại hoặc cùng là mệnh đề [clause]. Trong một số trường hợp, liên từ kết hợp cũng có thể kết hợp hai thành phần câu khác loại. Có những liên từ đi theo bộ, và do đó gồm hai thành phần, gọi là những liên từ kết hợp tương quan [correlative coordinator], như either or, neither nor, not only but also, both and, và whether or.

Ngoài liên từ kết hợp, còn có liên từ phụ thuộc [subordinating conjunction, hay subordinator], luôn luôn dùng để liên kết một mệnh đề phụ với mệnh đề chính. Chẳng hạn: If, whether, that, after, although, as much as, as long as, as soon as, because, before, in order that, lest, since, so that, than, though, unless, until, when, where, wherever, whenever, while, hay whereas.

cụm từ [phrase]

Như đã nói ở trên, mỗi cụm từ có một đầu, và từ loại của đầu sẽ quy định loại thể của cụm từ. Có những loại cụm từ sau: cụm danh từ [NP], cụm động từ [VP], cụm tính từ [AdjP], cụm trạng từ [AdvP], cụm giới từ [PrepP],

thuộc về một loại từ cụ thể. Các cụm từ đều có một đầu [head hay headword], đó là từ xác định chức năng của thành phần câu. Nếu đầu là danh từ, thì ta có cụm danh từ [noun phrase NP], nếu là tính từ thì ta có cụm tính từ [adjective phrase AdjP]. Tương tự ta có cụm trạng từ [Adverb Phrase AdvP], cụm giới từ [Prepositional phrase PrepP] và cụm động từ [Verb Phrase VP].

Trong một cụm từ, ngoài đầu thì còn có trước đầu [prehead], như là từ hạn định, và sau đầu [posthead], như là mệnh đề quan hệ [relative clause].

hÌnh thái [form] và chức năng [function]

Từ loại chỉ là hình thái [form]. Khi phân loại từ là chúng ta chỉ đang dán nhãn cho những tiêu chí hình thức [formal criteria]. Còn khi nhìn nhận các từ và cụm từ trong cấu trúc câu, tập trung vào vai trò của chúng trong hình thành câu, chúng ta buộc phải nói đến chức năng [function] của từ hoặc cụm từ. [Đột nhiên nhớ đến nguyên lý form follows function trong kiến trúc và thiết kế công nghiệp đầu thế kỷ 20]

Bất cứ câu nào cũng được hình thành từ hai thành phần câu [constituent] lớn nhất là chủ ngữ [subject], trả lời cho câu hỏi ai hay cái gì, và vị ngữ [predicate], trả lời cho câu hỏi như thế nào. Bản thân bên trong vị ngữ lại có thể chứa những thành phần câu nhỏ hơn, đảm nhiệm các chức năng:

  • tân ngữ trực tiếp [Direct Object DO], chỉ có NP mới đảm nhiệm được chức năng này, thường đứng sau ngoại động từ 1 tân ngữ [monotransitive verb].
  • tân ngữ gián tiếp [Indirect Object IO], chỉ có NP mới đảm nhiệm được chức năng này, thường đi với những ngoại động từ 2 tân ngữ [ditransitive verb].
  • bổ ngữ cho chủ ngữ [Subject Complement SC], có thể là NP hoặc AdjP, thường đi cùng với động từ nối [linking verb].
  • bổ ngữ cho tân ngữ [Object Complement OC], có thể là NP hoặc AdjP, thường đi sau tân ngữ trực tiếp.
  • định ngữ [Adjunct], có thể là NP, là PrepP, là AdvP, hoặc mệnh đề quan hệ [relative clause] đảm nhiệm, dùng để xác định thời gian, nơi chốn, hoặc nguyên do. Từ góc độ cú pháp, Adjunct không phải là thành phần câu bắt buộc phải có vì nếu bỏ nó đi thì câu vẫn đúng ngữ pháp. Nhưng từ góc độ nghĩa của câu, Adjunct vẫn cần thiết vì nó tham gia vào việc tạo nghĩa.
  • tân ngữ giới từ [Prepositional Object PO]: luôn được đảm nhiệm bởi PrepP, thường đứng sau những động từ có giới từ [prepositional verb].
  • bổ ngữ giới từ [Prepositional Complement PC]: luôn được đảm nhiệm bởi PrepP.

Cần phân biệt giữa tân ngữ của một giới từ [object of a preposition] với tân ngữ giới từ [PO]. Tân ngữ giới từ có chức năng ở cấp độ câu, vì đầu của cụm giới từ là một phần của một động từ có giới từ. Còn tân ngữ của một giới từ thì là một sau đầu, chỉ là một NP đứng sau một P và tạo thành một thành phần câu với giới từ đó, tức là chỉ tham gia tạo câu ở cấp độ cụm từ.

mệnh đề [clause], câu [sentence], và sự phụ thuộc [subordination]

Một câu có thể chứa nhiều hơn một mệnh đề [clause], vốn là đơn vị cú pháp chứa chỉ một chủ ngữ và một vị ngữ. Mệnh đề cũng có nhiều hình thái, đảm nhiệm những chức năng tương ứng:

  • Mệnh đề trần thuật [declarative] có hình thái là S-V-[O], đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin.
  • Mệnh đề nghi vấn [interrogative] có hình thái là Aux-S-[V]-[O] đảm nhiệm chức năng truy vấn thông tin.
  • Mệnh đề cảm thán [exclamative] có hình thái là What/how-NP/AdjP/AdvP-S-V, đảm nhiệm chức năng bày tỏ cảm xúc.
  • Mệnh đề cầu khiến [imperative] có hình thái là V-[O], đảm nhiệm chức năng chỉ định, yêu cầu, mời gọi.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, hình thái và chức năng không có quan hệ một đối một. Mệnh đề nghi vấn có thể dùng để cảm thán [What are you talking about?]; Mệnh đề trần thuật có thể dùng để hỏi [After that, you went directly home?].

Nhưng nhiều khi một câu có nhiều hơn 1 mệnh đề, và nó trở thành câu phức [complex sentence] hay câu ghép [compound sentence]. Khi đó, cần phân biệt giữa mệnh đề chính [main clause] và mệnh đề phụ [subordinate clause hay subclause], và phân biệt giữa mệnh đề giới hạn [finite clause] và mệnh đề không giới hạn [non-finite clause].

Mệnh đề chính [main clause] và mệnh đề phụ [subclause]

Một số ví dụ về mệnh đề phụ:

[i] She went to bed early because she was tired.

[ii] As soon as they arrived, we had dinner.

[iii] Theyll send us the information if we give them our address.

Những mệnh đề phụ trên đây đóng vai trò như một định ngữ, tương tự như một AdvP hay PrepP. Với chức năng này, mệnh đề phụ được gọi là mệnh đề trạng ngữ [adverbial clause]. Nếu bỏ chúng đi thì câu vẫn đúng ngữ pháp, và cái phần mệnh đề còn lại đó vẫn đủ nghĩa; nó được gọi là mệnh đề nhúng [embedding clause].

Nhưng mệnh đề phụ không phải lúc nào cũng là định ngữ, nghĩa là từ góc độ cú pháp, nếu bỏ chúng đi thì câu bị thiếu, chẳng hạn:

[a] They said that theyd be late.

[b] I wonder if theyll finish on time.

[c] She explained why she wanted to change jobs.

[d] What he does for a living is no business of yours.

[e] She became what she had always despised.

Trường hợp [a] và [b], mệnh đề phụ bắt đầu với if và that đóng vai trò là DO. Trường hợp [c], mệnh đề phụ bắt đầu với wh- cũng đóng vai trò DO. Trường hợp [d], mệnh đề phụ đóng vai trò S. Trường hợp [e], mệnh đề phụ đóng vai trò SC.

Cũng nên phân biệt hai loại mệnh đề phụ là mệnh đề quan hệ [relative clause] và mệnh đề đồng vị [appositive clause]. Trong hai ví dụ sau thì [1] là mệnh đề quan hệ, còn [2] là mệnh đề đồng vị ngữ.

[1] The idea that/which she put forth at the meeting is a good one.

[2] The idea that she might have to relocate makes her anxious.

Trong khi mệnh đề phụ ở [1] dùng để xác định chủ ngữ, theo đó, cho phép dùng which thay cho that, thì mệnh đề phụ ở [2] dùng để trình bày/làm rõ nội dung của chủ ngữ, chỉ cho phép dùng that. Mệnh đề quan hệ phổ biến hơn mệnh đề đồng vị ngữ.

Trong một câu có nhiều hơn 1 mệnh đề, mối quan hệ giữa hai mệnh đề không nhất thiết phải là chính phụ, được nối với nhau bởi liên từ phụ thuộc, mà có thể là đồng đẳng, lúc đó cả hai mệnh đề đều là mệnh đề kết hợp [coordinated clause], được nối với nhau bởi liên từ liên từ kết hợp.

Mệnh đề giới hạn [finite clause] và mệnh đề không giới hạn [non-finite clause]

Mệnh đề giới hạn là mệnh đề có chủ ngữ và động từ được biến đổi theo thì [tense], bao gồm cả những động từ khiếm khuyết [modal verb]. Những mệnh đề cầu khiến, dù không có chủ ngữ, nhưng cũng được xem là mệnh đề giới hạn. Những mệnh đề giả định [subjunctive clause] cũng vậy.

Nhưng nếu chủ ngữ không có và động từ cũng không bị biến đổi theo thì, mà chỉ là nguyên mẫu không to [bare infinitive], nguyên mẫu có to [to-infinitive] hoặc phân từ -ing [-ing participle] thì chúng được gọi là mệnh đề không giới hạn. [bởi vì cái phần chủ ngữ đã bị mở ra để gắn với một phần của một mệnh đề khác]. Chẳng han:

They saw him leave the premises.

She wants us to leave now.

I dont really enjoy travelling alone.

Given the chance, Id go back there again.

Nếu mệnh đề giới hạn có thể là mệnh đề chính hoặc mệnh đề phụ, thì mệnh đề không giới hạn chỉ có thể là mệnh đề phụ mà thôi.

Share this:

Có liên quan

  • Theodor W. Adorno
  • 11/10/2021
  • In "khi-không-làm-gì"
  • Biến thiên của quốc văn trên trang báo, chí
  • 24/11/2021
  • In "khi-không-làm-gì"
  • Nguyễn Tuân, Nhìn rõ sai lầm, 1953
  • 04/11/2021
  • In "khi-không-làm-gì"

Video liên quan

Chủ Đề