Công thức tính tổng dãy số liên tiếp

Tính tổng một dãy số là dạng toán học sinh thường gặp trong chương trình Toán 6, đặc biệt là các chuyên đề nâng cao, đòi hỏi phải có sự sáng tạo và thể hiện được sự thông minh. Thầy Phạm Ngọc Hưng, giáo viên môn Toán tại HOCMAI sẽ giúp học sinh hệ thống các kiến thức cần nhớ và các phương pháp để xử lí dạng bài tập này.

Thế nào là bài toán tính tổng một dãy số?

Với bài toán tính tổng một dãy số, đề bài thường cho một dãy gồm nhiều số hạng. Tuy nhiên, trước mỗi số hạng không nhất định phải là dấu cộng, mà có thể là dấu trừ hoặc bao gồm cả dấu cộng và dấu trừ.

Ví dụ: Tính tổng A= 1+2+3+…+100

B=1+2-3+4-5+…+99-100

Ngoài ra, khác với kiến thức được học ở lớp dưới, nhiều bài toán tính tổng trong phạm vi kiến thức lớp 6 có số hạng không chỉ là một số, mà còn là tích của hai hay nhiều số.

Ví dụ: Tính tổng S= 1.2 + 2.3 + 3.4 + … +99.100

Thầy Hưng trong video bài giảng từ HOCMAI

Phương pháp làm bài toán tính tổng một dãy số

Để giải được dạng bài này, thầy Hưng lưu ý học sinh cần hiểu được quy luật hình thành dãy số, chẳng hạn, bài toán tính A=1+2+3+…+100, A là tổng các số nguyên liên tiếp từ 1 đến 100. Sau đó xác định số số hạng trong dãy số, tức là cần biết xem tổng đó gồm bao nhiêu số hạng và vận dụng các cách tính toán theo từng bài tập.

3 cách làm bài toán tính tổng một dãy số:

Cách 1. Nhóm thành các tổng, mỗi tổng có giá trị bằng 0.

Cách này thường được áp dụng khi trong dãy số có cả dấu cộng hoặc dấu trừ đan xen nhau.

Cách 2. Phân tích mỗi số hạng thành hiệu của hai số khác.

Khi đó, cộng các hiệu sẽ triệt tiêu được các số giống nhau. Thường áp dụng với các bài tập có số hạng là tích của hai hay nhiều thừa số.

Cách 3. Công thức tính đối với dãy số cách đều

Dãy số cách đều là dãy số có khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp không thay đổi. Khi đó, ta có thể áp dụng công thức:

Công thức trích từ video bài giảng của thầy Phạm Ngọc Hưng

Nếu các bạn học sinh còn băn khoăn hoặc không nhớ cách tìm số số hạng cho một dãy số thì có thể tham khảo ngay công thức dưới đây:

Số số hạng = [Số cuối – Số đầu] : Khoảng cách + 1

Luyện tập giải các bài tập tính tổng một dãy số

Thầy Hưng cũng chia sẻ: “Cách tốt nhất để thành thạo thạo cách giải những bài tập này là các em học sinh cần chăm chỉ và thường xuyên luyện tập để quen với nhiều dạng dãy số khác nhau”.

Các bạn học sinh tham khảo thêm hướng dẫn giải chi tiết một số ví dụ trong video: 

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới, HOCMAI giới thiệu đến quý phụ huynh và học sinh Chương trình Học tốt 2019-2020. Khóa học gồm đầy đủ các môn học quan trọng từ lớp 6 đến lớp 9, do các thầy cô giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ, trang bị kiến thức mới bám sát sách giáo khoa và xóa tan nỗi lo đi tìm lớp học hè cho con của phụ huynh.

>>> Đăng ký ngay từ bây giờ để nhận nhiều ƯU ĐÃI HẤP DẪN từ HOCMAI: //bit.ly/bi_kip_giai_dai_so_6

Mọi thắc mắc liên quan đến khóa học, phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ cho HOCMAI qua hotline 0936 58 58 12 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí!

Bài toán tính tổng dãy số là bài có một dãy số gồm nhiều số hạng, tuy nhiên trước mỗi số hạng không nhất định phải là dấu cộng mà có thể là dấu trừ hoặc bao gồm cả dấu cộng và dấu trừ

Công thức tính tổng dãy số cách đều

Công thức tính tổng dãy số cách đều = [số hạng đầu + số hạng cuối] x số số hạng có trong dãy : 2

Tính số cuối cách đều = số hạng đầu + [số số hạng – 1] x đơn vị khoảng cách

Tính số đầu cách đều = số hạng cuối– [số số hạng trong dãy – 1] x đơn vị khoảng cách

Tính số số hạng trong dãy = [số hạng cuối – số hạng đầu] : đơn vị khoảng cách + 1

Tính trung bình cộng = trung bình cộng của số hạng đầu và số hạng cuối trong dãy

Chú ý:

  • Bài toán tính tổng dãy số cách đều thì ta chỉ nên quan tâm đến số hạng đầu, số hạng cuối và số số hạng có trong dãy, hai số liên tiếp cách nhau bao nhiêu đơn vị [đơn vị khoảng cách]
  • TRong bài toán có số hạng là lẻ thì số ở giữa bằng ½ tổng mỗi cặp [số đầu + số cuối]
  • Tùy vào bài toán tính dãy số tăng hoặc giảm để vận dụng vào những công thức trên sao cho phù hợp nhé

Ví dụ: Cho dãy số 2, 5, 8, 11, 14, 17, 20, 23, 26. Biết dãy số cách đều nhau 3 đơn vị, có 9 số hạng, số hạng đầu là 2 và số hạng cuối bằng 26

Lời giải:

Áp dụng công thức tính tổng dãy số cách đều ở trên ta có:

Tổng = [2 + 26] x 9 : 2 = 126

Số cuối = 2 + 3 x [9 – 1] = 26

Số đầu = 26 – 3 x [9 – 1] = 0

Số số hạng = [26 – 1] : 3 + 1 = 9,3

TB cộng = [2 + 5 + 8 + 11 + 14 + 17 + 20 + 23 + 26] : 9 = [ 2 + 26] : 2 = 14 hay = số ở giữa là 14

  • Bài Toán tính tổng của dãy số có quy luật cách đều
  • Một số bài tự luyện

Bài Toán tính tổng của dãy số có quy luật cách đều

Muốn tính tổng của một dãy số có quy luật cách đều chúng ta thường hướng dẫn học sinh tính theo các bước như sau:

Bước 1: Tính số số hạng có trong dãy: [Số hạng lớn nhất của dãy - số hạng bé nhất của dãy]: khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1

Bước 2: Tính tổng của dãy: [Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của dãy] x số số hạng có trong dãy : 2

Ví dụ 1: Tính giá trị của A biết:

A = 1 + 2 + 3 + 4 + ........................... + 2014.

Phân tích: Đây là dạng bài cơ bản trong dạng bài tính tổng của dãy có quy luật cách đều, chúng ta hướng dẫn học sinh tính giá trị của A theo 2 bước cơ bản ở trên.

Bài giải

Dãy số trên có số số hạng là:

[2014 – 1] : 1 + 1 = 2014 [số hạng]

Giá trị của A là:

[2014 + 1] x 2014 : 2 = 2029105

Đáp số: 2029105

Ví dụ 2: Cho dãy số: 2; 4; 6; 8; 10; 12; ...............

Tìm số hạng thứ 2014 của dãy số trên?

Phân tích: Từ bước 1 học sinh sẽ tìm ra cách tìm số hạng lớn nhất trong dãy là: Số hạng lớn nhất = [Số số hạng trong dãy – 1] x khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp+ số hạng bé nhất trong dãy.

Bài giải

Số hạng thứ 2014 của dãy số trên là:

[2014 – 1] x 2 + 2 = 4028

Đáp số: 4028

Ví dụ 3: Tính tổng 50 số lẻ liên tiếp biết số lẻ lớn nhất trong dãy đó là 2013 ?

Phân tích: Từ bước 1 học sinh sẽ tìm ra cách tìm số hạng bé nhất trong dãy là: Số hạng bé nhất = Số hạng lớn nhất - [Số số hạng trong dãy – 1] x khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp. Từ đó học sinh sẽ dễ dàng tính được tổng theo yêu cầu của bài toán.

Bài giải

Số hạng bé nhất trong dãy số đó là:

2013 - [50 – 1] x 2 = 1915

Tổng của 50 số lẻ cần tìm là

[2013 + 1915] x 50 : 2 = 98200

Đáp số: 98200

Ví dụ 4: Một dãy phố có 15 nhà. Số nhà của 15 nhà đó được đánh là các số lẻ liên tiếp, biết tổng của 15 số nhà của dãy phố đó bằng 915. Hãy cho biết số nhà đầu tiên của dãy phố đó là số nào ?

Phân tích: Bài toán cho chúng ta biết số số hạng là15, khoảng cách của 2 số hạng liên tiếp trong dãy là 2 và tổng của dãy số trên là 915. Từ bước 1 và 2 học sinh sẽ tính được hiệu và tổng của số nhà đầu và số nhà cuối. Từ đó ta hướng dẫn học sinh chuyển bài toán về dạng tìm số bé biết tổng và hiêu của hai số đó.

Bài giải

Hiệu giữa số nhà cuối và số nhà đầu là:

[15 - 1] x 2 = 28

Tổng của số nhà cuối và số nhà đầu là:

915 x 2 : 15 = 122

Số nhà đầu tiên trong dãy phố đó là:

[122 - 28] : 2 = 47

Đáp số: 47

Bước 1: Xác định quy luật của dãy số.

Bước 2: Tính số số hạng có trong dãy.

Số số hạng = [Số hạng lớn nhất của dãy – số hạng bé nhất của dãy]: khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp trong dãy + 1

Ví dụ: từ số 1,2,3…45 có số số hạng là: [45-1]:1 + 1 = 45 [số]

Bước 3: Tính tổng của dãy theo công thức:

Tổng = [Số hạng lớn nhất của dãy + số hạng bé nhất của dãy] x số số hạng có trong dãy : 2

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề