Composite nha khoa là gì

Lượt xem : 1473

Xin chào bác sĩ ! Răng tôi bị sứt một miếng nhỏ ở ngay răng cửa hàm trên. Hiện tại thì vẫn chưa tháy có xuất hiện triệu chứng ê buốt. Nhưng vì ở vị trí răng cửa nên nó hơi mất thẩm mỹ. Tôi có ý định đi trám răng, mong bác sĩ tư vấn cho tôi phương pháp trám tốt nhất và có nên trám răng bằng composite không ?. Tôi xin cám ơn ạ!

Linh [  Nha Trang ]

Có nên trám răng bằng Composite không?

Trả lời

Xin chào bạn Linh! Rất cám ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho nha khoa chúng tôi. Vấn đề bạn băn khoăn sẽ được bác sĩ chuyên khoa của Nha khoa Đăng Lưu trả lời như sau :

Có nên trám răng bằng Composite không ?

Bạn Linh thân mến! Hiện nay có rất nhiều phương pháp trám răng với cách thực hiện và vật liệu trám khác nhau. Mỗi loại vật liệu trám cũng có ưu và nhược điểm riêng.

Tuy nhiên, trám răng bằng Composite lại là kỹ thuật trám răng phổ biến nhất và được các chuyên gia đánh giá khá cao. Trám răng bằng Composite có thể khắc phục được một số nhược điểm của các loại vật liệu trám răng thế hệ cũ. 

Trám răng bằng vật liệu Composte là một kỹ thuật hàn trám đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Vật liệu này sẽ bù đắp những khoảng trống khiếm khuyết trên răng hay sau khi điều trị các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy,…

Ưu điểm của vật liệu trám Composite

Composite là chất liệu tổng hợp quan trọng có nhiều ưu điểm nổi bật có thể thay thế rất tốt cho mô răng thật cũng như phần men răng bị mất do bệnh lý hoặc tác động khác. Composite đã được sử dụng nhiều trong nha khoa từ những năm đầu thập niên 90 đến nay và đã chứng minh được là chất liệu hàn trám khó có thể thay thế được bởi các chất liệu hàn răng khác.

Trám răng giúp ngăn chặn sâu răng hiệu quả

Composite dễ dàng thao tác trong khi trám giúp bác sĩ phục hình có thể thực hiện trám hiệu quả và thẩm mỹ cho nhiều kiểu răng với những khiếm khuyết khác nhau. Composite có màu giống màu răng thật nên khi trám trên răng ít tạo ra sự chệnh lệch về màu răng.

Độ bền của chất liệu khi được đông cứng là khá lớn, đảm bảo tốt cho việc ăn nhai và chịu được lực lớn, duy trì được nhiều năm. Đây cũng là chất liệu có giá thành rẻ, thời gian thực hiện chỉ cần một lần là hoàn thành mà không phải tái khám nhiều lần.

Hạn chế của vật liệu Composite

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, miếng trám Composite cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: Vật liệu dạng xốp nên dễ ngấm màu thực phẩm, thế nên sau một thời gian sử dụng, màu sắc của vật liệu không còn được như lúc ban đầu. Ngoài ra, miếng trám có thể bị bong tróc nếu chúng ta dùng lực mạnh để nhai cắn thức ăn, nhất là khi trám ở vùng rìa của răng.

Một số vật liệu trám được sử dụng phổ biến hiện nay

Ngoài vật liệu trám Composite, các bạn có thể sử dụng 1 trong các loại trám dưới đây:

Vật liệu Silicat

Silicat là vật liệu trám ra đời sau Amalgam và được sử dụng phổ biến với những ưu điểm sau:

Màu sắc gần giống màu răng thật nên mang lại độ thẩm mỹ cao

Thành phần trong vật liệu có chưa Flour giúp chống sâu răng hiệu quả

Chi phí trám răng tương đối thấp

Hạn chế của vật liệu này là độ bền không cao và khả năng chịu lực nhai cũng như chống mài mòn kém hơn so với Composite.

Lựa chọn vật liệu trám phù hợp với vị trí cần trám

Vật liệu kim loại quý

Vật liệu trám kim loại quý bao gồm vàng, bạc, đồng có độ cứng chắc cao và độ chịu lực tốt. Tuy nhiên, màu sắc của vật liệu trám này khác hẳn với màu men răng thật nên không đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn hàm. Do đó, vật liệu này thường chỉ được sử dụng cho những răng bên trong như răng hàm, hạn chế dùng cho răng cửa.

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của răng và vị trí của răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho chúng ta loại vật liệu trám phù hợp nhất. Ngoài băn khoăn có nên trám răng bằng Composite không? nếu còn lo lắng điều gì liên quan đến trám răng, các bạn hãy liên hệ tới Nha khoa Đăng Lưu để được tư vấn ngay nhé!

Cập nhật lần cuối: 13/06/2020

Trám răng composite là gì? Trám răng Composite có tốt không? Trám răng composite giá bao nhiêu? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về trám răng Composite cho bạn!

Trám răng Composite là gì?

Trám răng composite là phương pháp hàn trám răng sử dụng vật liệu trám là Composite. Đây là chất liệu tổng hợp có màu sắc giống răng thật nhất so với các chất trám khác, có tuổi thọ cao hơn so với các loại trám răng khác. Composite có khả năng chịu lực cao và đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật. 

Ngoài trám răng bằng Composite, hiện nay còn có trám răng Amalgam và trám răng Xi – Măng Silicat. Có thể bạn muốn tham khảo thêm So sánh trám răng Amalgam và Trám răng Composite

Có nên trám răng Composite không?

Trước khi bạn quyết định có nên trám răng bằng Composite không thì bạn phải biết ưu điểm và nhược điểm của Composite so với các loại trám răng khác, sau đó mới quyết định nên trám răng loại nào:

Ưu điểm của trám răng Composite

Trám răng Composite có màu sắc giống răng thật nên mang tính thẩm mỹ cao cho hàm răng
  1. Màu sắc Composite giống răng thật: sau khi trám răng bằng Composite, bạn sẽ có vết trám giống màu sắc răng thật, do vậy đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho hàm răng sau trám.
  2. Không gây hại cho cơ thể: Composite hoàn toàn an toàn với cơ thể, do vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường mà không lo nó gây hại cho cơ thể.
  3. Đảm bảo chức năng ăn nhai: răng bị vỡ, sứt, mẻ, sau khi trám răng Composite, răng bạn sẽ đảm bảo chức năng ăn nhai như bình thường.
  4. Thời gian trám răng ngắn: Nếu bạn đến các nha khoa uy tín, thì thời gian trám răng chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút là xong. 
  5. Răng trám bằng composite rất ít bị dị ứng với đồ nóng lạnh, không ê buốt răng: bác sĩ chỉ đưa vật liệu trám Composite lên răng cần phục hình, không cần phải khoan sâu vào cấu trúc của răng, không xâm phạm vào tủy răng, không làm mòn men răng. Chính vì điều này, nên răng được trám không bị nhạy cảm với đồ nóng lạnh, không gây ra hiện tượng ê buốt răng.

Nhược điểm của trám răng Composite

  1. Giá cao: Trám răng Composite có giá cao hơn các loại trám răng khác.
  2. Dễ đổi màu: Trám composite dễ bị đổi màu bởi thức ăn sau thời gian dài sử dụng.
  3. Độ bền không cao: Răng trám thẩm mỹ bằng Composite có thể sử dụng được tới 2 – 5 năm, tùy vết trám có to hay không, nếu vết trám càng to thì càng dễ bị bong. Độ bền này không cao như các loại trám răng khác.
  4. Độ chịu lực và độ chịu mài mòn: độ chịu lực và chịu mài mòn ở mức trung bình, kém hơn Amalgam.

Từ ưu và nhược điểm của phương pháp trám răng Composite, chắc bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Có nên trám răng Composite không?

Trám răng Composite có bền không?

Độ bền của chất trám Composite không cao như trám răng Amalgam. Răng trám thẩm mỹ bằng Composite có thể sử dụng được từ 2 – 5 năm, tùy vết trám có to hay không, nếu vết trám càng to thì càng dễ bị bong.

Trám răng Composite giá bao nhiêu?

Trám răng bằng Composite có giá từ 200.000 – 600.000, tùy từng nha khoa và tùy từng chỗ sâu răng cần trám. Tại nha khoa của chúng tôi, Trám răng bằng Composite có giá 250.000 – 300.000.

Khi nào nên trám răng Composite?

Bạn có thể trám răng Composite cho cả răng cửa và răng hàm vì nó có tính thẩm mỹ khá cao. Nhưng độ chịu lực của Composite kém hơn các loại trám răng khác, do vậy nếu vết trám quá to thì bạn không nên trám răng Composite.

Các lưu ý sau khi trám răng Composite

Sau khi trám răng Composite, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tăng độ bền, tuổi thọ của vết trám:

  1. Không nên nhai quá nhiều vào vết trám sau khi mới trám
  2. Kiêng ăn những đồ quá nóng, quá lạnh
  3. Không nên nhai thức ăn cứng vào chỗ mới trám, không dùng răng mở nắp chai, nút thắt.
  4. Không nên đánh răng sau khi mới trám răng 3 tiếng để chất hàm trám có thời gian đông cứng và bám chắc vào răng
  5. Hạn chế thức uống sậm màu vì dễ gây xỉn chỗ trám
  6. Không nên chải răng quá mạnh

Mong bài viết này đã giúp bạn giải đáp các câu hỏi về trám răng Composite! Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về trám răng Composite, hãy để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn!

Video liên quan

Chủ Đề