Cơ quan tư pháp bao gồm những cơ quan nào năm 2024

Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Tư pháp được quy định tại Nghị định số 37/CP ngày 1/12/1945 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp [, tr.22] theo đó, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luât về quyền tự do, dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình sự và thủ tục tố tụng, tổ chức và quản trị các toà án, việc truy tố tội phạm, tư pháp công an, thi hành các án phạt, quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân, quản lý các viên chức toà án, viên chức ngạch tư pháp, luật sư, đại tụng viên, thừa phát lại, hỗ giá viên, phụ trách công việc quốc tịch, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp và uỷ thác tư pháp với nước ngoài.

Tổ chức Bộ Tư pháp có 5 phòng, bao gồm: Phòng sự vụ nội bộ; Phòng viên chức và kế toán; Phòng Giám đốc hộ vụ; Phòng Giám đốc hình vụ; Phòng Giám đốc quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân.

Tại địa phương, theo Sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945 về việc tổ chức các Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính, trong giai đoạn 1945-1946, có 3 Sở Tư pháp được đặt tại Uỷ ban hành chính 3 kỳ: Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ.

1.2. Tổ chức Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương trong Chính phủ liên hiệp – đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp (3/1946 đến 1960)

Sau cuộc bầu cử vào Nghị viện (Quốc hội) đầu tiên của nước ta vào tháng 1/1946, phiên họp đầu tiên của Nghị viện đã bầu ra Chính phủ liên hiệp thay cho Chính phủ lâm thời. Trong Chính phủ liên hiệp có Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tổ chức Bộ Tư pháp tiếp tục được giữ nguyên theo Nghị định số 37 ngày 1/12/1945 và tiếp tục được kiện toàn trong các năm tiếp theo. Để làm tốt công việc tu luật cũng như nhằm nâng cao chất lượng công tác tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 98 ngày 16/3/1946 thành lập Hội đồng cố vấn pháp luật. Hội đồng cố vấn pháp luật có nhiệm vụ nghiên cứu pháp luật, sưu tầm tài liệu để giải quyết những vấn đề pháp chế cần thiết và góp ý kiến với Bộ Tư pháp về sự giải quyết những vấn đề đó. Hội đồng cố vấn được chia thành nhiều Tiểu ban. Ngày 27/3/1946, Hội đồng cố vấn được đổi tên thành Ban cố vấn pháp luật [, tr.32] Ngày 23/9/1950, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 114 quyết định thành lập tại Bộ Tư pháp một Ban Nghiên cứu pháp luật. Ban Nghiên cứu pháp luật có nhiệm vụ khai thác, phát triển kết quả của Hội nghị học tập tư pháp trung ương và nghiên cứu sâu rộng hơn để xây dựng những đề án định hướng cho lụât mới trình Quốc hội[, tr.90]. Tháng 10 năm 1948, Trường Đại học pháp lý được thành lập. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan của lịch sử, đến năm 1950 Trường phải tạm thời đóng cửa[, tr.73]. Cũng trong năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 160-SL thành lập Vụ Hình hộ thuộc Bộ Tư pháp với nhiệm vụ nghiên cứu và đề nghị đường lối truy tố, xét xử để hướng dẫn hoạt động các toà án thuộc phạm vi của Bộ Tư pháp. Vụ Hình hộ do một Giám đốc điều khiển và có một hay nhiều Phó Giám đốc giúp việc[, tr.95].

Ngày 10/5/1952, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 48-NĐ/P2 về tổ chức cơ quan trung ương của Bộ Tư pháp. Nghị định quy định cơ quan trung ương Bộ Tư pháp gồm có Văn phòng, Vụ Hành chính tư pháp, Vụ Hình hộ và Ban Nghiên cứu pháp luật.

Văn phòng: phụ trách công việc văn thư chung, kế toán, cán bộ, quảnlý, cấp dưỡng, tiếp tân, khánh tiết và các công việc không thuộc bộ phận khác.

Vụ Hành chính tư pháp phụ trách công việc tổ chức và xây dựng bộ máy tư pháp (Toà án các cấp, tư pháp cấp xã, tư pháp vùng địch, chế định Hội thẩm nhân dân, người bào chữa…), trại giam, giáo hoá phạm nhân.

Vụ Hình hộ phụ trách nghiên cứu và đề nghị đường lối truy tố, xét xử và hòa giải, rút kinh nghiệm xây dựng án lệ, giải thích pháp luật áp dụng trước Toà án.

Ban Nghiên cứu pháp luật nghiên cứu và dự thảo các luật lệ, tham gia ý kiến vào các dự án luật lệ của các Bộ khác, phổ biến tài liệu pháp lý dân chủ mới [, tr.102].

Ở địa phương, khi bước vào cuộc kháng chiến, theo Thông lệnh số 12 NV-CT ngày 19/12/1946 về tổ chức tư pháp trong tình thế đặc biệt [, tr.50], Bộ trưởng Bộ Tư pháp đặt ở mỗi khu hoặc liên khu một Giám đốc Sở Tư pháp để trông coi việc tư pháp và giúp ý kiến cho Uỷ ban bảo vệ khu, liên khu (Uỷ ban hành chính kháng chiến chiến khu, liên khu. Có 7 Sở Tư pháp khu và liên khu (Bắc bộ: 03 Sở, Trung bộ: 02 Sở, Nam Trung Bộ: 01 Sở và Nam Bộ: 01 Sở)[]. Ở cơ sở, Ban Tư pháp xã gồm Ban Thường vụ của Uỷ ban hành chính cấp xã kiêm cả việc tư pháp, theo đó có thẩm quyền hoà giải các vụ dân sự, thương sự, vi cảnh…; phạt vi cảnh và thi hành những mệnh lệnh của các thẩm phán cấp trên.

Năm 1954, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, với đặc điểm của thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước đã quyết định tổ chức lại nền hành chính ở miền Bắc, đồng thời tổ chức lại hệ thống tư pháp sau cuộc cải cách tư pháp năm 1950, theo đó Sở Giám đốc Tư pháp Liên khu và Khu kết thúc hoạt động với vai trò là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban kháng chiến hành chính. Cán bộ công tác tại Sở Tư pháp được chuyển sang làm nhiệm vụ ở toà án phúc thẩm hoặc toà án đệ nhị cấp hoặc về Bộ Tư pháp[].

Năm 1958, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá I, Toà án nhân dân tối cao và Viện Công tố Trung ương trực thuộc Chính phủ được thành lập, tách khỏi Bộ Tư pháp. Ngày 11/2/1960, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 01-CP quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp có chức năng và nhiệm vụ: nghiên cứu những quy định về hệ thống tổ chức và thẩm quyền của Toà án nhân dân địa phương các cấp, của tư pháp ở xã; hướng dẫn việc thực hiện các quy định này; nghiên cứu dự thảo các bộ lụât, đạo luật tổng hợp về dân sự, hình sự và thủ tục tố tụng; chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm mục đích giáo dục cho nhân dân ý thức tuân theo pháp luật; nghiên cứu quy định về hội thẩm nhân dân, về tổ chức luật sư, bào chữa viên, công chứng viên, giám định viên và quản lý các tổ chức ấy; đào tạo và giáo dục cán bộ toà án và cán bộ tư pháp; quản lý cán bộ và biên chế của Ngành Tư pháp; hướng dẫn, kiểm tra và tổng kết công tác của Ngành Tư pháp. Tổ chức của Bộ Tư pháp gồm có Văn phòng, 3 Vụ và 01 Trường. Ở các khu, tỉnh, thành phố sẽ thành lập các cơ quan tư pháp. Nghị định cũng xác định công tác toà án và công tác tư pháp liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, cho nên các cơ quan toà án và cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương phải phối hợp chặt chẽ với nhau để làm tròn nhiệm vụ do nhà nước giao[].

Cơ quan tư pháp bao gồm những cơ quan nào năm 2024

Trong suốt 15 năm đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã luôn cố gắng bám sát và thực hiện tốt các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó trong việc xây dựng nền móng cho hệ thống pháp luật mới, dân chủ, tiến bộ, thiết lập tổ chức bộ máy Nhà nước và các cơ quan tư pháp, Toà án, các cơ quan bổ trợ tư pháp, đóng góp phần quan trọng vào thành công của cuộc kháng chiến gian khổ, trường kỳ của dân tộc và đường lối xây dựng kinh tế trong những năm đầu lập lại hoà bình ở miền Bắc.

2. Giai đoạn 1960-1981

Trên cơ sở Hiến pháp 1959, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960 và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 1960 đã hình thành hệ thống Toà án và Viện Kiểm sát nhân dân độc lập với Chính phủ. Cũng từ năm 1960, theo Luật Tổ chức Chính phủ, trong thành phần Chính phủ không có Bộ Tư pháp. Các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp về quản lý tổ chức và hoạt động của các cơ quan điều tra (tư pháp công an), truy tố (Viện công tố) và xét xử (toà án), thi hành án được chuyển giao cho Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao và một phần cho chính quyền địa phương.

Suốt một thời gian hơn 10 năm sau đó, không còn cơ quan nào giúp Chính phủ quản lý thống nhất và toàn diện các công việc về tư pháp trên phạm vi cả nước. Trên thực tế chỉ có Vụ Pháp chế được thành lập năm 1957 khi Bộ Tư pháp còn chưa giải thể - với tư cách là một đơn vị trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nhưng chức năng hết sức hạn chế [].

Tháng 10/1972, xuất từ yêu cầu của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế, xã hội của Nhà nước, hình thành một hệ thống pháp luật đầy đủ, là công cụ của Nhà nước để quản lý nền kinh tế quốc dân cũng như mọi hoạt động của Nhà nước [, tr.156]. Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 190-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Pháp chế thuộc Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý thống nhất công tác pháp chế của Hội đồng Chính phủ theo đường lối, chính sách của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước, làm cho pháp chế trở thành sức mạnh, uy quyền của Nhà nước dân chủ nhân dân trong việc quản lý kinh tế và các lĩnh vực công tác khác của Nhà nước và trong mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong lao động, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản riêng của công dân, bảo vệ trật tự trị an; đề cao vai trò làm chủ tập thể của quần chúng, tăng cường chuyên chính với bọn phản cách mạng và không ngừng mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đối với nhân dân[]. Nghị định quy định nhiệm vụ của Uỷ ban pháp chế trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật, xây dựng ngành pháp chế, công tác hành chính tư pháp, đào tạo cán bộ pháp lý, nghiên cứu khoa học pháp lý và tổng kết công tác pháp chế.

Tổ chức bộ máy của Uỷ ban pháp chế gồm có: Văn phòng, Vụ Dự thảo pháp luật chung và hệ thống hoá pháp luật, Vụ Pháp luật kinh tế, Vụ Hướng dẫn thi hành pháp luật, Vụ Hành chính tư pháp, Vụ Tuyên truyền phổ biến pháp luật, Vụ Tổ chức và cán bộ, Trường Pháp lý và Viện Nghiên cứu pháp lý.

Hệ thống tổ chức pháp chế ở các ngành, các cấp gồm có: Vụ Pháp chế, Phòng Pháp chế hoặc tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ; Sở Pháp chế, Ty Pháp chế, Phòng Pháp chế ở khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng hoặc Tổ pháp chế ở huyện và các đơn vị tương đương; Tổ pháp chế hoặc cán bộ pháp chế ở cơ sở (xã, xí nghiệp và các đơn vị tương đương). Việc thực hiện tổ chức pháp chế sẽ tiến hành từng bước, tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi cơ sở theo phương châm gọn nhẹ và có hiệu lực thực sự[]. Ngày 10/5/1974, Uỷ ban Pháp chế thuộc Hội đồng Chính phủ ban hành Thông tư số 100-VP hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của cơ quan pháp chế ở các Bộ và Tổng cục, ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó các cơ quan pháp chế của địa phương có hai chức năng chủ yếu là: (i) quản lý thống nhất công tác xây dựng và ban hành pháp luật, hướng dẫn và theo dõi thi hành pháp luật, xây dựng cơ quan pháp chế cấp dưới, bồi dưỡng cán bộ pháp chế, quản lý hành chính tư pháp; (ii) làm tư vấn pháp luật cho Uỷ ban hành chính về các vấn đề liên quan đến pháp chế.[], tr.162 Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc thành lập Ban Pháp chế được hưởng ứng ở hầu hết các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam – Đà Nẵng, Đồng Nai, Nghĩa Bình, Phú Khánh, Hậu Giang…

Như vậy, chức năng của Uỷ ban pháp chế được quy định theo Nghị định số 190/CP năm 1972 về cơ bản giống như chức năng của Bộ Tư pháp thời kỳ trước trừ việc quản lý các toà án nhân dân địa phương thuộc phạm vi quản lý của Toà án nhân dân tối cao.

Cơ quan tư pháp bao gồm những cơ quan nào năm 2024

Trong giai đoạn từ năm 1972 đến năm 1980 (trước khi tái lập lại Bộ Tư pháp), tổ chức Uỷ ban pháp chế tiếp tục được kiện toàn. Năm 1974, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp chế ra Quyết định số 282/QĐ về việc chuyển giao tổ chức luật sư sang Uỷ ban Pháp chế [, tr.163]. Ngày 12/12/1977 Phó Thủ tướng Chính phủ đã có Giấy phép số 4761-VP9 cho phép Uỷ ban pháp chế xuất bản Tập san Pháp chế xã hội chủ nghĩa [, tr.184]. Ngày 27/5/1978 Nhà xuất bản Pháp lý trực thuộc Uỷ ban Pháp chế được thành lập theo Quyết định số 56/VH-QĐ của Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Thông tin [, tr.184].Căn cứ nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phục vụ cho công tác pháp chế trong cả nước, Trường Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp chế đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban Pháp chế được thành lập theo Quyết định số 236-TCCB ngày 17/7/1976 chủ yếu có chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ [, tr.175] Trên cơ sở Trường Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp chế, Uỷ ban Pháp chế đã có Quyết định số 003-TCCB ngày 11/1/1977 thành lập Trường Pháp lý Việt Nam có chức năng đào tạo cán bộ có trình độ trung học pháp lý theo hệ tập trung dài hạn và tại chức [, tr.177] và Quyết định số 006-TCCB ngày 18/1/1977 thành lập Trường Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế phía Nam với mục đích đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế ở các tỉnh phía Nam.[, tr.177]. Để đáp ứng yêu cầu có nhanh đội ngũ cán bộ pháp lý có trình độ cao đẳng và đại học, Hội đồng Chính phủ đã có Quyết định số 299-CP ngày 22/8/1979 thành lập trường Cao đẳng pháp lý thuộc Uỷ ban Pháp chế. Sau này, đây là cơ sở cho việc thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội theo Quyết định số 405-CP ngày 10/11/1979 [, tr.190]. Trường Đại học Pháp lý có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp lý có trình độ đại học và trên đại học, theo các hình thức dài hạn, ngắn hạn và tại chức, nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành, các cấp về cán bộ pháp lý. Sau khi thành lập Trường Đại học pháp lý, do yêu cầu thực tiễn của cán bộ pháp lý trong giai đoạn hiện tại vẫn cần phải tiếp tục đào tạo hệ trung cấp pháp lý, Trường Trung học pháp lý vẫn tiếp tục tồn tại và được đổi tên thành Trường Trung học pháp lý I theo Quyết định số 013-QĐ của Uỷ ban Pháp chế [, tr.192] Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ pháp lý cho các tỉnh phía Bắc.

3. Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương từ khi tái thành lập đến nay (1981- 2014)

3.1. Mô hình tổ chức Bộ Tư pháp và cơ quan tư pháp sau khi tái thành lập năm 1981

Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ nhất đã thông qua Luật Hội đồng Bộ trưởng, trong đó Hội đồng Chính phủ được thay thế bằng Hội đồng Bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Luật tổ chức Tòa án nhân dân cũng được thông qua tại kỳ họp này quy định Bộ Tư pháp có trách nhiệm quản lý các Tòa án nhân dân về mặt tổ chức []. Để thi hành các văn bản nói trên, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 143-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp. Nghị định quy định Bộ Tư pháp là cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng, có chức năng giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong cả nước, bao gồm: công tác dự thảo pháp luật, quản lý về mặt tổ chức các tòa án địa phương và công tác tư pháp khác; công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trong cán bộ và nhân dân; góp phần đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật; tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân [, tr.192]. Bộ máy của Bộ Tư pháp gồm có: Vụ Xây dựng pháp luật (tổ chức theo lĩnh vực cần thiết), Vụ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật (có tạp chí của Bộ và Nhà xuất bản pháp lý), Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Vụ Quản lý tòa án, Vụ Quản lý các tổ chức tư pháp khác, Vụ Tổ chức và cán bộ, Vụ Đào tạo, Văn phòng, Trường Đại học Pháp lý và các đơn vị trực thuộc khác của Bộ.

Hệ thống tổ chức tư pháp ở địa phương có Sở Tư pháp ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; Ban Tư pháp (sau đó chuyển thành Phòng) ở cấp quận, huyện, thị xã và các đơn vị hành chính tương đương, Ban Tư pháp ở cấp xã, phường và các đơn vị hành chính tương đương. Các Sở Tư pháp được thành lập liên tiếp trong các năm 1982 căn cứ theo Nghị định số 143-HĐBT như Sở Tư pháp Long An, Thuận Hải (nay là Bình Thuận, Ninh Thuận), Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hải Phòng, Lạng Sơn, Đồng Nai, Thái Bình, Lâm Đồng, Bình Trị Thiên… Để thống nhất thực hiện chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Sở Tư pháp, ngày 21/6/1988, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 463-TCCB hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan tư pháp các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Theo đó, Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, có chức năng giúp Ủy ban quản lý thống nhất công việc về tư pháp ở địa phương, đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống tư pháp, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Tư pháp [, tr.299]. Năm 1988, trên cơ sở Đề án về cải tiến tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Tư pháp, cơ cấu tổ chức của Sở được xác định gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. Sở Tư pháp làm việc theo chế độ chuyên viên (bỏ các Phòng, ban)[, tr.294]. Phòng Tư pháp được duy trì ở các quận thuộc 3 thành phố trực thuộc trung ương; các huyện, thị xã có nhóm chuyên viên pháp lý trong Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện; bố trí cán bộ làm công tác hộ tịch ở Ban Tư pháp xã để bảo đảm công tác hộ tịch được tiến hành bình thường [, tr.294].

Có thể nói, ở giai đoạn này, các cơ quan tư pháp đã từng bước được thành lập, kiện toàn và đi vào hoạt động có nề nếp với chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy lớn hơn so với Ủy ban pháp chế trước đây. Các công tác tư pháp được đẩy mạnh. Bộ, Ngành tư pháp đã tiếp thu công việc quản lý tòa án địa phương; thúc đẩy việc xây dựng pháp luật; đặt công tác tuyên truyền pháp luật là mũi nhọn; mở rộng đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý []. Đặc biệt là từ sau Hiến pháp năm 1992, với việc thực hiện chủ trương đổi mới hệ thống chính trị, cải cách kinh tế, cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách tư pháp, hoạt động tư pháp ngày càng khởi sắc, mở ra những thuận lợi cho sự phát triển của ngành, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới chung của đất nước [].

Nghị định số 143-HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp là giúp Hội đồng Bộ trưởng thực hiện quản lý thống nhất các công việc về tư pháp trong cả nước, trong đó có công tác thi hành án. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các cơ quan tư pháp địa phương mới được được xây dựng nên chưa có điều kiện thực hiện ngay công tác thi hành án. Để công tác thi hành án giữ được nề nếp hoạt động bình thường, Phòng Chỉ đạo công tác thi hành án trước đây thuộc Tòa án nhân dân tối cao chuyển sang Bộ Tư pháp và thuộc Vụ Quản lý tòa án địa phương và các công tác tư pháp khác. Ở các địa phương, việc quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án và tổ chức chấp hành viên vẫn do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đảm nhiệm. Trong việc quản lý và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án nhân dân và cơ quan tư pháp [, tr.227].

Cơ quan tư pháp bao gồm những cơ quan nào năm 2024

3.2. Giai đoạn 1993-2003

Đầu những năm 1990, công cuộc đổi mới nói chung và cải cách bộ máy nhà nước nói riêng đã được tiến hành một cách khá tích cực, khẩn trương. Hiến pháp 1992 và các lụât về tổ chức bộ máy nhà nước được Quốc hội khoá IX thông qua vào tháng 10/1992 đã đặt ra những nguyên tắc nền tảng cho cải cách tư pháp. Ngày 4/6/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp. Nghị định gồm 6 điều, theo đó, “Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác tư pháp; xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý về mặt tổ chức Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý và quản lý các công tác tư pháp khác được Chính phủ giao”[, tr.352].

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan tư pháp địa phương được quy định tại Thông tư số 12/TTLB ngày 26/7/1993. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên.

Điểm mới cơ bản về nhiệm vụ của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương theo Nghị định số 38/CP, Thông tư liên bộ số 12/TTLB cùng với các văn bản có liên quan về tổ chức toà án, tổ chức chính phủ là việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý và thi hành án từ toà án sang cơ quan nhà nước mới thành lập là hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự. Theo Nghị định số 30/CP ngày 2/6/1993, hệ thống cơ quan này bao gồm Cục Quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Phòng Thi hành án thuộc Sở Tư pháp cấp tỉnh; Đội Thi hành án thuộc Phòng Tư pháp cấp huyện.

Về mặt tổ chức, đối với Bộ Tư pháp, các đơn vị thuộc Bộ đã được tổ chức theo hướng chuyên môn hoá, gắn với các lĩnh vực công tác tư pháp thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Vụ Xây dựng pháp luật được tách thành 02 Vụ về Pháp luật dân sự, kinh tế và Pháp luật hình sự hành chính; tách Vụ quản lý công tác tư pháp khác thành Vụ Quản lý luật sư và tư vấn pháp luât và Vụ Quản lý công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp; kiện toàn lại các tổ chức tham mưu tổng hợp về văn phòng và tổ chức cán bộ, thành lập Vụ Hợp tác quốc tế và Thanh tra Bộ. Nghị định cũng đã có sự phân biệt giữa đơn vị quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp, cung cấp dịch vụ công cho xã hội và phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước.

Trong giai đoạn này, cơ quan tư pháp địa phương được củng cố ở cả 3 cấp: Sở Tư pháp ở cấp tỉnh, Phòng Tư pháp ở cấp huyện, Ban Tư pháp ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Tại các Sở Tư pháp đã hình thành các tổ chức trực thuộc như Văn phòng, các Phòng chuyên môn nghiệp về xây dựng và phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác tư pháp, tổ chức cán bộ. So với Nghị định số 143/HĐBT và Thông tư số 463/TCCB, Phòng Tư pháp đã được thành lập ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Cơ quan tư pháp bao gồm những cơ quan nào năm 2024

3.2. Giai đoạn 2003-2008

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001 và Nghị quyết số 02/2002/QH11 quy định danh sách các Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ. Ngày 4/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 62/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thay thế Nghị định số 38-CP. Trên cơ sở Nghị định số 62/2003/NĐ-CP và các nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, ngày 5/5/2005, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong đó có quy định về công chức chuyên trách Tư pháp - Hộ tịch.

Nghị định số 62/2003/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV được xây dựng trên cơ sở rà soát, hệ thống hoá các nhiệm vụ đã được giao bổ sung cho Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương về thống nhất quản lý và thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật; quản lý và thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính và các giao dịch, tài sản khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, theo các văn bản này, Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương đã được giao thêm nhiệm vụ mới về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ kiểm sát chung của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (không tiếp tục thực hiện theo Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân). Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, nhiệm vụ quản lý Toà án nhân dân địa phương (về tổ chức, biên chế, cán bộ) được chuyển giao sang Toà án nhân dân tối cao thực hiện.

So với Nghị định số 38/CP và Thông tư số 12/TTLB, tổ chức của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương được kiện toàn, củng cố theo yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, Ngành. Các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục được phân định thành các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp. Theo Nghị định số 62/2003/NĐ-CP, các đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm 04 đơn vị thực hiện chức năng xây dựng pháp luật (bổ sung thêm Vụ Pháp luật quốc tế và Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật); 07 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực công tác tư pháp thuộc thẩm quyền của Bộ (bổ sung thêm 03 đơn vị; Vụ Quản lý Toà án địa phương được chuyển sang Toà án nhân dân tối cao); và 05 đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp, quản lý nội bộ (như Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch Tài chính, Văn phòng và Thanh tra Bộ). Các đơn vị sự nghiệp của Bộ cũng tiếp tục được kiện toàn trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và cải cách tư pháp, bổ sung thêm Trường Đào tạo các chức danh tư pháp được thành lập theo Quyết định số… và Trung tâm tin học theo yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính quốc gia.

Đối với các cơ quan tư pháp địa phương, Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV đã có sự đổi mới cơ bản trong quy định về tổ chức các cơ quan tư pháp địa phương. Ở cấp tỉnh, Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức gồm có các Phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Nếu như Thông tư liên bộ số 12/TTLB hướng dẫn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ cấu bộ máy và biên chế của Sở Tư pháp theo nguyên tắc tổ chức gọn nhẹ thì Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV đã quy định về các đơn vị được tổ chức thống nhất trong Sở Tư pháp, bao gồm Văn phòng, Thanh tra, Phòng Công chứng. Các Phòng chuyên môn được tổ chức để bao quát các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở nhưng không quá 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ (riêng đối với Sở Tư pháp thuộc TP Hồ Chí Minh và Hà Nội thì không quá 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ).

Cơ quan tư pháp bao gồm những cơ quan nào năm 2024

Ở cấp huyện, Phòng Tư pháp được hình thành theo Thông tư liên bộ số 12/TTLB. Tuy nhiên, trong thực tế từ năm 1989, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế và giảm đầu mối tổ chức, một số tỉnh đã sáp nhập Phòng Tư pháp cấp huyện vào cơ quan chuyên môn khác của Uỷ ban nhân dân hoặc chỉ để 1-2 cán bộ tư pháp làm việc trực tiếp với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/4/2004 quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV, trong đó khẳng định Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tổ chức thống nhất trong phạm vi cả nước. Trên cơ sở các văn bản này, Phòng Tư pháp đã được kiện toàn và tái thành lập ở tất cả các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Đối với cấp xã, thực hiện Nghị quyết Trung ương năm khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, trong giai đoạn này, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương đã có những cải cách cơ bản, trong đó đáng chú ý nhất là hình thành các chức danh công chức chuyên môn cấp xã. Ngày 10/10/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, trong đó xác định Tư pháp - Hộ tịch là một trong những chức danh công chức của xã, phường, thị trấn. So với Thông tư liên bộ số 12/TTLB, Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV đã quy định công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước về công tác tư pháp. Ban Tư pháp được xác định là tổ chức phối hợp thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp cấp xã, trong đó công chức Tư pháp - Hộ tịch là một thành viên.

3.3. Giai đoạn 2008 đến nay

Triển khai việc kiện toàn tổ chức bộ máy các Bộ, ngành theo nhiệm kỳ Quốc hội – Chính phủ khoá XIII, ngày 22/8/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Nghị định số 93/2008/NĐ-CP đã cụ thể hoá đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; bảo đảm phù hợp với Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 và Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và quy định pháp luật hiện hành. Theo Nghị định số 93/2008/NĐ-CP, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành pháp luật nhằm để thực hiện chủ trương đổi mới công tác xây dựng và ban hành pháp luật, bảo đảm quản lý, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện về công tác xây dựng pháp luật, bao gồm từ xây dựng, thẩm định, kiểm tra đến theo dõi thi hành pháp luật, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của pháp luật, cũng như phát hiện, phản hồi những bất cập lỗi thời để góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Đồng thời, Nghị định số 93/2008/NĐ-CP cũng đã ghi nhận và hệ thống hoá nhiều nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; hướng dẫn nghiệp vụ pháp chế bộ, ngành; thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; quản lý công tác tương trợ tư pháp; nuôi con nuôi.

Để giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước, đặc biệt là các lĩnh vực mới được giao, tổ chức của Bộ Tư pháp được bổ sung thêm Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cơ quan đại diện của Bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh; nâng cấp Cục Thi hành án dân sự thành Tổng cục Thi hành án dân sự; chuyển đổi Trung tâm tin học thành Cục Công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ; ngành; đổi tên Cục Con nuôi quốc tế thành Cục Con nuôi trên cơ sở thống nhất quản lý nhiệm vụ nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài. Trên cơ sở cụ thể hoá Nghị định số 178/2007/NĐ-CP, một trong những điểm đổi mới về mô hình tổ chức các Vụ thuộc Bộ theo hướng thành lập các Phòng trực thuộc thay cho cơ chế làm việc lãnh đạo và chuyên viên trực tiếp trước đây. Sau khi Nghị định số 93/2008/NĐ-CP được ban hành, triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Luật Lý lịch tư pháp quốc gia, năm 2011, Cục Bồi thường Nhà nước và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã được thành lập để giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về lý lịch tư pháp.

Sau khi Nghị định số 93/2008/NĐ-CP được ban hành, triển khai thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008, một trong những điểm mới cơ bản trong tổ chức của ngành Tư pháp đó là đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý hệ thống cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Theo đó, hệ thống cơ quan thi hành án dân sự địa phương đã được tách ra khỏi Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp để hình thành Cục Thi hành án dân sự ở cấp tỉnh và Chi cục Thi hành án dân sự ở cấp huyện và chuyển toàn bộ về Bộ Tư pháp thống nhất quản lý để đáp ứng yêu cầu quản lý chuyên ngành, chuyên sâu, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án dân sự.

Năm 2013, triển khai cơ cấu tổ chức các Bộ theo cơ cấu Quốc hội - Chính phủ khóa XIII, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/22013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo Nghị định số 22/2013/NĐ-CP, Bộ Tư pháp tiếp tục được giao thêm nhiều nhiệm vụ mới về hướng dẫn áp dụng pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, giải quyết tranh chấp quốc tế, kiểm soát thủ tục hành chính, theo dõi việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh…, đồng thời các đơn vị thuộc Bộ cũng có sự chuyển đổi từ mô hình Vụ, Cơ quan đại diện sang Cục. Những điểm mới này đánh dấu một bước chuyển quan trọng theo hướng quản lý theo chiều sâu, thực chất, gắn liền giữa việc xây dựng, hoàn thiện với việc thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Đối với các cơ quan tư pháp địa phương, căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP và trên cơ sở kế thừa Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện và việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Theo Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV, tổ chức của Sở Tư pháp tiếp tục được kiện toàn theo hướng chuyên môn hoá chuyên sâu theo từng lĩnh vực, gắn với yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Bên cạnh Phòng công chứng, các đơn vị sự nghiệp khác cũng được quy định nằm trong cơ cấu các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở bao gồm Trung tâm Trợ giúp pháp lý và Trung tâm bán đấu giá tài sản.

Cơ quan tư pháp bao gồm những cơ quan nào năm 2024

Trong lịch sử gần 70 năm hình thành và xây dựng tổ chức bộ máy, ngành Tư pháp nói chung và trực tiếp là Bộ Tư pháp cùng các cơ quan tư pháp địa phương đã trải qua những bước điều chỉnh về mô hình tổ chức bộ máy khác nhau. Thực tiễn phát triển cho thấy dù có những thay đổi về phạm vi nhiệm vụ quản lý nhà nước nhưng vị trí của ngành Tư pháp trong bộ máy nhà nước về cơ bản không thay đổi. Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương là các cơ quan hành chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng nội dung quản lý nhà nước lại có liên quan mật thiết đến cả ba nhóm chức năng của bộ máy nhà nước (chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp). Mọi thay đổi, cải cách trên từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp, trực tiếp là việc thực hiện chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luât, cải cách hành chính, cải cách tư pháp đều có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tư pháp. Trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục xác định trách nhiệm của Bộ Tư pháp và các cơ quan tư pháp địa phương trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực công tác xây dựng pháp luật và tư pháp là sự khẳng định vị trí, vai trò của Ngành Tư pháp trong bộ máy nhà nước và trong quản lý xã hội, đóng góp chung cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và hội nhập quốc tế.

Trần Thu Hường – Vụ Tổ chức cán bộ

_____________________

1. Bộ Tư pháp (2002) Đề tài cấp Bộ “50 năm ngành Tư pháp Việt Nam”, Viện Khoa học pháp lý, Hà Nội.

2. Bộ Tư pháp (2010) Biên niên lịch sử Bộ Tư pháp Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

3. Tiểu ban xây dựng Đề án Quản lý hệ thống ngành Tư pháp (1997) Đề án Đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.