Cơ quan, đơn vị nào sau đây được đánh giá theo bố chỉ số cải cách hành chính của tỉnh

Tìm hiểu về các chỉ số: PAR INDEX, PAPI và SIPAS

04/05/2021

A. CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH: PAR INDEX [Public Administration Reform Index]: PAR INDEX là chỉ số cải cách hành chính, là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính [CCHC].

Ngày 30/12/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BNV về phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo đó, Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được cấu trúc thành 08 lĩnh vực đánh giá, 43 tiêu chí, 95 tiêu chí thành phần, cụ thể:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính [CHCC]: 6 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh: 4 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần

3. Cải cách thủ tục hành chính: 5 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần

4. Cải cách tổ chức bộ máy: 4 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần

5. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 9 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần

6. Cải cách tài chính công: 4 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần

7. Hiện đại hóa hành chính: 5 tiêu chí và 17 tiêu chí thành phần

8. Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: 6 tiêu chí, 8 tiêu chí thành phần

Phương pháp đánh giá: Với thang điểm đánh giá là 100 điểm, trong đó: 33,50 điểm là điểm qua điều tra khảo sát; 64,50 điểm tự chấm và 2.00 điểm do Bộ Nội vụ đánh giá.

B. CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG CẤP TỈNH: PAPI [The Vietnam Provincial Governance and Public Administration Performance Index]:

Chỉ số PAPI đo lường hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh dựa trên trải nghiệm và đánh giá của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền địa phương. Chỉ số PAPI là công cụ theo dõi, giám sát năng lực điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền địa phương; giúp các cấp chính quyền địa phương có những căn cứ điều chỉnh và cải thiện hiệu quả công tác, phục vụ người dân tốt hơn.

Từ năm 2018, Chỉ số PAPI bao gồm 08 chỉ số lĩnh vực nội dung, 28 chỉ số nội dung thành phần và hơn 120 chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố, cụ thể:

1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở: tối đa 10 điểm.

- Tri thức công dân

- Cơ hội tham gia

- Chất lượng bầu cử

- Đóng góp tự nguyện

2. Công khai, minh bạch: tối đa 10 điểm.

- Tiếp cận thông tin

- Danh sách hộ nghèo

- Thu, chi ngân sách cấp xã/phường

- Quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất, khung giá đền bù

3. Trách nhiệm giải trình với người dân: tối đa 10 điểm.

- Hiệu quả tương tác với cấp chính quyền

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân

- Tiếp cận dịch vụ tư pháp

4. Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công: tối đa 10 điểm.

- Kiểm soát tham nhũng trong chính quyền

- Kiểm soát tham nhũng trong dịch vụ công

- Công bằng trong tuyển dụng vào nhà nước

- Quyết tâm chống tham nhũng

5. Thủ tục hành chính công: tối đa 10 điểm.

- Chứng thực, xác nhận

- Giấy phép xây dựng

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thủ tục hành chính cấp xã, phường

6. Cung ứng dịch vụ công: tối đa 10 điểm.

- Y tế công lập

- Giáo dục tiểu học công lập

- Cơ sở hạ tầng căn bản

- An ninh, trật tự

7. Quản trị môi trường: tối đa 10 điểm.

- Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường

- Chất lượng không khí

- Chất lượng nước

8. Quản trị điện tử: tối đa 10 điểm.

- Sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương

- Tiếp cận và sử dụng Internet tại địa phương

Phương pháp đánh giá: Với phương pháp đánh chủ yếu thông qua điều tra xã hội học.

C. CHỈ SỐ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC: SIPAS [Satisfaction Index of Public Administrative Services]:

SIPAS là kết quả mang tính định hướng của việc đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Chỉ số SIPAS là thước đo mang tính khách quan, phản ánh trung thực kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công cụ thể.

Thực hiện Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành phê duyệt Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, tiêu chí đo lường Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước [sau đây gọi tắt là Chỉ số SIPAS] có 05 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịch vụ hành chính công, gồm: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; Thủ tục hành chính; Công chức giải quyết công việc; Kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công và Tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị; 22 tiêu chí, áp dụng đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức, cụ thể như sau:

1.1. Tiếp cận dịch vụ:

- Nơi ngồi chờ tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có đủ chỗ ngồi;

- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đầy đủ;

- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại;

- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả dễ sử dụng.

1.2. Thủ tục hành chính [TTHC]:

- TTHC được niêm yết công khai đầy đủ;

- TTHC được niêm yết công khai chính xác;

- Thành phần hồ sơ mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định;

- Phí/lệ phí mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định;

- Thời hạn giải quyết [tính từ ngày hồ sơ được tiếp nhận đến ngày nhận kết quả] là đúng quy định.

1.3. Về công chức trực tiếp giải quyết công việc:

- Công chức có thái độ giao tiếp lịch sự;

- Công chức chú ý lắng nghe ý kiến của người dân/đại diện tổ chức;

- Công chức trả lời, giải đáp đầy đủ các ý kiến của người dân/đại diện tổ chức;

- Công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo;

- Công chức hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu;

- Công chức tuân thủ đúng quy định trong giải quyết công việc.

1.4. Về kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công:

- Kết quả đúng quy định;

- Kết quả có thông tin đầy đủ;

- Kết quả có thông tin chính xác.

1.5. Về tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị:

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị;

- Người dân, tổ chức thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị dễ dàng;

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, xử lý các góp ý, phản ánh, kiến nghị tích cực;

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có thông báo kết quả xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị kịp thời.

Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá xác định kết quả Chỉ số SIPAS chủ yếu thông qua phiếu điều tra xã hội học; đối tượng điều tra, khảo sát là người dân, người đại diện cho tổ chức đã trực tiếp giao dịch và nhận kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công trong phạm vi thời gian điều tra xã hội học.

QUỐC HƯNG

Kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính, SIPAS năm 2020 và nhiệm vụ năm 2021 của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên

2021-07-02 16:44:00.0

In Kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính, SIPAS năm 2020 và nhiệm vụ năm 2021 của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên

Ngày 18/5/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1551/QĐ-UB về công bố kết quả đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và kết quả đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên năm 2020.

Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 được đánh giá trên cơ sở thực hiện Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 14/9/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đo lường mức độ hài lòng đối với sự phục vụ hành chính và điều tra xã hội học xác định chỉ số cải cách hành chính tỉnh Thái Nguyên và Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên năm 2020; Quyết định số 3934/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Chỉ số và Quy định đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính năm 2020 đối với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 4042/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định Chỉ số Cải cách hành chính năm 2020 của các Sở, UBND cấp huyện.

Việc đánh giá chỉ số cải cách hành chính năm 2020 được thể hiện ở kết quả chỉ số cải cách hành chính của 19 sở, ban, ngành và 09 UBND cấp huyện và kết quả đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên [SIPAS] của 09 sở, ban, ngành có phát sinh thủ tục hành chính và 09 UBND cấp huyện.

Theo đó, về kết quả chỉ số cải cách hành chính của 19 sở, ban, ngành, có 02 đơn vị được xếp loại tốt, 08 đơn vị xếp loại khá và 09 đơn vị xếp loại trung bình, điểm chỉ số cải cách hành chính cao nhất là 83,05 [Sở Công Thương] và thấp nhất là 51,48 [Ban Quản lý các KCN tỉnh], giá trị trung bình là 69,63; đối với cấp huyện không có xếp loại tốt, có 02 đơn vị được xếp loại khá, 07 đơn vị xếp loại trung bình, cao nhất là UBND thành phố Sông Công [71,06] và thấp nhất là UBND huyện Phú Bình [62,89], giá trị trung bình đạt 66,47. Sở Tư pháp xếp thứ 11, trong nhóm các đơn vị xếp loại trung bình với điểm đánh giá là 69,13 điểm.

Về kết quả đo lường mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Thái Nguyên [SIPAS], điểm đánh giá cao nhất thuộc về Sở Giao thông vận tải với chỉ số hài lòng là 98,40/100; thấp nhất là Sở Tư pháp và Ban Quản lý các KCN tỉnh với chỉ số hài lòng là 88,30/100. Chỉ số này ở các huyện được đánh giá cao nhất cho UBND huyện Phú Lương với chỉ số hài lòng là 98,20 và thấp nhất là UBND thành phố Thái Nguyên với 91,40 điểm.

Trên cơ sở kết quả đánh giá trên, UBND tỉnh chỉ đạo, căn cứ kết quả được công bố, các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt, rút kinh nghiệm và có giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện Chỉ số cải cách hành chính và nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân cho các năm tiếp theo.

Trước kết quả đánh giá còn thấp và rất thấp ở cả chỉ số cải cách hành chính và chỉ số SIPAS của Sở Tư pháp, đồng chí Giám đốc Sở đã có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, yêu cầu các đơn vị và mỗi cá nhân công chức, viên chức, người lao động cần nêu cao vai trò trách nhiệm; đặc biệt ở những bộ phận có liên quan đến các thành phần đánh giá chỉ số hành chính và có thủ tục hành chính với người dân, doanh nghiệp. Trước mắt, để tăng cường ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, Sở Tư pháp đã ban hành Thông báo số 741/TB-STP ngày 01/7/2021 về việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lĩnh vực Tư pháp bằng việc truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thái Nguyên tại địa chỉ: //dichvucong.thainguyen.gov.vn để thực hiện quy trình 5 bước với các hướng dẫn cụ thể của từng thao tác thực hiện. Đây là một trong những nội dung chỉ số thành phần Sở Tư pháp đã bị đánh giá thấp trong chỉ số cải cách hành chính năm 2020.

Bên cạnh đó, xác định đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công. Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước có thể nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung ứng dịch vụ công.

Nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của đối tượng phục vụ của nền hành chính công, cần xác định rõ 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịnh vụ hành chính công, gồm: [1] tiếp cận dịch vụ hành chính công; [2] thủ tục hành chính; [3] công chức trực tiếp giải quyết công việc; [4] kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công; [5] việc tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị. Chỉ bằng cách xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, các mắt xích, khâu nối các quy trình mới có thể đề ra những giải pháp, phương án phù hợp cải thiện chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với các dịch vụ thuộc lĩnh vực Tư pháp.

Kết quả xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính, SIPAS năm 2020 đã đặt ra nhiều yêu cầu, nhiệm vụ cho toàn ngành Tư pháp để cải thiện các chỉ số này năm 2021 và những năm tiếp theo; phản ánh đúng năng lực và những đóng góp của Sở Tư pháp đối với các hoạt động của chính quyền địa phương trong những năm gần đây. Đó không chỉ là nhiệm vụ, mà thực sự đã trở thành những trăn trở của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức trong bối cảnh nhiệm vụ công tác Tư pháp được giao ngày càng nặng nề, có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên.

Lê Thị Minh Hiếu

Công bố chỉ số cải cách hành chính [Par Index]

  • Báo cáo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2020 và Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Báo cáo gồm:

  • Báo cáo Chỉ số cải cách hành chính - PAR INDEX 2019

  • Báo cáo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 - SIPAS 2019

  • Hà Nội: Công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2018

    Sáng ngày 8/6, thành phố Hà Nội tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính 2018, với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã.Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cho biết, nhằm đánh giá thực chất khách quan về Chỉ số cải cách hành chính các sở, ngành, quận, huyện, thị xã năm 2018, thành phố đã ban hành các chỉ số cụ thể để chấm điểm về cải cách hành chính và đây là công cụ, cách quản lý mới.

  • Báo cáo Chỉ số cải cách hành chính - PAR INDEX 2018

  • Báo cáo Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước - SIPAS 2018

  • Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018

    Chiều ngày 24/5, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2018 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [PAR Index] và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018 [SIPAS].

  • SIPAS 2017 - Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước

    Xem toàn văn Báo cáo chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước [SIPAS 2017]: Tại đây

  • PAR INDEX 2017 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Xem toàn văn Báo Cáo Chỉ số CCHCPAR INDEX 2017: Tại đây

  • PAR INDEX 2016 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

    Xem toàn văn Báo Cáo Chỉ số CCHC:Phần 1,Phần 2.I,Phần 2.II,Phần 3,Phụ lục 1-5,Phụ lục 6-8

  • 1
  • 2

Tin Tức

Xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính năm 2020: Phú Thọ đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố; đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc

24/06/2021 22:46
Xem cỡ chữ
Print
PhuthoPortal - Ngày 24/6/2021, đồng chí Trương Hòa Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến công bố Chỉ số cải cách hành chính [PAR INDEX] năm 2020 và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính [SIPAS] năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Năm 2020, Chỉ số PAR INDEX của tỉnh Phú Thọ đạt 85,74 điểm [năm 2019 đạt 82,01 điểm], tăng 10 bậc và xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố, đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; Chỉ số SIPAS đạt 88,20% tỷ lệ hài lòng chung [năm 2019 đạt 85,89%], tăng 4 bậc và xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị [Ảnh: TTXVN]

Theo báo cáo Chỉ số PAR INDEX năm 2020, trong 8 chỉ số thành phần thì có 2 chỉ số của Phú Thọ tăng điểm mạnh so với năm 2019 là: “Hiện đại hóa hành chính” đạt 13,05 điểm [năm 2019 là 10,82]; “Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và các chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh” đạt 13,58 điểm [năm 2019 là 12,60 điểm].

3 chỉ số tăng điểm là: “Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính” đạt 7,88 điểm [năm 2019 là 6,61 điểm]; “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” đạt 10,93 điểm [năm 2019 đạt 10,92 điểm]; “Cải cách tài chính công” đạt 10,60 điểm [năm 2019 là 9,74 điểm].

Bảng so sánh các chỉ số thành phần PAR INDEX tỉnh Phú Thọ năm 2019 và 2020

Quảng Ninh tiếp tục là địa phương đứng đầu với kết quả đạt 91,04 điểm, cao hơn 0,53 điểm so với đơn vị xếp vị trí thứ 2 là Hải Phòng, đạt 90,51 điểm. Tỉnh Quảng Ngãi là địa phương đứng cuối bảng xếp hạng với kết quả đạt 73,25 điểm.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì năm thứ 6 đứng đầu bảng PAR INDEX các bộ, ngành với 95,88 điểm. Đứng cuối bảng xếp hạng chỉ số này là Bộ Giáo dục và Đào tạo với 83,24 điểm.

Đối tượng xác định Chỉ số PAR INDEX năm 2020 bao gồm 19 bộ, cơ quan ngang bộ [trong đó, có 2 cơ quan đặc thù là Ủy ban Dân tộc và Thanh tra Chính phủ có thực hiện đánh giá nhưng không xếp hạng chung với 17 bộ, cơ quan ngang bộ còn lại]; 63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chỉ số được đánh giá thông qua triển khai điều tra xã hội học với quy mô trên 22.500 cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý tại các bộ, ngành, địa phương và trên 36.600 người dân, đại diện tổ chức, một số hội, hiệp hội.

Bảng xếp hạng Chỉ số PAR INDEX năm 2020 của các tỉnh, thành phố

Về Chỉ số SIPAS, tỉnh Quảng Ninh có chỉ số cao nhất là 95,76% và Bình Thuận có chỉ số thấp nhất với 75,68%.

Đây là năm thứ tư Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan triển khai đo lường sự hài lòng của người dân và tổ chức, dựa trên khảo sát ý kiến của gần 35.268 người dân và tổ chức từ hơn 3.000 đơn vị hành chính cấp xã thuộc hơn 600 đơn vị hành chính cấp huyện của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS năm 2020 của các tỉnh, thành phố

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khẳng định: Việc đánh giá công tác thực hiện cải cách hành chính, sự hài lòng về sự phục vụ hành chính có ý nghĩa quan trọng nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua đó, giúp các cơ quan hành chính nhà nước nắm bắt được thực trạng chất lượng dịch vụ công, nhu cầu, mong đợi của người dân và tổ chức để xác định, thực hiện những biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ công, chất lượng phục vụ người dân và tổ chức, mang lại sự hài lòng cho người dân và tổ chức.

Đồng chí ghi nhận, biểu dương sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính và chỉ rõ một số khó khăn, hạn chế: Một số địa phương chưa bố trí đủ nguồn lực để thực hiện công tác cải cách hành chính; tính khả thi và kịp thời trong xử lý vướng mắc, bất cập khi tổ chức triển khai các văn bản pháp luật chưa cao; chậm công bố, công khai, cập nhật các thủ tục hành chính; kết quả thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn ở mức khiêm tốn; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mức độ 3 và 4 còn thấp…

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Phú Thọ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu: Thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương rà soát, ban hành chương trình, kế hoạch và các giải pháp cụ thể để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính thuộc phạm vi, địa bàn quản lý. Đồng thời tiếp tục khắc phục khó khăn thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, trong đó có hoạt động cải cách hành chính, hướng tới xây dựng thành công nền hành chính hiện đại.

Đồng chí đề nghị: Các Bộ, ngành, địa phương chủ động, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị; quan tâm bố trí đủ nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính; chủ động nghiên cứu, thí điểm hoặc nhân rộng các mô hình cải cách mới có hiệu quả, phù hợp.

Đồng thời, tăng cường rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính một cách hiệu quả, thực chất; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục hành chính mới, đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; tiếp tục rà soát, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo các nghị định của Chính phủ đã ban hành trong năm 2020, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng theo quy định.

Các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương hoàn thiện ban hành các văn bản hướng dẫn về vị trí việc làm và định mức biên chế công chức theo quy định của Chính phủ; hoàn thiện các quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế chính sách để chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực, tập trung triển khai có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ về xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; tổ chức vận hành có hiệu quả Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của các bộ, các tỉnh, thành phố. Đồng thời quan tâm đầu tư, nâng cấp các chức năng, tiện ích mới của Cổng dịch vụ công; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính, nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và sự đồng thuận xã hội về thực hiện công tác cải cách hành chính.

Khánh Trang

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề