Có mẹ nào không tiêm phòng cho con năm 2024

Theo đó, cha, mẹ không cho con tiêm vắc xin có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân có hành vi không thực hiện hoặc cản trở trẻ em, phụ nữ có thai sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Hiện hành, Nghị định 176/2013/NĐ-CP [hết hiệu lực vào ngày 15/11/2020] có quy định như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm bắt buộc trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Nguyễn Thanh Bình - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhằm tránh các nguy cơ sau tiêm chủng, người chăm sóc trẻ cần lưu ý các trường hợp bất thường để quyết định cho trẻ tiêm chủng hay không tiêm chủng vắc xin.

1. Các trường hợp chống chỉ định

  • Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước [có cùng thành phần]: Sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
  • Suy giảm miễn dịch [bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng] chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.
  • Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con

2. Các trường hợp tạm hoãn

  • Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
  • Sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C [đo nhiệt độ tại nách].
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng [trừ kháng huyết thanh viêm gan B]: Tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid [uống, tiêm] liều cao [tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày], hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày
  • Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2000g
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2000g sẽ tạm hoãn tiêm vắc xin

3. Những lưu ý sau khi tiêm phòng vắc xin

  • Trẻ có thể phản ứng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm như sốt nhẹ, đau, quấy khóc, sưng nhẹ tại vị trí tiêm... sẽ tự khỏi trong vòng 1 vài ngày.
  • Cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, bỏ bú, tím tái, khó thở...
  • Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sau khi tiêm vắc xin, người bệnh sẽ được theo dõi và hướng dẫn phản ứng sau tiêm chủng một cách bài bản

Để tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ được an toàn và hiệu quả, tốt nhất trước khi tiêm mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hỏi rõ về thời điểm tiêm vắc-xin.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho quý khách hàng chương trình tiêm chủng trọn gói từ trẻ em đến người lớn với đầy đủ quyền lợi và dịch vụ kèm theo.

Những ưu điểm khi tiêm chủng tại Vinmec:

  • Trẻ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhi – vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

TS.BS. Phan Nguyễn Thanh Bình đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong điều trị- can thiệp dinh dưỡng, đào tạo- huấn luyện về dinh dưỡng, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về mối liên quan giữa dinh dưỡng- lối sống- sức khỏe được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Tiến sĩ Thanh Bình hiện là Trưởng khoa Dinh dưỡng- Tiết chế, bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Có nên trì hoãn việc tiêm chủng cho trẻ trong mùa dịch Covid 19?

XEM THÊM:

  • Các vấn đề nên được sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em và thiếu niên
  • Trẻ 2 tháng nổi hạch sau tiêm phòng viêm gan B có sao không?
  • Trẻ tiêu chảy sau khi uống rota có phải uống bổ sung lại không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Chủ Đề