Chuối Tây nho bao nhiêu calo?

Một quả chuối cũng chứa 2 – 4 gram chất xơ, tùy thuộc vào kích thước của nó. Ngoài ra, độ chín của chuối có thể ảnh hưởng đến hàm lượng carb trong nó. Nói chung, chuối xanh hoặc chưa chín chứa ít đường tiêu hóa hơn chuối chín.

Hàm lượng carbs trong quả chuối

Chất dinh dưỡng chính trong chuối là carbs, những thành phần carb thay đổi mạnh trong quá trình chín. Chuối chưa chín chứa một lượng lớn tinh bột. Một số trong đó là tinh bột kháng. Dưới đây là hàm lượng carbs theo từng kích thước chuối tiêu chuẩn:

  • Rất nhỏ [ngắn hơn 15 cm, 81 gram]: 19 gram
  • Nhỏ [15 – 18 cm, 101 gram]: 23 gram
  • Trung bình [18 – 21 cm, 118 gram]: 27 gram
  • Lớn [21 – 23 cm, 136 gram]: 31 gram
  • Rất lớn [dài hơn 23 cm, 152 gram]: 35 gram
  • Cắt lát [1 cốc, 150 gram]: 34 gram
  • Nghiền [1 cốc, 225 gram]: 51 gram

Thông tin thú vị về tinh bột trong quả chuối

Tinh bột trong một quả chuối được chuyển đổi thành đường trong quá trình chín nên chuối càng chín càng chứa ít tinh bột kháng hơn so với chuối già hay chuối vừa chín tới. Tinh bột kháng là một loại carbohydrate khó tiêu thoát khỏi quá trình tiêu hóa và có chức năng như chất xơ trong cơ thể.

Khi được đưa đến đại tràng, tinh bột kháng đóng góp vai trò nuôi dưỡng lợi khuẩn cho đường ruột. Khi vi khuẩn tiêu hóa tinh bột kháng, chúng tạo thành khí và axit béo chuỗi ngắn [SCFA], rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa . Khoảng 95% các SCFA này sau đó được các tế bào hấp thụ nhanh chóng trong đại tràng và được cơ thể sử dụng làm năng lượng.

Vì vậy, tinh bột kháng không mang lại nhiều calo như carbs thông thường trong quá trình tiêu hóa nhưng chúng có thể được chuyển thành SCFA cung cấp calo sau này. Do đó, chuối xanh và chuối chín vàng có thể cung cấp lượng calo tương tự nhau.

>>> Đọc thêm: Tinh bột kháng: Những thông tin thú vị

Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong 1 quả chuối chín

Bên cạnh quan tâm 1 quả chuối bao nhiêu calo, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong quả chuối cũng là điều nhiều người quan tâm. Thông thường, một quả chuối vừa chứa:

  • Chất xơ: 3,1 gram. Trong một quả chuối có chứa 2,6 gam chất xơ các loại, điển hình là pectin.
  • Vitamin B6: 25% DV. Trong 100g chuối có thể có chứa khoảng 0,37 mg vitamin B6, lượng vitamin này bằng 18% RDI.
  • Vitamin C: 11% DV. Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đối với cơ thể. Không chỉ vậy, loại vitamin này còn có vai trò bảo vệ mạch máu, sản xuất collagen – là thành phần chính của mô liên kết tạo ra cơ, xương, gân và dây chằng.
  • Mangan: 14% DV. Trung bình 1 quả chuối chứa 13% nhu cầu mangan hàng ngày. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một bữa ăn nhẹ nhỏ và dễ dàng.
  • Kali: 12% DV. Kali là một nguồn chất khoáng cần thiết cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt là kiểm soát cao huyết áp. Mặc dù vậy, rất ít người có đủ kali trong chế độ ăn. Trong khi đó, chuối là nguồn kali tuyệt vời giúp bạn bổ sung kali trong chế độ ăn hằng ngày.
  • Folate: 6% DV. Một quả chuối trung bình cũng chứa 24 mcg folate.
  • Riboflavin [vitamin B2]: 5% DV. Vitamin B2 giúp cơ thể bạn tăng tạo hồng cầu và hỗ trợ chức năng tế bào tạo năng lượng.

[DV là giá trị hàng ngày đề cập đến lượng chất dinh dưỡng bạn nên tiêu thụ mỗi ngày dựa trên chế độ ăn 2.000 calo]

Chuối tây là một trong những trái cây phổ biến ở nước ta. Chúng có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước và cho quả quanh năm. Vì thế, đi đâu chúng ta cũng bắt gặp loại quả này ở các siêu thị, trung tâm mua sắm, các chợ lớn nhỏ trên cả nước. Mặc dù là trái cây được ưa chuộng nhưng chuối tây bao nhiêu calo? và ăn chuối tây có béo không vẫn là trăn trở của nhiều người.

Chuối tây từ lâu đã được người dân Việt sử dụng là loại quả tráng miệng sau mỗi bữa ăn vì tính phổ biến và có giá thành rẻ. Cũng có một số ý kiến cho rằng ăn chuối tây nhiều sẽ làm tăng cân? Vậy thì điều đó có đúng không? Các bạn hãy cùng NgonAZ khám phá chi tiết dưới đây.

XEM NHANH

Dinh dưỡng của chuối tây

Chuối tây cũng giống như nhiều loại chuối khác đều mang đến giá trị dinh dưỡng cao với nhiều protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.  Theo đó, trong 1 quả chuối tây có các chất dinh dưỡng sau:

  • Vitamin B6: 20% RDI
  • Vitamin C: 17% RDI
  • Magie: 8% RDI
  • Đồng: 5%
  • Kali: 12%
  • Mangan: 15%
  • Chất xơ: 3,1 gram.

Chỉ số RDI là tên viết tắt của Recommended Daily Intake chính là mức tiêu thụ của một chất dinh dưỡng trong ngày.

Chuối tây chứa bao nhiêu calo

Thông thường để biết được thực phẩm có gây tăng cân khi dung nạp vào cơ thể hay không thì sẽ dựa vào hàm lượng calo. Vì vậy, muốn biết ăn chuối tây có béo không, chúng ta có thể xác định calo có trong loại quả này.

Theo đó, 100g chuối tây, có chứa 66 kcal. Trọng lượng của quả chuối tây có thể đạt 100 gram với quả vừa. Vì thế, nếu chúng ta ăn 1 quả chuối thì cơ thể sẽ được hấp thu 66 kcal. Đây là lượng kcal thấp nên việc ăn chuối tây với liều lượng hợp lý sẽ không gây tăng cân.

Mặt khác, hàm lượng chất xơ dồi dào trong chuối tây còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.

Ăn chuối tây có béo không?

Như đã chia sẻ ở trên, chuối tây cung cấp lượng chất xơ lớn nhưng lại chứa ít calo và hầu như không có chất béo. Thế nên, sử dụng trái cây này sẽ không làm bạn tăng cân.

Có nhiều thực phẩm được khuyến cáo là không nên ăn vào buổi tối vì sẽ làm tăng cân mất kiểm soát, nhưng với chuối thì không phải như vậy. Chúng ta có thể ăn chuối tây vào mỗi buổi tối mà không sợ tăng cân. Ăn chuối trong khoảng thời gian này còn giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, làm cho quá trình chuyển hóa thức ăn được hiệu quả, dễ dàng hơn.

Do đó, bạn có thể sử dụng đều đặn loại quả này mỗi ngày đúng cách để mang lại nhiều giá trị có lợi cho sức khỏe. Thậm chí, nếu biết sử dụng, bạn còn có thể cải thiện cân nặng, giữ vóc dáng nhờ chuối tây. Bởi thế, hiện nay có khá nhiều người lựa chọn chuối tây trong khẩu phần ăn nhằm đạt hiệu quả giảm cân tốt hơn.

Ngoài ra, chuối chín luộc có rất nhiều tác dụng tốt cho bạn hoặc bạn có thể sử dụng chuối tây để làm kem chuối cũng rất thơm ngon đấy.

Những lưu ý khi ăn chuối Tây

Chuối tây mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng loại quả này không đúng cách sẽ gây phản tác dụng, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì thế ,các bạn cần lưu ý một số vấn đề khi ăn chuối tây như sau:

  • Không nên ăn chuối tây với số lượng quá nhiều/ ngày. Thay vào đó, chỉ nên ăn tối đa 2 quả là đã có thể phát huy tác dụng.
  • Trong thành phần của chuối có nhiều acid amin ,nên những người đang có biểu hiện đau đầu không nên ăn cvì nó sẽ làm giãn mạch máu ngoại vi. Điều này là không tốt và làm cho tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.
  • Khi cơ thể đang mệt mỏi cần hạn chế dung nạp chuối. Lý do là vì, khi đó chuối sẽ làm các cơ bắp giãn nở, càng làm trầm trọng tình trạng mệt mỏi và sẽ kéo dài hơn.
  • Chuối tây cũng như chuối tiêu, không nên ăn chuối khi đói hoặc có thể kết hợp chuối cùng với một số thực phẩm khác. Nguyên nhân là do trong chuối có hàm lượng vitamin C, kali, chất xơ cao. Vì thế, khi ăn vào lúc đói sẽ làm dạ dày tăng co bóp, gây ảnh hưởng đến cơ quan này.
  • Chuối có vị ngọt vì chứa nhiều đường đơn nên những người bị sâu răng không nên ăn nếu không men răng sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng.
  • Những người thừa cân, béo phì không nên ăn quá 2 quả chuối trên ngày nhằm hạn chế việc thừa chất. Như vậy, vừa gây rối loạn các vi chất trong cơ thể, vừa dễ gia tăng tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
  • Để tốt cho sức khỏe, chúng ta không chỉ tập trung bổ sung chuối mà cần có sự đa dạng hóa khẩu phần ăn hàng ngày. Vì thế, các bạn có thể bổ sung các loại hoa quả khác nhau như: Dưa hấu, xoài, táo, lê… đều rất tốt cho sức khỏe và mang lại giá trị dinh dưỡng cao.

Lời kết

Như vậy, chúng ta vừa giải đáp chi tiết thắc mắc về vấn đề ăn Chuối tây có chất gì? chuối tây bao nhiêu calo? chuối tây có béo không? Hy vọng những phân tích chi tiết trên đây đã giúp các bạn đưa ra câu trả lời phù hợp để để có hướng sử dụng chuối tây khoa học và đúng cách.

Chủ Đề