Chiều cao trung bình của bé trai 13 tuổi

13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn chắc hẳn là câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt tra trong quá trình chăm sóc con. Nắm được chiều cao chuẩn mỗi giai đoạn giúp cha mẹ có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng và điều chỉnh lịch sinh hoạt để con cao lớn, khỏe mạnh đạt chuẩn.

Chiều cao chuẩn ở tuổi 13 là bao nhiêu?

Ở độ tuổi 13, các bạn nữ cao 156,7 cm, các bạn nam có chiều cao 156,2 cm được xem là đạt chuẩn. Có thể thấy, chiều cao chuẩn của nữ giới 13 tuổi nhỉnh hơn so với nam giới vì lúc này hầu hết các bạn nữ đều đã dậy thì được 1-2 năm, trong khi đó nam giới mới chỉ bắt đầu hoặc vẫn chưa bắt đầu dậy thì. Do đó, đừng quá lo lắng khi con trai của mình thấp hơn các bạn nữ cùng lớp nhé.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn tuổi 13

Ở giai đoạn 13 tuổi, chiều cao và cân nặng của bé trai đều thấp hơn bé gái. Cha mẹ có thể theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn tuổi 13 dưới đây để biết được chỉ số phát triển chuẩn của trẻ trong thời kỳ này.

Chỉ số phát triển

Bé trai

Bé gái

Cân nặng

45,3 kg

45,8 kg

Chiều cao

156,2 cm

156,7 cm

Chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ 13 tuổi

Chiều cao trung bình của bé trai 13 tuổi
Trẻ nữ cao 156,7 cm, trẻ nam có chiều cao 156,2 cm được xem là đạt chuẩn ở tuổi 13.

Cách tính BMI trung bình của trẻ 13 tuổi?

BMI là chỉ số khối của cơ thể, thông qua chỉ số này, chúng ta có thể đánh giá được mình đang có cơ thể cân đối, quá gầy hay quá béo.

Cách tính chỉ số BMI khá đơn giản:

BMI = cân nặng/(chiều cao x chiều cao)

Trong đó, cân nặng tính bằng kg, chiều cao tính bằng mét.

Bảng phân loại mức độ béo gầy dựa vào chỉ số BMI

Phân loại

BMI (theo WHO)

BMI (người châu Á)

Gầy

<18,5

<18,5

Bình thường

18,5 – 24,9

18,5 – 29,9

Thừa cân

≥25

≥23

Tiền béo phì

25 – 29,9

23 – 24,9

Béo phì độ I

30 – 34,9

25 – 29,9

Béo phì độ II

35 – 39,9

≥30

Béo phì độ III

≥40

BMI cho trẻ em sẽ có sự khác biệt so với chuẩn của người lớn vì các em vẫn đang trong giai đoạn phát triển chiều cao, cân nặng.

Chiều cao trung bình của bé trai 13 tuổi
Biểu đồ chỉ số BMI theo tuổi của trẻ em

Với trẻ 13 tuổi, chỉ số BMI dao động trong khoảng 15 – 23 được xem là đạt chuẩn, thể trạng tốt. Nếu BMI của con dưới 15 hoặc trên 23, cha mẹ nên có sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống, sinh hoạt để con tăng trưởng cân nặng, chiều cao đúng chuẩn độ tuổi.

Tuổi dậy thì và các vấn đề liên quan chiều cao

Dậy thì được xem là thời điểm vàng để thúc đẩy phát triển chiều cao. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn này có thể đạt đến 12cm mỗi năm trong 1-2 năm, tốc độ trung bình khoảng 5-7cm trong các năm còn lại. Do đó, qua vài năm dậy thì, trẻ cao ráo và có dáng vẻ của một người trưởng thành.

Bên cạnh đó, cơ quan sinh dục phát triển hoàn thiện dần dần, bé gái có kinh nguyệt hoàn toàn có khả năng mang thai và sinh con. Bé trai bắt đầu sản xuất tinh trùng và hoạt động xuất tinh có thể khiến bạn tình mang thai nếu quan hệ tình dục.

Trong giai đoạn con dậy thì, cha mẹ cần chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ như:

Hệ nội tiết hoạt động mạnh: Trong những năm dậy thì, lượng hormone sinh dục và hormone tăng trưởng được sản sinh ra nhiều. Chính 2 hormone này sẽ kích thích sự phát triển của các tế bào xương, thúc đẩy xương dài ra nhanh chóng, chiều cao thay đổi rõ rệt qua từng năm. Sau dậy thì, chính sự sụt giảm hàm lượng trong sản xuất hormone tăng trưởng khiến chiều cao phát triển chậm và ngừng hẳn vào khoảng tuổi 20.

Tích lũy khoáng chất tại xương: Theo Viện y học ứng dụng Việt Nam, trong thời kỳ tiền dậy thì và dậy thì có khoảng 26% hàm lượng khoáng chất trong xương người trưởng thành được tích lũy trong thời gian này. Chính sự tích lũy khoáng chất ở xương được củng cố trong giai đoạn dậy thì này đóng vai trò thúc đẩy xương dài ra nhanh, chiều cao tăng trưởng tốt và mật độ xương được đảm bảo. Mật độ xương cao cũng giúp giảm thiểu nguy cơ đau nhức xương khớp, loãng xương khi lớn tuổi.

Tận dụng tốt tuổi dậy thì, cha mẹ có thể giúp con bứt phá chiều cao nhanh chóng và khắc phục những thiếu sót trong các giai đoạn trước.

Tăng chiều cao tuổi 13 dậy thì bằng cách nào?

Để giúp con tăng chiều cao nhanh ở tuổi 13 dậy thì, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp hiệu quả sau đây:

Luyện tập thể dục thể thao

Vận động tích cực giúp trẻ có được 20% cơ hội để đạt chuẩn chiều cao. Các môn thể thao thúc đẩy phát triển thể chất tốt bao gồm:

  • Bơi lội
  • Cầu lông
  • Bóng rổ
  • Chạy bộ
  • Nhảy dây
  • Yoga
  • Đu xà đơn
  • Bóng chuyền

Chiều cao trung bình của bé trai 13 tuổi
Vận động thể chất giúp trẻ phát triển chiều cao thuận lợi ở tuổi 13

Thời gian vận động mỗi ngày cần đạt từ 45 – 60 phút để kích thích các cơ và xương trong cơ thể tăng trưởng, chiều cao phát triển hết tiềm năng. Ngoài tăng chiều cao, vận động còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa, trao đổi chất, đào thải độc tốt và tăng khả năng phản xạ của cơ thể. Tất cả những yếu tố này đều có lợi cho sức khỏe và sự phát triển chiều cao tự nhiên.

Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của xương diễn ra mạnh mẽ vào ban đêm khi chúng ta đang ngủ. Thời gian và chất lượng giấc ngủ không đảm bảo là tác nhân gây yếu xương, xương chậm phát triển và nhiều vấn đề nguy cơ đến hệ xương khớp. Do đó, muốn chiều cao trẻ phát triển tốt, cha mẹ cần khuyến khích con ngủ sớm, ngủ đủ giấc.

Ở độ tuổi 13, trẻ cần ngủ đủ 8-11 tiếng mỗi ngày, tập trung vào ban đêm. Một giấc ngủ trưa ngắn từ 15-20 phút giúp trẻ tập trung và tỉnh táo hơn vào buổi chiều. Tránh ngủ trưa quá lâu sẽ khiến trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc vào ban đêm.

Phòng ngủ độc lập, giường ngủ thoải mái và nhiệt độ phù hợp là những điều kiện quan trọng để trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ tốt ở giai đoạn dậy thì.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong suốt giai đoạn tăng trưởng thể chất từ khi còn là bào thai đến hết tuổi dậy thì, dinh dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng, chiếm đến 32%. Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, cao lớn và thông minh.

Dinh dưỡng tối ưu cho chiều cao phải có đủ các nhóm dưỡng chất: Đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, cần ăn nhiều thực phẩm giàu Canxi vì đây là thành phần chính của xương, cha mẹ có thể tham khảo các thực phẩm sau đây:

  • Sữa tươi
  • Sữa chua
  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Cá ngừ
  • Tôm
  • Cua
  • Mực
  • Khoai lang
  • Nấm
  • Rau bina
  • Bông cải xanh
  • Đậu phụ
  • Hạt óc chó
  • Hạt hạnh nhân

Chiều cao trung bình của bé trai 13 tuổi
Để trẻ cao lớn vượt trội cần bổ sung dinh dưỡng khoa học

Trẻ 13 tuổi phải ăn đúng và đủ các bữa ăn trong ngày: Bữa sáng, bữa trưa, bữa tối, cùng với đó là 1-2 bữa phụ. Nhắc nhở trẻ hạn chế ăn thức ăn nhanh, uống nước ngọt có ga hay các loại đồ uống có cồn, hạn chế ăn bánh kẹo và các đồ ăn, thực uống đóng hộp.

Chăm sóc tâm lý cho trẻ

Ở giai đoạn dậy thì, tâm lý của trẻ có nhiều xáo trộn, trẻ tự chủ hơn trong suy nghĩ và hành động, tách khỏi cha mẹ và miễn cưỡng làm theo lời đề nghị của cha mẹ. Việc quát nạt và ép buộc trẻ làm theo ý của cha mẹ lúc này có thể để lại vết sẹo trong tâm lý, khiến mối quan hệ cha mẹ, con cái xa cách hơn. Trẻ cũng bắt đầu có nhiều mối quan hệ bạn bè bên ngoài, để ý thái độ, cách nhìn nhận của người khác về mình.

Sự bất ổn trong tâm lý có thể khiến trẻ sao nhãng ăn uống, lười vận động, kết quả học tập giảm sút. Việc này ảnh hưởng rất xấu đến quá trình tăng trưởng chiều cao cũng như tương lai của trẻ. Phụ huynh cần đóng vai trò như một người bạn đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn dậy thì ở độ tuổi 13, lắng nghe và chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của trẻ, tránh la mắng, áp đặt trẻ.

Việc chăm sóc tâm lý phù hợp giúp trẻ phát triển thể chất vượt trội và định hình tính cách, tạo sợi dây bền chặt trong mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Phát triển chiều cao cho trẻ 13 tuổi cần lưu ý gì?

Trong quá trình cải thiện chiều cao cho trẻ tuổi 13, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

  • Kiểm tra chiều cao, cân nặng cho con thường xuyên, so sánh với mức chuẩn để biết được tình trạng phát triển của con.
  • Theo dõi để kịp thời nhận biết con bắt đầu dậy thì từ khi nào, sớm có phương án chăm sóc sức khỏe và tâm lý để con phát triển ổn định trong giai đoạn dậy thì.
  • Trẻ 13 tuổi đang dậy thì có thể phát sinh các xúc về tình dục. Cha mẹ nên có sự giáo dục, hướng dẫn trẻ ứng xử phù hợp, tránh phát sinh quan hệ tình dục bừa bãi sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tương lai của trẻ.

Chiều cao trung bình của bé trai 13 tuổi
Cha mẹ nên trở thành một người bạn của con trong giai đoạn dậy thì

  • Không cho trẻ tiếp xúc với internet quá nhiều, kiểm soát nội dung trẻ tiếp cận trên thế giới ảo, tránh các phim ảnh, văn hóa phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực có thể khiến trẻ suy nghĩ lệch lạc, không phù hợp với độ tuổi.
  • Nếu con có dấu hiệu phát triển dưới chuẩn, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm, cha mẹ nên tìm kiếm và lựa chọn cho con sử dụng thêm thực phẩm chức năng tăng chiều cao. Đây là dòng sản phẩm chứa các dưỡng chất có lợi cho hệ xương và chiều cao đã trải qua quá trình điều chế nên cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng. Dậy thì là thời điểm cơ thể trẻ cần nhiều dưỡng chất để phát triển, nếu được cung cấp dinh dưỡng từ thực phẩm chức năng, trẻ sẽ có điều kiện tốt nhất để tăng trưởng hết tiềm năng.

\>> Xem thêm Thuốc tăng chiều cao tốt nhất

13 tuổi, cha mẹ chỉ còn duy nhất một cơ hội để tăng chiều cao cho con là giai đoạn dậy thì. Hãy tận dụng tối đa thời kỳ này đểgiúp con đạt chuẩn chiều cao tuổi 13 nhé.

13 tuổi bao nhiêu cm là đủ?

Bảng chiều cao, cân nặng của nam giới dưới 18 tuổi.

Bé trai 13 tháng tuổi cao bao nhiêu?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì cân nặng trung bình của bé trai 13 tháng tuổi là 9,8kg và bé gái 13 tháng tuổi là 9,1kg. Chiều cao trung bình của bé trai 13 tháng tuổi là 76,9cm và của bé gái 13 tháng tuổi là 75,1cm.

Con gái 13 tuổi cao bao nhiêu?

Chiều cao và cân nặng trung bình của bé gái 13 tuổi Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh tại Anh, chiều cao trung bình của một bé gái 13 tuổi là 1.57m, và dao động từ 1.5m đến 1.67m. Cân nặng trung bình của các bé gái ở độ tuổi đó là 46.3kg, dao động từ 37.2 kg đến 62.1kg.

15 tuổi cao bao nhiêu là đủ?

Các chỉ số tương ứng của trẻ 10 - 15 tuổi ở khu vực thành thị là: 132,4 cm - 158,5 cm đối với nam và 133,3 cm - 152,5 cm đối với nữ.