Chỉ có những người cách mạng chân chính là cầu nói của ai

Dấu ấn sâu đậm trên hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là khi Người được tiếp xúc với học thuyết của Lê-nin về vấn đề giải phóng thuộc địa từ những năm 20 của thế kỷ 20. Ngay từ đấy Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm về Lê-nin và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, ca ngợi thiên tài và tấm gương đạo đức cách mạng cao cả của Lê-nin. Tin tưởng và đi theo con đường cách mạng do Lê-nin lãnh đạo, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ủng hộ Quốc tế Ba do Lê-nin thành lập. Ðồng thời ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam.

Sự gặp gỡ của Nguyễn Ái Quốc với chủ nghĩa Lê-nin là một cuộc gặp lịch sử. Với quyết tâm tìm con đường cứu nước, sau bao năm bôn ba khắp các châu lục, vừa lao động kiếm sống, vừa hoạt động trong phong trào các dân tộc bị áp bức, phong trào công nhân, tháng 7 năm 1920, trên những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, đăng trên báo Nhân Ðạo [L’Humanité] của Ðảng Xã hội Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi tưởng: Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình mà Người đã nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Ðây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vui mừng như vậy vì đã tìm thấy con đường cứu nước, cứu dân, con đường giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ, áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản thực dân Pháp và chế độ phong kiến – đó là con đường cách mạng vô sản. Tại Ðại hội Tua của Ðảng Xã hội Pháp cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập Ðảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Hướng về Lê-nin – lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga, từ cuối năm 1923, đầu năm 1924, Nguyễn Ái Quốc bí mật đến Liên Xô. Ngay sau khi Lê-nin từ trần, Nguyễn Ái Quốc đã viết bài: Lê-nin và các dân tộc thuộc địa đăng trên báo Sự thật, số ra ngày 27-1-1924, với những dòng vô cùng xúc động: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Trong những năm tháng học tập, hoạt động, nghiên cứu trên đất nước Xô-viết, Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm xuất sắc về Lê-nin và cuộc Cách mạng Tháng Mười. Ðặc biệt vào năm 1927, Hồ Chí Minh đã cho xuất bản cuốn sách Ðường cách mệnh làm tài liệu huấn luyện cán bộ để chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng. Trong tác phẩm quan trọng này, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Ðảng có vững cách mạng mới thành công. Ngày nay học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng cách mạng nhất, chân chính nhất là chủ nghĩa Lê-nin…; trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công và đã thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật; không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mạng Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng [công nông] làm gốc. Phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê-nin…

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước nhà độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn viết nhiều tác phẩm về Lê-nin để giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân ta luôn ghi nhớ công ơn và học tập, vận dụng học thuyết cách mạng của Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, học tập kinh nghiệm của nhân dân các dân tộc Xô-viết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vấn đề cốt tử nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục Ðảng và toàn dân ta là chăm lo xây dựng Ðảng thật sự là một đảng Mác – Lê-nin chân chính. Cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phấn đấu hy sinh vì lợi ích của nhân dân, mà Lê-nin là tấm gương tiêu biểu để Ðảng xứng đáng là “trí tuệ, lương tâm, danh dự” của dân tộc và thời đại, được nhân dân tin yêu…

Ðảng ta, nhân dân tự hào khẳng định rằng, trong hơn tám thập kỷ qua, đi theo con đường cách mạng của Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ðảng ta đã phát triển và làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin bằng thực tiễn lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ðó là các vấn đề xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, đã kết hợp nhuần nhuyễn ba yếu tố là chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phong trào yêu nước và phong trào công nhân; về con đường cách mạng Việt Nam giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; về đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công, nông, trí; về tiến hành hai chiến lược cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh giải phóng miền nam; về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân do Ðảng lãnh đạo; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

                                                                                                                                                      Nguồn: Báo Nhân dân Điện tử

Đại hội VII của Đảng [tháng 6-1991] khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, đồng thời nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”.

Trước Đại hội VII [tháng 6-1991], Đảng ta thường dùng khái niệm “Tác phong” để nói về “Tác phong Hồ Chủ tịch”. Hai chữ “tác phong” được hiểu là phong cách làm việc và phong cách công tác của Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VII, “Tác phong” được thay bằng “Phong cách” trong cụm từ “Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin , tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đây, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thường được nói liền với nhau, thể hiện những đặc trưng phong phú trong toàn bộ cuộc sống và hoạt động của Bác.

Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của người; thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn. Đó là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sỹ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn.

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ. Phong cách Hồ Chí Minh gồm những điểm nổi bật sau đây: Phong cách và tư duy; Phong cách làm việc; Phong cách diễn đạt; Phong cách ứng xử.

Trong  tuần  này Đảng ủy Công ty đăng tải nội dung cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh trong 1 nhóm vấn đề: “phong cách và tư duy  Hồ chí Minh”, trong phần III: Phong cách Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh là người mácxít, phong cách tư duy của người trước hết là phương pháp biện chứng duy vật: Xuất phát từ thực tiễn để trở lại biến đổi thực tiễn. Hồ Chí Minh đã thể hiện một phong cách tư duy khoa học hiệu quả với những đặc trưng nổi bật như sau:

1. Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại

Từ cách tiếp cận vấn đề một cách khoa học, gắn với yêu cầu của thực tiễn và điều kiện lịch sử, Người đã vượt qua các lớp sỹ phu yêu nước tiền bối, sớm nhận thức được những vấn đề của thời đại mình. Phong cách tư duy mới đã giúp Nguyễn Ái Quốc có quyết định đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước. Nhờ đó, Người đã có dịp sống ở những trung tâm văn hóa - khoa học - chính trị nổi tiếng của thế giới thời đó, như Niu Oóc, Pari, Luân Đôn, Mátxcơva…, tiếp xúc, hoạt động gần gũi với những đại diện xuất sắc của trí tuệ thời đại bấy giờ - các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhà hoạt động chính trị, cách mạng nổi tiếng… nhanh chóng trưởng thành về nhiều mặt, trong đó có tư duy biện chứng và hiện đại.

Nhờ có phong cách tư duy đó, cùng với sự cần cù chịu khó, óc quan sát và suy nghĩ từ thực tiễn, Hồ Chí Minh đã tự trang bị cho mình một vốn học vấn sâu rộng và chắc chắn, để trở thành một trí thức tự học, nhưng uyên bác về nhiều mặt. Đó là phong cách tư duy không tiếp thu một cách thụ động, không dừng lại ở sự vật, hiện tượng bề ngoài, mà đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc, lựa chọn, tổng hợp, rút ra những phán đoán, đi tới những kết luận mới, đề ra những luận điểm mới, vừa thừa kế, vừa phát triển sáng tạo để tiếp tục vượt lên phía trước. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã bắt kịp với nhịp sống và sự phát triển của thời đại, để có thể lựa chọn đúng đường đi cho dân tộc và dự kiến được những bước phát triển mới của lịch sử.

2. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo.

Đó là phong cách tư duy không giáo điều, dập khuôn, không vay mượn của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn. 

Hồ Chí Minh đã không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn văn hóa – tư tưởng của nhân loại. Người đã tìm hiểu, tiếp thu những yếu tố dân chủ, tiến bộ, nhân văn của các học thuyết khác theo tư tưởng chỉ đạo của V.I.Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của những đời trước để lại”.

Tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc di huấn của các bậc thầy cuộc cách mạng vô sản, không hề coi lý luận của C.Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, mà phải tự mình phát triển hơn nữa lý luận của C.mác, vì lý luận này chỉ đề ra nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc áp dụng những nguyên lý ấy, thì xét riêng ở từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga. Đó chính là quan điểm thực tiễn, cơ sở của sự sáng tạo.

3. Phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình.

Thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở Hồ Chí Minh là luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những “lẽ phải không ai chối cãi được” để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Người từng viết: “Tuy phong tục của mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau: Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”; hay: “Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ”.

Để đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới đồng thuận, Người thường lập luận trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý. Người viết: “Quyền độc lập tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương máu của những nghĩa sỹ, và đoàn kết của toàn quốc dân mà xây dựng lên. Vậy nên, những người chân chính ham chuộng độc lập, tự do của nước mình, thì phải kính trọng độc lập, tự do của dân tộc khác”. Trong thư gửi những người bạn Pháp ở Đông Dương năm 1946, Người viết: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ tự do…Chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi”.

Với phong cách tư duy này, Hồ Chí Minh phê phán thói “Kiêu ngạo cộng sản”. Người nói: “Vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, chúng ta chỉ biết trung thành với giai cấp vô sản, quyết tâm đấu tranh cho nhân dân. Thế thôi”. Hồ Chí Minh coi công việc chúng ta đang làm hôm nay - Giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, bảo vệ Tổ quốc là sự nối tiếp sự nghiệp cha ông đã mở ra từ mấy nghìn năm trước. Người nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Vì “Cuộc chiến đấu hiện thời của chúng ta chỉ là kết tinh của cuộc trường kì đề kháng mà ông cha, anh em chúng ta đã tiếp tục trong 80 năm Pháp thuộc”.

Sự hài hòa, uyển chuyển, lý tưởng và đạo đức nhân văn thể hiện rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Người. Bản thân lời kêu gọi có sức mạnh giục giã như lời hịch của núi song, thôi thúc mọi người cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhưng lại được viết bằng những lời lẽ rất hòa bình, nhân danh chính nghĩa mà chiến đấu, không hề có một chữ nào nói đến căm thù và chém giết. Trong thư gửi tướng R. Salan - người từng tháp tùng Hồ Chí Minh trong chuyến thăm nước Pháp - vừa được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp thay tướng J.Valluy, Người viết: “… chúng ta đã là những người bạn tốt. Nhưng hoàn cảnh ngoài ý muốn đã biến chúng ta thành hai kẻ đối địch. Điều đó thật đáng tiếc!”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô cùng quý giá; là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thới cũng là tình cảm, là nguyện vọng tha thiết của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.

Video liên quan

Chủ Đề