Chế độ trợ cấp xã hội cho học sinh sinh viên là gì?

Chính sách học bổng và trợ cấp xã hội đối với người học Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng....

Chính sách học bổng và trợ cấp xã hội đối với người học

Kiến thức của bạn:

     Chính sách học bổng và trợ cấp xã hội đối với người học theo quy định của pháp luật

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Giáo dục 2005
  • Nghị định 75/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

     Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người tàn tật, khuyết tật.

     Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó học tập.

     Khoản 3, 4 Điều 89 Luật Giáo dục quy định:

Điều 89. Học bổng và trợ cấp xã hội

…3. Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.

1/ Đối tượng được xét cấp học bổng

  • Đối tượng được xét cấp học bổng khuyến khích học tập
    • Học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu;
    • Người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
  • Đối tượng được cấp học bổng chính sách
    • Sinh viên hệ cử tuyển;
    • Học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú;
    • Học viên trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật.

2/ Đối tượng được trợ cấp, miễn, giảm học phí và ưu tiên trong tuyển sinh

  • Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, người có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, sản xuất, chiến đấu;
  • Học sinh, sinh viên là con liệt sĩ, con thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con của người có công giúp đỡ cách mạng, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 hoặc người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
  • Người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi [trừ thành phố, thị xã, thị trấn] và vùng sâu hải đảo;
  • Người mồ côi không nơi nương tựa;
  • Người tàn tật, người khuyết tật có khó khăn về kinh tế;
  • Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học tập;
  • Học sinh, sinh viên là con công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên;
  • Học sinh, sinh viên có gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định chung của nhà nước.

3/ Đối tượng không phải đóng học phí

  • Học sinh tiểu học trường công lập;
  • Học sinh, sinh viên các trường sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm.

      Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: . Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Điều 2 Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT năm 2021 hợp nhất Quyết định về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập, quy định, đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung thuộc diện người dân tộc ít người ở vùng cao. Tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg quy định nâng mức trợ cấp xã hội từ 100.000 đồng/người/tháng lên 140.000 đồng/người/tháng cho học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung. Tôi xin hỏi, vậy đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là "người dân tộc ít người ở vùng cao" hay là "người dân tộc ít người ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn"?

Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường đào tạo công lập [sửa đổi Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg] đã quy định: “Nâng mức trợ cấp xã hội từ 100.000 đồng/người/tháng lên 140.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung”.

Như vậy, đối tượng học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung được hưởng mức trợ cấp xã hội là 140.000 đồng/người/tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg nêu trên.

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

- Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Căn cứ vào Điều 59 của Luật Giáo dục đại học thì người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục đại học, bao gồm:

Điều 59. Người học

Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ.”

Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Điều 62 của Luật Giáo dục đại học đã quy định chung về các chính sách đối với người học tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:

Điều 62. Chính sách đối với người học

1. Người học trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng các chính sách về học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, tín dụng giáo dục, miễn, giảm phí dịch vụ công cộng theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp bọc bổng, trợ cấp xã hội.

3. Chính phủ quy định cụ thể chính sách ưu tiên đối với người học thuộc đối tượng được hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.”

Mức hưởng trợ cấp xã hội sẽ phân theo từng nhóm sinh viên đủ điều kiện nhận trợ cấp xã hội như sau:

Nhóm 1: Sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao [có hộ khẩu thường trú tại địa phương từ 03 năm trở lên].

Hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp xã hội của nhóm đối tượng này như sau:

- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội [theo mẫu].

- Bản sao công chứng hộ khẩu.

- Bản sao công chứng giấy khai sinh.

Mức hưởng: 840.000 đồng/kỳ.

Nhóm 2: Sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.

Hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp xã hội của nhóm đối tượng này như sau:

- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội [theo mẫu].

- Giấy chứng tử của cha và mẹ [bản sao có công chứng] hoặc giấy xác nhận mồ côi cả cha lẫn mẹ của chính quyền địa phương. [Trường hợp sinh viên không có giấy chứng tử của cha và mẹ].

- Bản sao công chứng giấy khai sinh.

Mức hưởng: 600.000 đồng/kỳ

Nhóm 3: sinh viên là người tàn tật, khuyết tật gặp khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên do tàn tật, được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định.

Hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp xã hội của nhóm đối tượng này như sau:

- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội [theo mẫu];

- Bản sao công chứng Biên bản giám định y khoa.

- Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường về hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Mức hưởng: 600.000 đồng/kỳ.

Nhóm 4: Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế, vượt khó học tập là những người mà gia đình của họ thuộc diện hộ nghèo.

Hồ sơ đề nghị nhận trợ cấp xã hội của nhóm đối tượng này như sau:

- Đơn đề nghị trợ cấp xã hội [theo mẫu].

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận hộ nghèo; hộ cận nghèo hoặc giấy xác nhận hộ nghèo; hộ cận nghèo của chính quyền địa phương.

- Có kết quả học tập >=2.0.

Mức hưởng: 600.000 đồng/kỳ

Lưu ý:

- Sinh viên thuộc nhóm đối tượng chính sách số 4 nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo, cận nghèo thường vào đầu mỗi kỳ học. Các đối tượng còn lại chỉ nộp hồ sơ chính sách duy nhất 1 lần trong suốt quá trình học tập.

- Sinh viên đồng thời là đối tượng được nhận: Học bổng chính sách; Trợ cấp xã hội; Trợ cấp ưu đãi; Hỗ trợ chi phí học tập thì chỉ được hưởng một chế độ với mức trợ cấp cao nhất và phần thưởng khuyến khích học tập [nếu có đủ điều kiện].

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục đại học

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề