Tại sao bà bầu tháng cuối khó ngủ

Trong giai đoạn mang thai, rất nhiều mẹ bị rối loạn về sức khỏe, trong đó rối loạn về giấc ngủ chiếm 90%. Mẹ khó ngủ trằn trọc, thức giấc nhiều lần, giấc ngủ chập chờn… khiến cho mẹ rất mệt mỏi

Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu mất ngủ trong thai kỳ. Làm sao để mẹ khắc phục tình trạng này, mẹ cùng Home Care tìm hiểu chi tiết nhé.

I.Nguyên nhân gây mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ của mẹ bầu

Tâm trạng lo âu căng thẳng

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ xuất hiện hormone progesterone khiến cho mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Mẹ hay có cảm giác lo âu, tức giận kể cả những chuyện nhỏ nhặt nhất.

Ngoài ra ngoài những vấn đề trong cuộc sống như: sự phát triển của con, kế hoạch sau sinh, mối quan hệ gia đình – công việc và xã hội cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của mẹ.

Trong trường hợp này mẹ cần tâm sự, chia sẻ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp những mong muốn của mình, để giải tỏa tâm lý giúp tâm trạng thoải mái hơn.

Vấn đề về hệ tiêu hóa

Càng về cuối thai kỳ, mỗi ngày thai nhi lớn trông thấy, khiến dạ dày mẹ bị chèn ép, thức ăn có thể sẽ bị đẩy ngược lên thực quản khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, trong 3 tháng cuối mẹ xuất hiện các triệu chứng như: ợ nóng, khó tiêu, táo bón khiến cơ thể hấp thu dưỡng chất kém hơn.

Trong giai đoan này, mẹ cần có chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể dục đều đặn, vấn đề tiêu hóa khiến được cải thiện khiến cho mẹ có giấc ngủ ngon hơn.

Thường xuyên tiểu đêm và hàm lượng ure tăng

Trong suốt thời gian thai kỳ, thận phải làm việc nhiều hơn 30 – 50% so với bình thường, dẫn đến hàm lượng Urê tăng cao và bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Ngoài ra, khi tử cung phát triển lớn chèn ép bàng quang gây khó chịu và phải tiểu tiện thường xuyên, kể cả ban đêm dẫn đến hiện tượng mất ngủ, ngủ không sâu ở phụ nữ mang thai.

Chuột rút và tình trạng đau lưng

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, chuột rút thường xuất hiện đột ngột ở đùi, bắp chân rồi chuyển hóa thành những cơn đau khi mang thai khiến cho giấc ngủ của mẹ bầu bị gián đoạn.

Một nguyên nhân khác cũng dễ gây mất ngủ ở mẹ bầu là do khi bụng ngày càng lớn, chân, lưng, xương chậu phải chịu sức nặng của cơ thể dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai.

Thai nhi phát triển ngày một lớn

Sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn khiến cho người mẹ khó tìm được tư thế ngủ thoải mái mà vẫn an toàn cho trẻ. Vì vậy dẫn đến chứng mất ngủ thai kỳ. Các chuyên gia khuyến cáo nằm nghiêng bên trái là tư thế phù hợp nhất cho mẹ bầu. Ngoài ra, có thể sử dụng gối chuyên dụng dành cho bà bầu  để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Massage bà bầu – Liệu pháp giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ ở 3 tháng cuối thai kỳ

Để cải thiện tình trạng mất ngủ của mẹ bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần massage cơ thể mỗi ngày để giải tỏa các cơn đau nhức, đồng thời giúp mẹ thư giãn giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Liệu pháp massage chăm sóc bà bầu của Home Care sẽ giúp mẹ điều đó:

– Massage giúp ổn định hormone, giảm triệu chứng trầm cảm và lo lắng.

– Massage giúp giảm sưng phù nề[ từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi].

– Massage giúp mẹ giảm đau ở vùng chậu, đau lưng, đau khớp, lưu thông máu và dịch.

– Massage giúp cải thiện lượng oxy đến các mô cơ giúp mẹ cải thiện giấc ngủ ngon hơn.

– Massage cho mẹ bầu giúp làm giảm căng thẳng, stress, trầm cảm và biến chứng khi sinh và ở trẻ sơ sinh.

– Massage bầu giúp làm giảm tình trạng rạn da, sổ bụng sau sinh.

– Massage làm giảm thiểu tình trạng sinh non.

Với những lợi ích to lớn của việc massage chăm sóc sức khỏe mẹ bầu, mẹ nên tận dụng các thời điểm vàng trong thời kỳ mang thai, để sức khỏe mẹ và bé luôn được đảm bảo. Mẹ không cần phải lo lắng bất cứ điều gì, chỉ cần tận hưởng những giây phút dễ chịu mà massage bầu của Home Care mang lại!

Để được tư vấn miễn phí và giữ gói trải nghiệm dịch vụ tại nhà, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

HOME CARE – HỆ THỐNG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hotline: 1900 0387 | 0973.871.376 | 096 213 15 15

Trụ sở chính: Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Trụ sở chính: Đường Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 2: Đường Ái Mộ, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, Hà Nội

Cơ sở 3: Đường Văn Cao, Y Na, Khu hồ Ngọc lân, P. Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh

Cơ sở 4: Tòa B Chung cư Lideco, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

Cơ sở 5: KĐT Trung Nghĩa – Hoà Minh – Liên Chiểu – Đà Nẵng.

Cơ sở 6: Chung cư Hoàng Huy, đường Máng Nước, X. An Đồng, H. An Dương, Hải Phòng.

Cơ sở 7: Đường Nguyễn Tông Quai, Tổ 23, phường Trần Lãm, TP. Thái Bình.

Cơ sở 8: Đường Phạm Hồng Thái, phường Vinh Tân, TP.Vinh, T. Nghệ An.

Cơ sở 9: Chung cư Prosper, 22/14 Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.

Cơ sở 10: Centana Thủ Thiêm, 36A Mai Chí Thọ, Phường An Phú , Quận 2, Hồ Chí Minh

Cơ sở 11: Đường An Dương Vương, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

XEM THÊM BÀI VIẾT

=> Bật mí cách massage cho mẹ bầu tại nhà đúng cách

=> Dịch vụ chăm sóc bà bầu của Home Care có gì đặc biệt

Mất ngủ là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Đối với phụ nữ mang thai, nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Vậy thông tin này có chính xác hay không? Mời bạn cùng bác sĩ Nguyễn Lâm Giang tìm hiểu liệu mất ngủ có phải sắp sinh hay không qua bài viết sau đây.

Bà bầu bị mất ngủ có phải sắp sinh?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều thai phụ quan tâm. Nhất là trong giai đoạn những tháng cuối của thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể có rất nhiều sự thay đổi. Những thay đổi này thường gây ra một số triệu chứng khó chịu. Trong đó có mất ngủ. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: đau đầu, chuột rút, ợ nóng khi mang thai, rối loạn tiêu hóa…

Nhiều thai phụ cho biết họ cảm thấy khó ngủ hơn trong những tháng cuối. Bên cạnh đó là tình trạng ngủ không sâu giấc, thấp thỏm khi ngủ, hay thức giấc giữa đêm… Nghiên cứu cho thấy, hiện tượng này là do tâm lý lo lắng của người mẹ trong những tháng cuối. Một phần khác cũng có thể do ảnh hưởng của tâm sinh lý, nội tiết tố thay đổi khi mang thai.

Giấc ngủ chịu ảnh hưởng lớn từ não bộ, cùng với hoạt động trao đổi chất. Nếu các cơ quan không hoạt động đúng nhịp đồng hồ sinh học thì bạn khó có giấc ngủ ngon. Vì vậy, mất ngủ có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Do đó, thông tin mất ngủ là sắp sinh không chính xác. Mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ, vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hiện tại. Cũng như có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu tình trạng kéo dài không khỏi, bà bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cũng như khắc phục tình trạng này.

Xem thêm: Các biện pháp cải thiện mất ngủ khi mang thai

Nguyên nhân bà bầu mất ngủ thường là do tâm lý lo lắng và căng thẳng khi mang thai

Các dấu hiệu bà bầu chuyển dạ thật sự

Như đã nói ở trên, mất ngủ không phải là dấu hiệu sắp sinh. Vậy dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh của bà bầu là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ sanh là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Đây là quá trình thay đổi của cổ tử cung. Một cuộc chuyển dạ sanh thường xảy ra khi thai nhi đủ tháng. Thường là từ 38 – 42 tuần. Khi đó thai nhi trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài tử cung. Khi gần đến ngày dự sinh, bạn có thể bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu chuyển dạ sanh.1

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Vỡ ối

Khi thấy hiện tượng vỡ ối, cần đưa thai phụ đến bệnh viện ngay. Màng ối giúp bao bọc thai nhi, bảo vệ thai. Thai phụ có thể thấy dấu hiệu này từ tuần 38 trở đi. Bạn có thể thấy nước trào ra từ âm đạo, nhiều hoặc ít. Kể cả chưa đau bụng bạn cũng nên đến bệnh viện ngay.2

Cơn co tử cung nhiều hơn, mạnh hơn

Ở tuần 37 trở đi, mẹ bầu có thể có những cơn đau mạnh, quặn thắt. Đây được gọi là các cơn co tử cung. Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ sanh. Nó làm xóa mở cổ tử cung và thay đổi đáy chậu trong giai đoạn sổ thai.

Cơn đau có thể xuất hiện với tần suất nhiều hơn là dấu hiệu sắp sinh thật sự. Cơn đau thường xuất phát từ lưng dưới lan xuống bụng dưới. Ngưỡng đau tùy thuộc từng sản phụ. Khi thấy dấu hiệu này, mẹ bầu cũng cần đến bệnh viện ngay.3

Cơn co tử cung gây ra những cơn đau quặn thắt là dấu hiệu chuyển dạ sanh thật sự

Xóa mở cổ tử cung

Cơn co tử cung sẽ giúp xóa mở cổ tử cung. Nếu các cơn co đều đặn và cổ tử cung của bạn đã xóa và mở ≥ 2 cm, bạn đã thực sự bước vào cuộc chuyển dạ.3

Các dấu hiệu khác

  • Đau thắt lưng, chuột rút: Bà bầu có thể thấy căng tức khó chịu tăng dần hoặc bị chuột rút ở vùng chậu và trực tràng.
  • Tiêu chảy hoặc buồn nôn: Xảy ra trong giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ. Bạn cũng có thể có hiện tượng đi ngoài phân lỏng không rõ lý do.

Mẹ bầu mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Mất ngủ không phải là dấu hiệu sắp sinh. Nhưng tình trạng này nếu kéo dài có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ:

Mệt mỏi, kiệt sức

Giấc ngủ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng mới. Người bình thường cũng cần có một chất lượng giấc ngủ tốt mới có thể duy trì các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Phụ nữ mang thai càng cần có một giấc ngủ chất lượng vì mang thai sẽ khiến cơ thể phần nào tăng gánh nặng hơn. Cơ thể cần làm việc nhiều hơn để nuôi cả mẹ và bé. Do đó, nếu mất ngủ kéo dài, thai phụ dễ uể oải, mệt mỏi, thiếu tập trung. Thậm chí là té ngã do choáng, suy nhược cơ thể…

Mẹ bầu bị mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cơ thể dễ mệt mỏi và uể oải

Sinh khó

Nghiên cứu cho thấy, những thai phụ có thời gian ngủ càng ít sẽ càng tăng nguy cơ sinh khó. Điều này sẽ làm tăng khả năng sinh mổ cho thai phụ. Thiếu ngủ khiến cơ thể người mẹ không đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe. Trong khi đó, quá trình chuyển dạ tự nhiên cần người mẹ có nhiều sức khỏe để có thể đưa em bé ra ngoài an toàn.

Thiếu máu

Bà bầu mất ngủ có nguy cơ thiếu máu cao hơn bình thường. Điều này trở nên rất nguy hiểm đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Thời gian trao đổi chất và tạo máu đạt đỉnh điểm từ 23 giờ – 3 giờ sáng. Mất ngủ sẽ khiến thai phụ bị thiếu hụt lượng máu nhất định. Cả mẹ và thai nhi đều có khả năng bị thiếu máu.

Thai nhẹ cân

Mẹ bầu mất ngủ cũng ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Mất ngủ có thể khiến mẹ và thai nhi bị thiếu máu. Điều này làm các hormone tuyến yên tăng cao gây ức chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thai. Hormone tuyến yên tăng cao cũng sẽ khiến mẹ bầu chán ăn, không nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho thai.

Xem thêm: Mang thai tuần 41: Mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có lời giải đáp cho vấn đề mất ngủ có phải sắp sinh hay không. Trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cũng cần chú ý các dấu hiệu sắp chuyển dạ thật sự. Khi gặp các dấu hiệu này, cần đưa thai phụ đến bệnh viện ngay để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sanh.

Video liên quan

Chủ Đề