Cây thập giá và hoa hồng là thuyết gì năm 2024

Trong thời điểm này, tôi nghĩ một cuộc nghiên cứu về cây “thập ác” và “nhân vật Mary” trong Ki Tô Giáo là điều cần thiết để mở mang sự hiểu biết của người dân Việt Nam về một tôn giáo rất cuồng tín chiếm 6-7% dân số. Bài viết này là về cây “Thập Ác.” Nhân vật Mary sẽ được viết trong một bài khác.

Trước hết, tôi xin giải thích là tại sao tôi gọi cây “thánh giá” của Ca-Tô Giáo Rô-ma là cây Thập Ác. Nếu chúng ta đọc lịch sử Ki-Tô Giáo thì chúng ta phải biết rằng, giáo dân Ca-Tô, theo lời khích động của giáo hoàng trong thời Trung Cổ, đã vác cây Thập Ác này đi giết người, gồm cả già trẻ lớn bé, trong 9 cuộc Thập Ác Chinh mà họ gọi là “thánh chiến”. Cây Thập Ác cũng được các linh mục dùng làm biểu tượng cứu vớt linh hồn trong các cuộc tra tấn dã man những người mà họ cho là lạc đạo. Cây Thập Ác cũng được dùng trong những cuộc thiêu sống phù thủy, giơ lên trước mặt nạn nhân làm biểu tượng cứu vớt linh hồn của họ, vì ngọn lửa thường không nóng bằng những ngọn lửa vĩnh hằng của Chúa Giê-su dưới hỏa ngục. Ở tân thế giới (Mỹ) thổ dân không chịu cải đạo cũng bị thiêu sống trước cây Thập Ác. Giết người cho một Thiên Chúa, theo lời dạy của chính Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đó thực chất là một quỷ dữ, không phải là một Thiên Chúa. Giết người vì một biểu tượng thì biểu tượng đó không thể nào có thuộc tính “thánh” được. Một học giả nghiên cứu cổ sử Do Thái đã viết “Cây thập ác là biểu tượng của một cách hành hình man rợ, không phải là biểu tượng của cứu rỗi” [The cross is a symbol of barbarous torture, not salvation].

Thật vậy, cái giá bằng gỗ hình chữ thập mà Giê-su bị đóng đinh trên đó không phải là “thánh giá” như người Ca-tô Việt Nam thường dùng, cho rằng để vinh danh Chúa của họ. Bởi vì, hình phạt đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập là một cực hình của đế quốc La Mã dành cho những kẻ nô lệ phạm tội, trộm cắp, giết người, phản loạn v..v.. Thánh Kinh viết rõ, (Luke 23: 32,33; Matthew 27: 38)) Giê-su bị xử đóng đinh trên giá gỗ hình chữ thập cùng lượt với hai tên tội phạm, trộm cướp (criminals, robbers) khác.

Cây thập giá và hoa hồng là thuyết gì năm 2024

Không có lý do gì để chúng ta tin rằng cái giá gỗ mà Giê-su bị đóng đinh trên đó khác với những giá gỗ cùng loại trong thời đó. Bản văn bằng tiếng Anh viết là Giê-su “was crucified” chứ không phải là “was nailed on the holy cross”. Mà “crucify” trong tự điển có nghĩa là: 1. Xử tử hình bằng cách đóng đinh hoặc trói trên một giá hình chữ thập (To put to death by nailing or binding to a cross); 2. Đối xử một cách độc ác, hành hạ (To treat cruelly; torment). Cho nên, chẳng có gì có thể gọi là “thánh” ở đây cả. Ca Tô Giáo đã thêm vào từ “holy” để thánh hóa một vật thuộc một cực hình tàn nhẫn và dã man nhất của nhân loại. Người ta đã tôn sùng một biểu tượng của sự tàn ác, cố tình quên đi sự khủng khiếp kết hợp với cây thập giá. Thật vậy, chúng ta hãy đọc một đoạn nói về cực hình này của Russell Shorto trong cuốn Sự Thực Trong Phúc Âm:

Được đưa vào nghệ thuật Ki Tô qua nhiều thế kỷ, cực hình đóng đinh trên thập giá đã trở thành một kiểu trình bày ước lệ cao - đến độ như là một vật đẹp đẽ, làm cho ta khó mà có thể tưởng tượng được sự khủng khiếp thực sự của nó. Nhưng thực tế là một cái gì khác hẳn. Trước hết, chúng ta hãy xét đến ý nghĩa khủng khiếp của nó trong một xã hội mà nhân phẩm - ngay cả nhân phẩm của một nông dân - là đức tính cao nhất. Mang ra nơi công cộng - kết tội, phơi trần truồng (Nghệ thuật Ki Tô thường đóng thêm cái khố vào cho Giê-su trên thập giá. TCN) và chết dần trong hấp hối - là hình phạt dã man hơn sự hành quyết nhiều. Rồi có cả sự tra tấn. Thường là nạn nhân bị trói vào cột rồi bị quất, hoặc bằng một cây roi ngắn gồm có nhiều sợi dây da trên có đính những hạt bằng chì hay những mẩu xương, hoặc bằng gậy. Nạn nhân thường bị đóng lên giá hình chữ thập ở ngay dưới đất rồi giá được dựng thẳng đứng lên. Đinh thường được đóng qua bàn tay hay cổ tay và bàn chân..

[Russell Shorto, Gospel’s Truth, p. 198: Over centuries of incorporation into Christian art, crucifixion has become highly stylized - a thing of beauty, even - that it is difficult to imagine the true horror of it.. But the reality was something else. Consider, first, the horror it meant in a society where personal dignity - even a peasant’s dignity - was the highest virtue. To be made a public spectacle - convicted of a crime, exposed naked, and dying in agony - was punishment far beyond mere execution.

Then there is the torture. It generally included being bound to a post and flogged, either with a short whip consisting of several leather tongs beaded with lead or bone tips, or with sticks. The victim was usually mounted to the crossbar on the ground and it was then hoisted up and attached to the upright. Nails were usually driven through the hands or wrists, and the feet..]

Trong bài “Cái Khố Của Jesus Trên Thập Giá”, Charlie Nguyễn, một trí thức Ca-Tô đạo gốc, đã viết về cây thập giá với nhiều chi tiết hơn như sau:

Thập giá là một dụng cụ giết người hết sức dã man, thường được các đế quốc cổ Hy Lạp và cổ La Mã sử dụng. Đây là một loại cực hình đặc biệt mà người La Mã và Hy Lạp chỉ dùng riêng cho các nô lệ hoặc dân các nước thuộc địa nổi loạn chứ không áp dụng cho các công dân của họ. Trước khi bị đóng đinh, các tội nhân không phân biệt nam nữ, đều bị lột trần truồng, tuyệt đối không có một mảnh vải nhỏ nào che thân. [Do đó, cái khố Giê-su mang trên cây thập giá là sản phẩm nghệ thuật sau này để che đậy (cover-up) sự kiện Giê-su là người Do Thái đã cắt bì, theo giám mục Peter de Rosa trong cuốn Vicars of Christ. TCN] Khi bị treo trên thập giá, sức nặng của cơ thể làm cho các vết đinh đóng trên tay chân bị căng xé khiến tội nhân bị đau nhức cùng cực nhưng không chết. Tội nhân phải sống để chịu những cơn đau buốt liên tục hành hạ trong một thời gian dài. Chỉ khi nào tội nhân kiệt sức không thể nâng đầu lên được nữa thì đầu sẽ cúi gằm xuống khiến cằm đụng vào ngực. Lúc đó tội nhân sẽ từ từ bị nghẹt cổ họng và chết vì ngộp thở (air-suffocation) chứ không chết vì bị chảy hết máu. [Một hình ảnh khủng khiếp của nạn nhân trên cây thập giá như vậy mà người ta vẫn thản nhiên đeo lủng lẳng trên cổ đủ mọi cỡ lớn nhỏ của cây thập giá đó, và dựng nó lên ở khắp nơi, thật là khó hiểu. TCN]

Địa điểm hành hình tội nhân bằng thập giá thường ở những nơi công cộng như dọc đường lộ hoặc trên đồi cao để công chúng dễ thấy. Hình phạt xử tử bằng thập giá vừa là một hình phạt về thể hình giống như lăng trì (rất đau đớn và chết chậm) nhằm mục đích khủng bố tinh thần đám dân nô lệ và vừa là một nhục hình nhằm sỉ nhục tội nhân vì suốt trong một thời gian dài tội nhân bị phơi thân trần truồng trên thập giá truớc mặt công chúng.

Lịch sử Tây phương ghi nhận nhiều vụ hành hình bằng thập giá. Vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, hoàng đế Alexander the Great của Hy Lạp đã xua quân tiến chiếm thành Tyre. Vì bị dân thành chống cự, Alexander đã ra lệnh đóng đinh 2000 dân của thành này. Vụ thứ hai rất nổi tiếng xảy ra năm 71 trước Công Nguyên, đó là vụ viên tướng La Mã Marcius Crassus ra lệnh đóng đinh 6000 nô lệ có liên quan trong cuộc nổi loạn của nô lệ Spartacus. Sáu ngàn cây thập giá mang xác người đã được dựng lên dọc theo con đường vài chục dặm từ Cupua đến Rome!

Đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, triều đại Constantine ra luật hủy bỏ lệnh cấm đạo Ki Tô và bỏ luôn hình phạt dã man này.

Hiển nhiên, Jesus là một trong số những nạn nhân đã bị người La Mã xử tội bằng cách đóng đinh trên thập giá. Thế nhưng, người La Mã sau này lại không nhận tội giết Chúa mà lại đổ cho dân tộc Do Thái đã giết Ngài! Đó là nguyên nhân chính yếu gây nên họa diệt chủng Do Thái triền miên trong gần hai ngàn năm qua.

Bốn thế kỷ sau cái chết của Giê-su trên thập giá, hoàng đế La Mã Constantine đã dùng cây thập giá giết người để làm huy hiệu cao quý cho cả đế quốc. Constantine tuyên bố: "Dưới dấu hiệu thập giá, ta sẽ chinh phục thế giới". (In Hoc Signo Vinces) Constantine xua quân đi chinh phục tới đâu truyền đạo Kitô tới đó. Chẳng bao lâu, toàn đế quốc La Mã trở thành các nước có đa số dân theo đạo Kitô. Ai theo đạo thì được các quân lính mang huy hiệu chữ thập bảo vệ, ai kháng cự tất nhiên sẽ phải chịu hình phạt. Dần dần các dân theo đạo cảm thấy cây thập giá như một thứ bùa hộ mạng và hoàn toàn quên mất thực chất của nó là một dụng cụ giết người cực kỳ hiểm ác. Họ bắt đầu nhìn cây thập giá như biểu hiện cho tình yêu đau khổ của Chúa Jesus (the symbol of Christ's suffering love) và cũng từ đó họ gọi cây thập giá là THÁNH GIÁ (The Holy Cross).

Tại các nhà thờ, những bài kinh ca ngợi Thánh Giá xuất hiện: "Chúng tôi kính mừng Cây Thánh Giá là cây đã chuộc tội chúng tôi, là cây lành thánh sang trọng, là đơn linh nghiệm, là tàu vượt biển, là chìa khóa mở cửa thiên đàng, là cành cây đầy búp bông hoa quả, là cây đã chở mình Chúa tôi. Chúng tôi trông cậy cây thánh giá đưa chúng tôi qua khỏi gian nan tới nước thiên đàng bên cạnh Chúa!".

Như vậy, cây thập giá, tượng trưng cho một loại hình phạt man rợ và khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, nhưng nền thần học Ki Tô Giáo đã biến cái vật kinh khủng đó đã từng dùng để hành hình hàng ngàn người, thành vật hàng triệu tín đồ tôn thờ. Như vậy, những cây thập giá dùng để hành hình các tên trộm cướp hay phản loạn cũng là “thánh giá” cả, vì Giê-su không phải là người duy nhất trong lịch sử chịu thứ hình phạt đó. Tôi không biết người khác nghĩ sao chứ mỗi khi tôi nhìn thấy cây thập giá bất cứ ở đâu, trên nóc nhà thờ, trên bộ áo khoác, hay đeo trên cổ của bất cứ ai, là tôi lại nhớ đến cái cực hình đóng đinh trên thập giá của dân La Mã cổ xưa, đã từng gây ra sự đau đớn cùng cực của hàng trăm ngàn con người, và tôi nghĩ rằng không có cách nào có thể làm cho tôi tôn thờ một vật có một lịch sử dã man đẫm máu như vậy, dù đó là cái thập giá mà Giê-su hoặc bất cứ ai bị đóng đinh trên đó. Tín đồ Ki Tô thật là kỳ lạ, họ tôn vinh một vật mà Chúa của họ chịu cực hình đóng đinh trên đó. Họ hân hoan tin rằng sự đau khổ của Chúa chính là phương tiện giúp họ lên thiên đường. Họ chỉ nghĩ đến thiên đường cho riêng mình và ca tụng sự chịu cực hình của Chúa họ. Tôi nghĩ không có tôn giáo nào có thể nhồi vào đầu óc con người những ý tưởng vô cùng ích kỷ như là Ki Tô Giáo. Nhưng tại sao họ có thể bị đưa vào những tâm cảnh như vậy?

Lý do là, tất cả sự tôn sùng cây thập giá của Ki Tô Giáo đều xoay quanh “huyền thoại cứu rỗi”, một mánh mưu thần học Ki Tô Giáo để huyễn hoặc đầu óc yếu kém của những kẻ nhẹ dạ, dễ tin bướng tin càn. Thật vậy, những người Ki Tô Giáo được dạy để tin rằng, Chúa Giê-su của họ tình nguyện leo lên cây thập giá để cho người ta đóng đinh, theo đúng ý muốn của Cha ông ta ở trên trời, gánh hết cái tội tổ tông di truyền từ Adam và Eve từ đời này đến đời khác, để cho cha ông ta nguôi cơn giận, và mọi người đều được hưởng sự ân sủng của Cha ông ta. Đây là lý luận Thần Học để lừa bịp những kẻ ngu si, vì đóng đinh trên cây thập giá là hình phạt của người La Mã dùng để trị những kẻ phản loạn, ăn trộm ăn cướp. Trong cuốn “Honest To Jesus”, Robert J. Funk, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Westar, Sáng Lập Viên “The Jesus Seminar”, viết, trang 17: “Nói tóm lại, Giê-su không thành công trong bất cứ phạm trù nào mà hầu hết chúng ta coi như là những dấu hiệu của sự thành công; thay vì đó, ông ta bị hành quyết như là một tên tội phạm thông thường.” (After all, Jesus was not successful in any of the categories most people regard as marks of success; instead, he was executed as a common criminal). Trong lịch sử không phải chỉ có mình Giê-su là bị đóng đinh trên thập giá, vì đóng đinh trên thập giá là một hình phạt thuộc loại dã man nhất của người La Mã trước và sau thời Giê-su. Cho nên trước và sau Giê-su đã có nhiều người bị hình phạt đó, thường dùng để xử và hành quyết những tên trộm cướp và phản loạn. Tân Ước cũng viết rõ Giê-su bị đóng đinh cùng lúc với 2 tên ăn trộm ở hai bên. Về bản chất các cây thập giá đều có cấu trúc như nhau, nói cách khác, cây thập giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó về bản chất không có gì khác với những cây thập giá mà người La Mã đã từng đóng đinh những tội phạm khác, và hiển nhiên cây thập giá trên nóc nhà thờ, đeo trên cổ của các tín đồ Ki-Tô Giáo, không phải là cây thập giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó, cho nên nó chỉ có tính cách biểu tượng. Cây thập giá, biểu tượng của một loại hình phạt thuộc loại dã man nhất của nhân loại mà người La Mã dùng để hành hính các tội phạm trong xã hội, trở thành cái gọi là “Thánh giá”, là một chuyện có tính cách sỉ nhục đầu óc con người ngày nay. Nhưng để mê hoặc tín đồ, Ki Tô Giáo đã “thánh hóa” cái biểu tượng man rợ này làm biểu tượng của tôn giáo họ, và các tín đồ đều tin rằng cái biểu tượng này sẽ giúp họ lên thiên đường với Chúa, cho nên họ có thể làm bất cứ điều gì, dù độc ác đến đâu để vinh danh Chúa qua cái biểu tượng đó.. Chẳng trách là, Giáo hội Ca-Tô Rô-ma đã vác cây thập ác giáng lên đầu nhân loại 7 núi tội ác, trong đó Giáo hội đã sử dụng những hình phạt dã man không kém,và có khi còn dã man hơn, hình phạt đóng đinh trên thập giá, như Giáo hoàng John Paul II đã từng thú nhận trước thế giới. [Xin đọc 5 núi tội ác của Ca Tô Giáo trong loạt bài “Công Giáo Hắc Sử” đăng trên sachhiem.net] Người Ki Tô có cái tật là những gì nhơ bẩn và ác độc nhất thì họ coi như là thánh. Các giáo hoàng giết người, loạn luân, trụy lạc v..v.. trong lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma, hoặc vô đạo đức tôn giáo như John Paul II và Benedict XVI cũng được gọi là đức “thánh” cha. Những tên Việt Gian, Hán Gian v..v.. bị giết về tội phản quốc cũng được gọi là “thánh” tử đạo v..v…

Chúng ta đã biết, huyền thoại “cứu rỗi” dính liền với nền thần học về cây thập giá (The theology of the cross) mà Giê-su bị đóng đinh trên đó và các tín đồ Ki Tô Giáo thường gọi là “thánh giá”. Nhưng ngày nay, vai trò “cứu rỗi” hay “cứu thế” của Giê-su đã không còn ý nghĩa trước những nghiên cứu của chính những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo cho nên từ “thánh giá” cũng không còn ý nghĩa. Thật vậy, sau đây chúng ta hãy đọc vài đoạn cốt yếu về “huyền thoại cứu rỗi” của Linh Mục Ca-Tô Rô-ma, James Kavanaugh, và về “huyền thoại cứu thế” của Giám mục Tin lành, John Shelby Spong. Cả hai bài này đã được đăng trên trang nhà Giao Điểm trước đây, và mới được đăng lại trên sachhiem.net.. [Xin mời độc giả đọc toàn phần hai bài này trên sachhiem.net]Trước hết là vài trích dẫn trong bài “Huyền Thoại Cứu Rỗi” (The Salvation Myth) của Linh Mục James Kavanaugh :

Hi sinh tế thần, chìa khóa của sự “cứu rỗi”, giải thích quan điểm của Ki Tô Giáo về sự kiện Giê-su bị đóng đinh trên thập giá như là một cái chết hi sinh tế thần. Điều này cũng là tự nhiên vì Ki Tô Giáo bắt nguồn từ Do Thái Giáo. Người Ki Tô thấy có một sự tương đồng đặc biệt giữa cái chết của Giê-su và cái chết của con chiên (cừu) mà người Do Thái giết khi họ thoát ra khỏi vòng nô lệ của Ai Cập trong cuộc “vượt qua”…

Huyền thoại Ki Tô về sự “cứu rỗi” còn khẳng định là con người không thể được cứu rỗi nếu không có cái chết của đấng Ki Tô. Con người không chỉ sinh ra một cách bất toàn và trong tội lỗi, mà đã phạm vô số tội trong đời và thường xuyên cần phải lấy lại tình thương của Thiên Chúa (God). [Nhưng đọc Cựu Ước thì chúng ta thấy tội lỗi của Thiên Chúa trong đó vượt qua sức tưởng tượng của con người, và ở trên cõi đời này chưa có một người nào, kể cả tập hợp “Tần Thủy Hoàng + Stalin + Hitler + Mao” lại ác độc và tội lỗi như Thiên Chúa trong Cựu Ước. TCN]

Đối với con người hiện đại. chuyện hi sinh của Giê-su chẳng có ý nghĩa gì mấy, trừ khi hắn đã bị reo rắc sự sợ hãi và bị tẩy não từ khi mới sinh ra đời (But to modern man, it makes far less sense unless he has been suitably frightened and brainwashed from birth). Đối với tôi (Linh mục James Kavanaugh), đó là một huyền thoại “cứu rỗi” của thời bán khai, miêu tả một người cha giận dữ, chỉ nguôi được cơn giận bằng cái chết đầy máu me của chính con mình. Đó là một chuyện độc ác không thể tưởng tượng được của thời bán khai (It is a primitive tale of unbelievable cruelty).

Tôi không muốn được “cứu rỗi” hay rửa sạch tội lỗi trong máu của bất cứ ai. Tôi được cứu khỏi cái gì? Tôi cũng không chấp nhận huyền thoại về một Thiên Chúa đòi hỏi đối xử với con của mình là Giê-su bằng một loại công lý vô tình cảm và đòi hỏi hắn phải chết để chuộc tội cho tôi. Cái huyền thoại này cũng chẳng có gì hấp dẫn hơn vì ông ta đã vinh quang làm cho con ông ta sống lại. Tôi không thể yêu một ông Cha như vậy và cũng chẳng có gì cần phải biết ơn một đứa con như vậy. Tôi không yêu cầu ông ta phải chịu đau khổ vì tôi và ngay cả muốn ông ta làm như vậy.

Chúng ta vừa đọc vài nhận định của Linh Mục James Kavanaugh về vai trò “cứu rỗi” của Giê-su. Sau đây chúng ta hãy đọc vài đoạn của Giám Mục John Shelby Spong về vai trò “cứu thế” của Giê-su. Đây chỉ là vài trích dẫn trong bài “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ” (Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go), của Giám mục Tin Lành John Shelby Spong, thuộc hệ Tân Giáo (Episcopal hay Anglican) của Tin Lành, hiện là Giám mục ở Newark, bang New Jersey, Hoa Kỳ, trong cuốn “Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hay Chết” (Why Christianity Must Change or Die), xuất bản năm 1998, từ trang 83 đến trang 99. Giám Mục Spong đã dựa vào chính cuốn Kinh của Ki Tô Giáo [Bible] và cho chúng ta một phân tích khá đầy đủ về nguồn gốc của huyền thoại đã dựng Giê-su lên như là một đấng cứu thế, một vai trò mà Giám mục Spong nghĩ cần phải dẹp bỏ trong thời đại này trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại và trước những bằng chứng khoa học bất khả phủ bác..

Trong những nhịp độ nói năng trơn tru từ bờ môi của những người truyền giáo, chúng ta thường nghe được những lời quen thuộc: “Giê-su chết cho tội lỗi của chúng ta. Ông ta đã đổ những giọt máu quý báu trên thập giá ở Calvary để cho chúng ta được “cứu”. Chúng ta đã được rửa sạch trong máu của con chiên Giê-su (Lamb). Với sự hi sinh của Giê-su, chúng ta đã được “cứu”. Tì vết nguyên tội (hay “tội tổ tông”) trên linh hồn của chúng ta đã được tẩy sạch”. Thật vậy, chúng ta đã nghe những lời như trên hàng ngàn lần.

Rất hiếm khi mà người Ki Tô bình tâm nghĩ lại để nhận ra điều là họ đã biến Chúa Cha của họ thành con yêu tinh (ogre). Một người cha mà đóng đinh con mình trên thập giá, bất kể với lý do nào, cần phải bắt giam vì tội hành hạ trẻ con (child abuse). Nhưng người ta vẫn tiếp tục nói về Chúa Cha như vậy, làm như ông ta sẽ trở nên thánh thiện hơn và đáng để thờ phụng hơn…

Sự tan ra từng mảnh này [của Hệ thống thần học Ki Tô Giáo] bắt đầu với nhận định là Adam và Eve không phải là hai tổ đầu tiên của nhân loại và rằng tất cả sự sống của con người không xuất phát từ hai người trên. Thuyết Tiến Hóa đã làm cho câu chuyện về Adam và Eve nhiều nhất là một truyền thuyết. Thuyết Tiến Hóa không dễ cho các tổ chức tôn giáo chấp nhận, và ngày nay, nhiều tiếng nói vẫn cất lên từ những ốc đảo xa xôi trong thế giới để chống đối. Những tiếng nói này không bao giờ có thể thành công.

Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong nguyên tội. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết của tội tổ tông trong lễ rửa tội. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, mất đi sự cứu rỗi nếu không đi rửa tội.

Một đấng “cứu thế” có nhiệm vụ khôi phục chúng ta trở về tình trạng tiền sa ngã [nghĩa là mù và vô trí. TCN] chỉ là sự mê tín trước thời Darwin (Pre-Darwin superstition) và là sự vô nghĩa sau thời Darwin (Post-Darwin nonsense). Một đấng siêu nhiên cứu chuộc đi vào trong thế giới sa ngã của chúng ta để khôi phục sự sáng tạo chỉ là một huyền thoại của đạo thờ Thần (a theistic myth). Do đó, chúng ta phải vứt bỏ cái vai trò “cứu thế” của Giê-su đi. Cái hình ảnh Giê-su trong câu nói “như là một đấng, từ thiên đường xuống để cứu vớt chúng ta” không còn một giá trị nào trong thế giới của chúng ta. Những quan niệm này cần phải nhổ bật chúng lên từ gốc rễ, và vứt bỏ.

Qua những đoạn trích dẫn của Charlie Nguyễn, Russell Shorto, Linh mục Kavanaugh, và Giám mục Spong, chúng ta thấy rõ thực chất của cái mà tín đồ Ki Tô Giáo gọi là “thánh giá” đã không còn ý nghĩa trong thời đại mà vai trò “cứu thế” cũng như “cứu rỗi” của Giê-su đã không còn chỗ đứng trong giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô. Ngày nay, phần lớn những bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo đã không còn tin vào những giáo lý của giáo hội về tội tổ tông, về quỷ Satan, cũng như về chuyện đức mẹ đồng trinh và thăng thiên. Nhưng điều đáng nói là họ vẫn duy trì những giáo lý này trong đám tín đồ thấp kém ở dưới, bất kể là những bằng chứng khoa học cũng như những lời thú nhận của giới cao cấp trong giáo hội đã chứng tỏ những giáo lý về “chuộc tội”, “cứu rỗi”, “cứu thế” chẳng qua chỉ là những mánh mưu thần học để đưa con người vào vòng mê tín dễ bề ngự trị.

Sự từ bỏ những niềm tin về tội tổ tông, về quỷ Satan, và về nhiều giáo lý căn bản khác không đâu rõ hơn trong những thú nhận của Vatican trong vài thập niên qua. Thật vậy, từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là “cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế.” (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116: He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God). Chúng ta nên để ý, Big Bang là hiện tượng nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng đặc, vô cùng nóng, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và đã xảy ra cách đây khoảng 13.7 tỷ năm chứ không phải là chỉ có từ 6000-10000 năm do sự “sáng tạo” (sic) trong 6 ngày của Thượng đế Ki-tô giáo như được viết trong Kinh Thánh, được coi như những lời không thể sai lầm của Thượng đế. Và giáo hoàng nói câu trên chẳng qua chỉ để vớt vát phần nào mặt mũi của Thượng đế, Thượng đế của những khoảng trống (God of the Gaps), một mặt mũi đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ trí thức và khoa học của nhân loại.

Rồi, trước những khám phá khoa học liên hệ đến thuyết Tiến Hóa bất khả phủ bác trong nhiều bộ môn của khoa học, năm 1996, Giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. (Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”).

Còn nữa, tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: “thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life).

Chấp nhận thuyết Big Bang, thuyết tiến hóa, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, thú nhận không làm gì có thiên đường (một cái bánh vẽ trên trời để dụ những người đầu óc mê mẩn, yếu kém), và hỏa ngục (một nơi để hù dọa những người không tin Chúa), Giáo hoàng đã chính thức bác bỏ thuyết “sáng tạo” của Ki Tô Giáo, phá tan huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.

Thật vậy, sự kiện là, Giáo hoàng đã bác bỏ đức tin quan trọng nhất trong Ki-tô giáo: Quyền năng “cứu chuộc”, “cứu rỗi” , “luận phạt” của Giê-su, do đó hi vọng của các tín đồ Ki-tô về một cuộc sống đời đời trên thiên đường cùng Giê-su chẳng qua chỉ là một ảo vọng, và sự luận phạt của Giê-su đối với những tín đồ đạo Giê-su không tin ông ta chẳng qua chỉ là một sự hù dọa đã không còn ý nghĩa. Thảm cảnh của các tín đồ Ki Tô Giáo, phần lớn là những người dân thường kém hiểu biết nên rất dễ bị huyễn hoặc, là họ tiếp tục bị nhốt trong những ốc đảo ngu dốt [từ của Linh mục Trần Tam Tĩnh], không hề biết đến những tiến bộ kiến thức của nhân loại. Bởi vì, họ chưa bao giờ được nghe các linh mục, mục sư cho biết những điều này trong nhà thờ, dù có thể những vị này cũng đã biết nhưng vẫn dấu kín trước đám tín đồ thấp kém ở dưới để giữ đức tin của tín đồ không bị chao đảo mà thực ra chỉ để duy trì những quyền lợi thế tục trên đám tín đồ thấp kém ở dưới..

Russell Shorto đã viết trong cuốn Sự Thật Của Phúc Âm (Gospel Truth) như sau:

Điều quan trọng nhất là, tác động của quan điểm khoa học ngày nay đã khiến cho các học giả, ngay cả những người được giáo hội Ca-Tô bảo thủ cho phép nghiên cứu, cũng phải đồng ý là phần lớn những điều chúng ta biết về Giê-su chỉ là huyền thoại… Các học giả đã biết rõ sự thật từ nhiều thập niên nay – rằng Giê-su chẳng gì khác hơn là một người thường sống với một ảo tưởng – họ đã dạy điều này cho nhiều thế hệ các linh mục và mục sư. Nhưng những vị này vẫn giữ kín không cho đám con chiên biết vì sợ gây ra những phản ứng xúc động dữ dội trong đám tín đồ. Do đó, những người còn sống trong bóng tối là những tín đồ Ki Tô bình thường.

(Most important, the impact of the scientific perspective is having now that even scholars working under a conservative Catholic imprimatur agree that much of what we know of Jesus is myth… Scholars have known the truth – that Jesus was nothing more than a man with a vision – for decades; they have taught it to generations of priests and ministers, who do not pass it along to their flocks because they fear a backlash of anger. So the only ones left in the dark are ordinary Christians.)

Chúng ta thấy rằng, nếu những luận điệu thần học Ki Tô Giáo về tội tổ tông và do đó kéo theo những giáo lý về “chuộc tội”, “cứu thế” và “cứu rỗi” của Giê-su chẳng qua chỉ là những huyền thoại mà Ki Tô Giáo bày đặt ra để huyễn hoặc đầu óc con người thì tất nhiên cây thập giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó không có ý nghĩa gì khác là một dụng cụ trong một loại hình phạt ác độc cổ xưa, và tuyệt đối không có gì là “thánh” ở đó cả.

Hơn nữa, cây Thập ác đó, đối với những người hiểu biết, chỉ là một biểu tượng của một cách hành hình tội phạm man rợ nhất của người La Mã trong lịch sử nhân loại, và đối với những người hiểu biết và nhạy cảm, nó chỉ có tác dụng gây lên một ấn tượng ghê sợ và kinh tởm. Người dân hiểu biết về lịch sử cây Thập ác đó, mỗi khi nhìn thấy nó ở đâu, lại không khỏi rùng mình ghê sợ vì liên tưởng đến cái loại hình phạt dã man đó và sự đau đớn vô cùng tận của những người bị hành hình bằng cách đóng đinh trên cây thập giá.

Trong thế giới tự do ngày nay, không ai cấm ai gọi cái hình cụ thập giá để đóng đinh người trên đó là “thánh giá”. Nhưng cũng trong thế giới tự do này, không ai cấm ai bày tỏ quan điểm của mình về thực chất cây thập giá đó trong lãnh vực học thuật. Khi xưa, trong thời đại dân trí còn thấp kém và nặng lòng mê tín, cây thập giá liên hệ đến những huyền thoại “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su, cho nên đối với những tín đồ Ki Tô Giáo, từ “thánh giá” đối với họ có một ý nghĩa nào đó. Nhưng ngày nay, trước sự tiến bộ kiến thức của nhân loại, trước những khám phá bất khả phủ bác của khoa học, vai trò “cứu thế” của Giê-su cũng như huyền thoại “cứu rỗi” đã bị chính những người trong Ki Tô Giáo nhổ bật gốc rễ và vứt bỏ, từ “thánh giá” đã không còn ý nghĩa, và do đó, trong lãnh vực học thuật, nó đã trở về nguyên vị là biểu tượng ác độc của một loại hình phạt man rợ của con người trong thời đại chưa khai hóa.