Cán bộ công chức được nghỉ ốm bao nhiêu ngày năm 2024

Hỏi đáp trực tuyến

Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau

Người gửi:

Các trường hợp nghỉ việc không hưởng lương và nghỉ ốm đau được pháp luật quy định như thế nào?

Câu trả lời

Công văn số 3341/BNV-TCCB ngày 28/7/2015 của Bộ Nội vụ về việc nghỉ việc không hưởng lương, nghỉ ốm đau đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định như sau: Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Như vậy, khoản 4, khoản 6 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ (“Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng”; “Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng”) quy định giới hạn thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động, không phải quy định giới hạn thời gian nghỉ ốm, thời gian nghỉ việc không hưởng lương của người lao động. Nếu người sử dụng lao động đồng ý cho người lao động nghỉ không hưởng lương quá 01 tháng hoặc người lao động nghỉ ốm quá 02 tháng, thì thời gian vượt quá đó không được tính là thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm. Pháp luật về lao động hiện hành không quy định thời gian nghỉ không hưởng lương tối đa, chỉ quy định “người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương”(Khoản 3 Điều 116 Bộ luật lao động). Theo Bộ luật lao động và Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ thì công chức, viên chức được áp dụng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại 02 văn bản này trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công chức, viên chức có quy định khác. Vì vậy, nếu không có quy định riêng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì công chức, viên chức cũng áp dụng 02 nội dung trên như người lao động.

Ban biên tập

eBH đã gửi đến quý độc giả những thông tin mới và cần thiết nhất về 2 chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương và nghỉ ốm hưởng BHXH. Mong rằng những chia sẻ trên có thêm mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Bạn đọc Ngọc Linh (Nghệ An) hỏi: Hiện nay, pháp luật có giới hạn thời gian nghỉ ốm trong một tháng không? Tôi sẽ được nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày trong một tháng?

Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết:

Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện chỉ quy định về thời gian nghỉ chế độ ốm đau tối đa trong 01 năm của người lao động với số ngày từ 30 đến 70 ngày làm việc/năm. Riêng trường hợp mắc bệnh cần điều trị ốm đau dài ngày thì được có thể nghỉ dài hơn rất nhiều, thậm chí thời gian nghỉ ốm có thể bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Pháp luật hiện không giới hạn thời gian nghỉ ốm trong 01 tháng nhưng người lao động có thể xin nghỉ ốm cả tháng, miễn sao đảm bảo tổng thời gian nghỉ ốm trong năm không vượt quá số ngày sau đây:

- Người lao động ốm đau không thuộc bệnh điều trị dài ngày:

Nếu làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ tối đa: 30 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm dưới 15 năm, 40 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên.

Nếu làm nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 thì được nghỉ tối đa: 40 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm dưới 15 năm, 50 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 70 ngày làm việc nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên.

- Người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày:

Được nghỉ tối đa 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần).

Hết thời hạn 180 ngày mà vẫn cần phải điều trị thì được nghỉ tiếp với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Bạn đọc hỏi: Thời gian hưởng chế độ ốm đau với cán bộ, công chức, viên chức đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm là bao nhiêu ngày?

Cán bộ công chức được nghỉ ốm bao nhiêu ngày năm 2024
Thời gian hưởng chế độ ốm đau với cán bộ, công chức, viên chức đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm được căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Ảnh minh hoạ: VGP

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Căn cứ quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d và h Khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như:

Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau mà vẫn tiếp tục điều trị: thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.