Cách xác định dấu của tam thức bậc hai

DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI

Quan tâm

3

Đưa vào sổ tay

1. Tam thức bậc hai
ĐỊNH NGHĨA
Tam thức bậc hai [ đối với x] là biểu thức dạng ${a^2}x + bx + c$, trong đó $a, b, c$ là những số cho trước với $a \ne 0$
Nghiệm của phương trình ${a^2}x + bx + c = 0$ cũng được gọi là nghiệm của tam thức bậc hai $f[x] = {a^2}x + bx + c$
Các biểu thức $\Delta = {b^2} - 4ac$ và $\Delta ' = b{'^2} - ac$ với $b = 2b'$ theo thứ tự cũng được gọi là biệt thức và biệt thức thu gọn của tam thức bậc hai $f[x] = {a^2}x + bx + c$
2. Dấu của tam thức bậc hai
Ta sẽ quan sát đồ thị của hàm số bậc hai để suy ra định lý về dấu của tam thức bậc hai $f[x] = {a^2}x + bx + c$
Dấu của f[x] phụ thuộc vào dấu của biểu thức $\Delta $ và hệ số a.
ĐỊNH LÝ [về dấu của tam thức bậc hai]
Cho tam thức bậc hai $f[x] = {a^2}x + bx + c\,\,\,[a \ne 0]$
Nếu $\Delta < 0$ thì f[x] cùng dấu với hệ số a với mọi $x \in R$.
Nếu $\Delta = 0$ thì f[x] cùng dấu với hệ số a với mọi $x \ne - \frac{b}{{2a}}$.
Nếu $\Delta > 0$ thì f[x] có hai nghiệm ${x_1}\& {x_2}\,[{x_1} < {x_2}]$.Khi đó, f[x] trái dấu với hệ số a với mọi x nằm trong khoảng $[{x_1};{x_2}]$, và f[x] cùng dấu với hệ số a với mọi x nằm ngoài đoạn $\left[ {{x_1};{x_2}} \right]$
CHÚ Ý
Cũng như khi giải phương trình bậc hai, khi xét dấu tam thức bậc hai, ta có thể dùng biểu thức thu gọn $\Delta '$thay cho $\Delta $ và cũng được các kết quả tương tự.
Ví dụ 1: $f[x] = 2{x^2} - x + 1 > 0$với mọi $x \in R$ vì tam thức f[x] có$ \Delta = - 7 < 0$ và a = 2 > 0
NHẬN XÉT
Từ định lý về dấu của tam thức bậc hai, ta thấy chỉ có một trường hợp duy nhất trong đó dấu của tam thức không thay đổi [ luôn âm hoặc luôn dương], đó là khi $\Delta < 0$. Lúc đó, dấu của tam thức trùng với dấu của hệ số a. Do đó, ta có
$\begin{gathered}
\forall x \in \mathbb{R},{\text{a}}{{\text{x}}^2} + bx + c > 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
a > 0 \\
\Delta < 0 \\
\end{gathered} \right. \\
\forall x \in \mathbb{R},{\text{a}}{{\text{x}}^2} + bx + c < 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{gathered}
a < 0 \\
\Delta < 0 \\
\end{gathered} \right. \\
\end{gathered} $

Dấu của tam thức bậc hai

hủy

Trợ giúp

Nhập tối thiểu 8 ký tự, tối đa 255 ký tự.

Thẻ

Dấu của tam thức bậc hai ×80

Lượt xem

95193

  • HÌNH HỌC 10
    • Vectơ
      • Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng
        • Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng
        • ĐẠI SỐ 10
          • Mệnh đề, tập hợp
            • Hàm số bậc nhất và bậc hai
              • Phương trình và hệ phương trình
                • Bất đẳng thức và bất phương trình
                  • Thống kê
                    • Góc lượng giác và công thức lượng giác
                    • ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11
                      • Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác
                        • Tổ hợp và xác xuất
                          • Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân
                            • Giới hạn
                              • Đạo hàm
                              • HÌNH HỌC 11
                                • Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng
                                  • Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song.
                                    • Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc.
                                    • GIẢI TÍCH 12
                                      • Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
                                        • Hàm số luỹ thừa, hàm số mũ, hàm số lôgarit
                                          • Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng
                                            • Số phức
                                            • HÌNH HỌC 12
                                              • Khối đa diện và thể tích của chúng
                                                • Mặt cầu, mặt trụ, mặt nón
                                                  • Phương pháp toạ độ trong không gian
                                                  • CÔNG THỨC
                                                    • Công thức lượng giác
                                                      • Hệ thức lượng trong tam giác
                                                        • Công thức đạo hàm
                                                          • Tổ hợp - xác suất

                                                          Liên quan

                                                          Bài 105026

                                                          Bài 103741

                                                          Bài 103735

                                                          Bài 103721

                                                          Bài 102963

                                                          Video liên quan

                                                          Chủ Đề