Tính một cách hợp lý lớp 6 trang 68

Hướng dẫn giải Bài 15. Quy tắc dấu ngoặc sgk Toán 6 tập 1 bộ Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Nội dung bài Giải bài 19 20 21 22 23 trang 68 sgk Toán 6 tập 1 KNTT bao gồm đầy đủ phần lí thuyết kèm bài giải các câu hỏi, hoạt động, luyện tập, vận dụng và bài tập, giúp các bạn học sinh học tốt môn toán 6.

LÍ THUYẾT

1. Bỏ dấu ngoặc trong trường hợp đơn giản

– Các số âm [hay dương] trong một dãy tính thường được viết trong dấu ngoặc.

– Phép trừ được chuyển thành phép cộng nên nếu biểu thức có phép trừ ta cũng gọi là một tổng.

Ví dụ:

\[\begin{array}{l}3 + \left[ { – 7} \right] = 3 – 7\\\left[ { – 1} \right] – \left[ { – 6} \right] = – 1 + 6\\\left[ { – 2} \right] – \left[ { – 5} \right] + \left[ { – 3} \right] = – 2 + 5 – 3\end{array}\]

2. Quy tắc dấu ngoặc

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước, ta giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc;

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc: Dấu “+” thành dấu “-”, dấu “-” thành dấu “+”.

Chú ý: Áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp và quy tắc dấu ngoặc, trong một biểu thức, ta có thể:

+ Thay đổi tùy ý vị trí của các số hạng kèm theo dấu của chúng.

+ Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý. Khi đặt dấu ngoặc, nếu trước dấu ngoặc là dấu “ – ” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

Dưới đây là phần trả lời các câu hỏi, hoạt động, luyện tập và vận dụng có trong bài học cho các bạn tham khảo. Các bạn hãy đọc kỹ câu hỏi trước khi trả lời nhé!

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu hỏi trang 67 Toán 6 tập 1 KNTT

Viết tổng sau dưới dạng không có dấu ngoặc rồi tính giá trị của nó:

[-23] – 15 – [-23] + 5 + [-10].

Trả lời:

[-23] – 15 – [-23] + 5 + [-10].

= -23 – 15 + 23 + 5 – 10

= [-23 + 23] – [15 + 10]

= 0 – 25 = -25

Hoạt động 1 trang 67 Toán 6 tập 1 KNTT

Tính và so sánh kết quả của:

a] 4 + [12 – 15] và 4 + 12 – 15;

b] 4 – [12 – 15] và 4 – 12 + 15.

Trả lời:

a] Ta có:  4 + [12 – 15] = 4 + [- 3] = 4 – 3 = 1

4 + 12 – 15 = 16 – 15 = 1

Vì 1 = 1 nên 4 + [12 – 15] = 4 + 12 – 15

Vậy 4 + [12 – 15] = 4 + 12 – 15.

b] Ta có: 4 – [12 – 15] = 4 – [- [15 – 12]] = 4 – [- 3] = 4 + 3 = 7

4 – 12 + 15 = – [12 – 4] + 15 = [- 8] + 15 = 15 – 8 = 7

Vì 7 = 7 nên 4 – [12 – 15] = 4 – 12 + 15.

Hoạt động 2 trang 67 Toán 6 tập 1 KNTT

Hãy nhận xét về sự thay đổi dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc.

Trả lời:

Nhận xét:

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ” + ” đằng trước, dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc được giữ nguyên.

– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu ” – ” đằng trước, dấu của các số hạng trong dấu ngoặc trước và sau khi bỏ dấu ngoặc thay đổi: dấu ” + ” đổi thành ” – ” và dấu ” – ” đổi thành ” + “.

Luyện tập 1 trang 68 Toán 6 tập 1 KNTT

Bỏ dấu ngoặc rồi tính các tổng sau:

a] [-385 + 210] + [385 – 217];

b] [72 – 1 956] – [-1 956 + 28].

Trả lời:

a] [-385 + 210] + [385 – 217]

= – 385 + 210 + 385 – 217

= [- 385 + 385] – [217 – 210]

= 0 – 7

= – 7

b] [72 – 1 956] – [-1 956 + 28]

= 72 – 1 956 + 1 956 – 28

= [1 956 – 1 956] + [72 – 28]

= 0 + 44

= 44

Luyện tập 2 trang 68 Toán 6 tập 1 KNTT

Tính một cách hợp lí:

a] 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17;

b] [35 – 17] – [25 – 7 + 22].

Trả lời:

a] 12 + 13 + 14 – 15 – 16 – 17

= [12 – 15] + [13 – 16] + [14 – 17]

= [-3] + [-3] + [-3]

= – [3 + 3 + 3]

= – 9

b] [35 – 17] – [25 – 7 + 22]

= 35 – 17 -25 + 7 – 22

= [35 – 25] – [17 – 7] – 22

= 10 – 10 – 22

= 0 – 22

= – 22.

Thử thách nhỏ trang 68 Toán 6 tập 1 KNTT

Cho bảng 3 x 3 vuông như Hình 3. 17.

a] Biết rằng tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0. Tính tổng các số trong bảng đó.

b] Hãy thay các chữ cái trong bảng bởi số thích hợp sao cho tổng các số trong mỗi hàng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 0

Trả lời:

a] Tổng các số trong bảng = Tổng các hàng

Mà tổng các hàng bằng 0 nên tổng các số trong bảng đó bằng 0.

b] Xét hàng số 1 ta có:

a + [-2] + [-1] = 0 ⇒ a + [-3] = 0 ⇒ a = 3

Xét cột số 1 ta có:

3 + [-4] + d = 0 ⇒ [-1] + d = 0 ⇒ d = 1.

Xét đường chéo chứ b và d có:

[-1] + b + d = 0 ⇒ [-1] + b +1 = 0 ⇒ b = 0.

Xét cột số 2 ta có:

[-2] + 0 + e = 0 ⇒ e = 2

Xét dòng số 2 có:

-4 + b + c = 0 ⇒ -4 + 0 + c = 0 ⇒ c =4

Xét dòng số 3 có:

d + e + g = 0 ⇒ 1 + 2 + g = 0 ⇒ g = -3.

Sau đây là phần Giải bài 19 20 21 22 23 trang 68 sgk Toán 6 tập 1 KNTT. Nội dung chi tiết bài giải từng bài tập các bạn xem dưới đây:

GIẢI BÀI TẬP

Giải bài 3.19 trang 68 Toán 6 tập 1 KNTT

Bỏ dấu ngoặc và tính các tổng sau:

a] – 321 + [-29] – 142 – [-72]

b] 214 – [-36] + [-305].

Bài giải:

a] – 321 + [-29] – 142 – [-72]

= – 321 – 29 – 142 + 72

= – [321 + 29] – [142 – 72]

= – 350 – 70

= – [350 + 70]

= – 420

b] 214 – [-36] + [-305]

= 214 + 36 – 305

= 250 – 305

= – [305 – 250]

= -55.

Giải bài 3.20 trang 68 Toán 6 tập 1 KNTT

Tính một cách hợp lí:

a] 21 – 22 + 23 – 24;

b] 125 – [115 – 99].

Bài giải:

a] 21 – 22 + 23 – 24

= [21 – 22] + [23 – 24]

= [-1] + [-1]

= – [1 + 1]

= -2.

b] 125 – [115 – 99]

= 125 – 115 + 99

= [125 – 115] + 99

= 10 + 99

= 109.

Giải bài 3.21 trang 68 Toán 6 tập 1 KNTT

Bỏ dấu ngoặc rồi tính:

a] [56 – 27] – [11 + 28 – 16];

b] 28 + [19 – 28] – [32 – 57].

Bài giải:

a] [56 – 27] – [11 + 28 – 16]

= 56 – 27 – 11 – 28 + 16

= [56 + 16] – [27 + 11 + 28]

= 72 – [38 + 28]

= 72 – 66

= 6

b] 28 + [19 – 28] – [32 – 57]

= 28 + 19 – 28 – 32 + 57

= [28 – 28] + [19 + 57] – 32

= 0 + 76 – 32

= 76 – 32

= 44

Giải bài 3.22 trang 68 Toán 6 tập 1 KNTT

Tính một cách hợp lí:

a] 232 – [581 + 132 – 331];

b] [12 + [-57]] – [- 57 – [-12]].

Bài giải:

a] 232 – [581 + 132 – 331]

= 232 – 581 – 132 + 331

= [232 – 132] – [581 – 331]

= 100 – 250

= – [250 – 100]

= – 150

b] [12 + [-57]] – [- 57 – [-12]]

= [12 – 57] – [- 57 + 12]

= 12 – 57 + 57 – 12

= [12 – 12] + [57 – 57]

= 0 + 0

= 0

Giải bài 3.23 trang 68 Toán 6 tập 1 KNTT

Tính giá trị của các biểu thức sau:

a] [23 + x] – [56 – x]  với x = 7;

b] 25 – x – [29 + y – 8] với x = 13, y = 11.

Bài giải:

a] Với x = 7

[23 + x] – [56 – x]

= [23 + 7] – [56 – 7]

= 30 – 49

= – [49 – 30]

= – 19

b] Với x = 13, y = 11

25 – x – [29 + y – 8]

= 25 – 13 – [29 + 11 – 8]

= 25 – 13 – 29 – 11 + 8

= [25 + 8] – [29 + 11 + 13]

= 33 – [40 + 13]

= 33 – 53

= – [53 – 33]

= -20

Bài trước:

👉 Giải bài 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 trang 66 sgk Toán 6 tập 1 KNTT

Bài tiếp theo:

👉 Giải bài 24 25 26 27 28 29 30 31 trang 69 sgk Toán 6 tập 1 KNTT

Trên đây là bài Hướng dẫn Giải bài 19 20 21 22 23 trang 68 sgk Toán 6 tập 1 KNTT đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn toán 6 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề