Cách tính thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu

Tính thuế xuất nhập khẩu cho mỗi lô hàng luôn là vấn đề đặc biệt quan trọng cho bất kì doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào. Tổng số thuế phải nộp cho một lô hàng bao gồm nhiều loại thuế khác nhau: thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo hộ/chống bán phá giá,….

Tùy vào đặc điểm của từng lô hàng mà bạn sẽ phải đóng các loại thuế xuất nhập khẩu khác nhau. Bài viết dưới đây Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ hướng dẫn cách tính thuế, trình tự tính các loại thuế và đưa ra ví dụ trên một lô hàng cụ thể để tính thuế.

>>>>> Xem thêm: Packinglist là gì?

1. Để tính thuế xuất nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị những gì?

Mấu chốt của việc tính thuế xuất nhập khẩu cho một lô hàng đó là HS code của lô hàng.

Khi đã có mã HS code của lô hàng, bạn sẽ xác định được mức thuế suất hàng nhập khẩu, xác định được hàng hóa có phải chịu thuế Bảo vệ môi trường, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt hay không.

Bạn có thể xem thêm bài viết: Hs code là gì? Cách tra mã HS code chính xác nhất

Ngoài ra cần có những thông tin đầy đủ sau đây để có thể tính thuế xuất nhập khẩu:

- Điều kiện giao hàng: ví dụ FOB cảng đi BKK [Bangkok – Thái Lan] – cảng đến HPH [Hải Phòng – Việt Nam], với từng điều kiện giao hàng thì trị giá tính thuế của lô hàng sẽ khác nhau.

- Cước vận chuyển

- Mục hàng: trong một lô hàng của bạn, có thể có nhiều loại mặt hàng khác nhau, bạn cần có thông tin chi tiết về trị giá của hàng, hàng có C/O ưu đãi hay không,..Mỗi mặt hàng sẽ có mã HS code khác nhau và chịu các loại thuế khác nhau nên bạn cần tính thuế riêng cho mỗi loại hàng hóa, sau đó cộng lại để ra thuế phải nộp của cả 1 lô hàng.

- Bạn phải xác định được trị giá tính thuế [trị giá hải quan]: Với hàng Nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu nhập đầu tiên [thường gọi là giá CIF]; với hàng Xuất khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu xuất [thường gọi là giá FOB], bao gồm:

+ Tiền hàng

+ Cước vận chuyển quốc tế, các loại phụ phí [nếu có]

+ Các khoản phải cộng khác [bao bì, môi giới, bản quyền, đóng gói,…]

Các loại thuế xuất nhập khẩu của một lô hàng gồm:

2. Trình tự tính thuế xuất nhập khẩu

Trước khi tính thuế xuất nhập khẩu các loại, bạn cần tình được trị giá tính thuế

Sau đó tính các loại thuế theo trình tự như sau:

Bảng viết tắt các loại thuế:

+ Thuế Nhập khẩu: TNK

+ Thuế Xuất khẩu: TXK

+ Thuế suất: TS [tra trong biểu thuế để xác định mức thuế suất là bao nhiêu phần trăm]

+ Trị giá tính thuế: TGTT

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: TTTĐB

+ Thuế Bảo hộ: TBH

+ Thuế bảo vệ môi trường: TBVMT

+ Thuế Giá trị Gia tăng: VAT

3. Cách tính các loại thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

Đối với các loại thuế sẽ áp dụng các phương thức tính toán khác nhau như sau:

3.1. Tính thuế nhập khẩu/xuất khẩu

Trong đó:

TGTT = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng.

TS: tùy thuộc vào mã HS code để tra ra mức thuế suất, hoặc hàng hóa có C/O ưu đãi sẽ áp dụng mức thuế suất của hàng có C/O.

3.2. Tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

Trong đó, TGTT.TTTĐB là trị giá tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt = [TNK + Trị giá tính thuế NK] x TS

3.3. Tính thuế bảo hộ/chống bán phá giá

Trong đó:

TGTT.TBH là trị giá tính thuế thuế bảo hộ = TGTT + TNK + TTTĐB

TS.TBH là thuế suất thuế bảo hộ [tra trong biểu thuế XNK]

3.4. Tính thuế bảo vệ môi trường

TBVMT = TGTT x TBVMT = Số lượng hàng x thuế suất tuyệt đối

3.5. Tính thuế GTGT VAT hàng nhập khẩu

VAT = [TGTT.NK + TNK + TTTĐB + TBH + TBVMT] x TS.VAT

Trong đó, TS.VAT là thuế suất thuế GTGT [Tra trong biểu thuế xuất nhập khẩu]

Lưu ý:

+ Bắt buộc phải tính theo trình tự như trên mới có thể ra kết quả chính xác

+ Với mỗi mặt hàng, sẽ phải chịu các loại thuế khác nhau. Nếu tra trong Biểu thuế xuất nhập khẩu, bạn sẽ biết mặt hàng đó phải chịu những loại thuế nào.

+ Để xác định mức thuế suất của các mặt hàng, bạn cần tra trong quyển biểu thuế. Tham khảo thêm bài viết về biểu thuế và Download biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất tại bài viết dưới đây: Biểu thuế Xuất nhập khẩu

Mong rằng thông tin trong bài viết này hữu ích với bạn, chúng tôi sẽ phân tích cách tính thuế xuất nhập khẩu dựa trên ví dụ về một lô hàng cụ thể trong bài viết sau.

Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu để phục vụ cho công việc của bạn tại doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Logistics, bạn có thể tham gia Khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở TPHCM và Hà Nội tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế. học chứng chỉ kế toán trưởng

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam!

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Một đặc thù của nền kinh tế hiện nay, kể cả Việt Nam là hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất mạnh mẽ. Theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 [sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2016] thì hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng mức thuế suất 0%.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

  • Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
  • Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
  • Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
  • Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
  • Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài;
  • Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật;
  • Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

Dịch vụ xuất khẩu bao gồm:

  • Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
  • Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Lưu ý:

  • Cá nhân ở nước ngoài trong trường hợp này gồm: người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.
  • Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Một trường hợp khá phổ biến là hoạt động cung cấp dịch vụ vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì mức thuế suất 0% chỉ được áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam. Riêng trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng.

Ví dụ công ty thiết kế phần mềm A tại Việt Nam ký hợp đồng với một công ty B tại Việt Nam với nội dung thiết kế một phần mềm quản lý nhân sự cho công ty con C tại Singapore của công ty B. Dịch vụ này có những hoạt động được thực hiện tại Việt Nam và Singapore thì hoạt động nào thực hiện tại Singapore thì giá trị phần dịch vụ này được áp dụng mức thuế 0%, hoạt động nào thực hiện tại Việt Nam thì vẫn thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng như bình thường.

Trường hợp trong hợp đồng mà hai bên ký kết không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ [%] chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.

Giả sử công ty A và B ký kết hợp đồng thiết kế nêu trên với tổng trị giá là 300 triệu đồng nhưng không xác định rõ bao nhiêu phần trong doanh thu đó được thực hiện tại Việt Nam hay tại Singapore. Công ty A tính toán và liệt kê được chi phí được bỏ ra để thực hiện dịch vụ tại Việt Nam là 150 triệu đồng và tại Singapore là 120 triệu đồng thì cách tính như sau:

Doanh thu với phần dịch vụ tại Việt Nam:

300 triệu đồng × [150 triệu đồng ÷ [150 triệu đồng + 120 triệu đồng] = 166,666 triệu đồng

Vậy doanh thu với phần dịch vụ thực hiện tại Singapore là:

300 triệu – 166,666 triệu = 133,334 triệu

Phần doanh thu 133,334 triệu tại Singapore sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.

Lưu ý:

Người nộp thuế phải có tài liệu chứng minh việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ tại nước ngoài. Các loại tài liệu này có thể là hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài để phục vụ công việc cung ứng dịch vụ.

Các trường hợp không được áp dụng mức thuế suất 0%:

  • Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài [bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan]; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;
  • Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
  • Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống [trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan];
  • Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm: Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành; Dịch vụ thanh toán qua mạng; Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn pháp luật thuế, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết nhất!

Video liên quan

Chủ Đề