Cách tính mặt phẳng tọa độ lớp 7

Nội dung bài 6 mặt phẳng tọa độ chương 2 hàm số và đồ thị đại số lớp 7 tập 1. Học sinh thấy được sự cần thiết phải dùng 1 cặp số để xác định vị trí của 1 điểm trên mặt phẳng. Biết vẽ hệ trục tọa độ. Xác định được tọa độ của 1 điểm trên mặt phẳng. Xác định được 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.

1. Đặt vấn đề

Ví dụ 1: Ở lớp 6 ta đã biết rằng, mỗi địa điểm trên bản đồ địa lí được xác định bởi hai số [toạ độ địa lí] là kinh độ và vĩ độ. Chẳng hạn:

Toạ độ địa lí của mũi Cà Mau là: \[\begin{cases}104^040’Đ\\8^030’B\end{cases}\]

Ví dụ 2: Quan sát chiếc vé xem phim ở hình 15:

Trong đó có dòng chữ “Số ghế: H1”. Chữ in hoa H chỉ số thứ tự của dãy ghế, số 1 bên cạnh chỉ thứ tự của ghế trong dãy. Cặp gồm một chữ và một số như vậy xác định vị trí chỗ ngồi trong rạp của người có tấm vé này.

2. Mặt phẳng toạ độ

* Trên mặt phẳng vẽ hai trục số Ox, Oy vuông góc với nhau tại O. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy.

* Trong đó: Ox, Oy gọi là các trục tọa độ.

– Ox gọi là trục hoành.

– Oy gọi là trục tung.

– O gọi là gốc tọa độ.

* Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.

– Hai trục số chia mặt phẳng thành bốn góc: Góc phần tư thứ I; II; III; IV theo thứ tự ngược chiều quay của kim đồng hồ.

Chú ý: Các đơn vị dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau.

3. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ

– Trên mặt phẳng tọa độ Oxy mỗi điểm được xác định bởi một cặp số duy nhất [x; y].

– Ngược lại, mỗi cặp số [x; y] được biểu diễn bởi một điểm M duy nhất và được kí hiệu là M [x;y].

– Cặp số [x; y] gọi là tọa độ của điểm M:

x: hoành độ điểm M

y: tung độ điểm M.

Các Bài Tập & Giải Bài Tập SGK Bài 6 Mặt Phẳng Tọa Độ

Hướng dẫn giải bài tập sgk bài 6 mặt phẳng tọa độ chương 2 đại số lớp 7 tập 1. Khái quát về mặt phẳng tọa độ các giải các bài tập trong sách giáo khoa.

Bài Tập 32 Trang 67 SGK Đại Số Lớp 7 – Tập 1

a. Viết tọa độ các điểm M, N, P, Q trong hình

b. Em có nhận xét gì về tọa độ của các cặp điểm M và N, P và Q.

Hình 19

  • Xem: giải bài tập 32 trang 67 sgk đại số lớp 7 tập 1

Bài Tập 33 Trang 67 SGK Đại Số Lớp 7 – Tập 1

Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm.

\[\]\[A[3; -\frac{1}{2}]\]

\[B[-4; \frac{2}{4}]\]

\[C[0; 2,5]\]

  • Xem: giải bài tập 33 trang 67 sgk đại số lớp 7 tập 1

Bài Tập 34 Trang 68 SGK Đại Số Lớp 7 – Tập 1

a. Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu?

b. Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu?

  • Xem: giải bài tập 34 trang 68 sgk đại số lớp 7 tập 1

Bài Tập 35 Trang 68 SGK Đại Số Lớp 7 – Tập 1

Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và của hình tam giác PQR trong hình 20.

Hình 20

  • Xem: giải bài tập 35 trang 68 sgk đại số lớp 7 tập 1

Bài Tập 36 Trang 68 SGK Đại Số Lớp 7 – Tập 1

Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A[-4; -1]; B [-2; -1]; C[-2; -3] ; D[-4; -3]. Tứ giác ABCD là hình gì?

  • Xem: giải bài tập 36 trang 68 sgk đại số lớp 7 tập 1

Bài Tập 37 Trang 68 SGK Đại Số Lớp 7 – Tập 1

Hàm số y được cho bảng sau:

a. Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng [x; y] của hàm số trên

b. Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của x và y ở câu a.

  • Xem: giải bài tập 37 trang 68 sgk đại số lớp 7 tập 1

Bài Tập 38 Trang 68 SGK Đại Số Lớp 7 – Tập 1

Chiều cao và tuổi của bốn bạn Hồng, Hoa, Đào, Liên được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ [hình 21]. Hãy cho biết:

a. Ai là người cao nhất và cao bao nhiêu?

b. Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?

c. Hồng và Liên ai cao hơn và ai nhiều tuổi hơn?

  • Xem: giải bài tập 37 trang 68 sgk đại số lớp 7 tập 1

Trên là toàn bộ lý thuyết bài 6 mặt phẳng tọa độ chương 2 đại số lớp 7 tập 1. Bài học giúp bạn trả lời câu hỏi làm thế nào để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng? Và hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.

Bài Tập Liên Quan:

Related

§6. MẶT PHĂNG TOẠ ĐỘ A. Tóm tốt kiến thức 1. Mặt phắng toạ độ Oxy [mặt phảng có v > hệ trục toạ độ Oxy] được xác định bởi 2 ■ hai trục số vuông góc với nhau: ! trục hoành Ox và trục tung Oy; 1 điểm 0 là gốc toạ độ. '2 '* ° 2 X 2. Toạ độ của một điểm Trên mặt phăng toạ độ: Mỗi điểm M xác định một cặp số[x0;y0]. Ngược lại, mỗi cặp số [x0;y0] xác định một điểm M. Cặp số [x0;y0] gọi là toạ độ của điểm M, x0 là hoành độ, y0 là tung độ của điểm M. Điểm M có toạ độ [x0;y0] được kí hiệu là M[x0;y0]. B. Ví dụ giải toán Ví dụ 1. Viết toạ độ cúa điểm: Điểm A nằm trên trục hoành và có hoành độ bằng 3; Điểm B nằm trên trục tung và có tung độ bàng - 5; c nằm trên đường phàn giác của góc phần tư thứ IV và có hoành độ bằng 6. Giải a] A[3 ; 0]; b] B[0 ; - 5]; c] C[6 ; - 6]. Ví dụ 2. Cho các điểm A[2; 0]; B[3; 0]; C[-l; 1]; D[2; 2]; E[3; -2]; F[-5; -3]. Điền "x" vào ô Đúng/Sai cho thích hợp: Nhận định Đúng Sai 1] Điểm A nằm trên trục tung 2] Điểm c nằm trên trục hoành 3] Điểm D nằm trên phân giác của góc phần tư thứ nhất 4] Điểm A và B nằm trên các trục toạ độ 5] Điếm E và F thuộc góc phần tư thứ IV Giải. Nhận định Đúng Sai 1] Điểm A nằm trên trục tung X 2] Điểm c nằm trên trục hoành X 3] Điểm D nằm trên phân giác của góc phần tư thứ nhất X 4] Điểm A và B nằm trên các trục toạ độ X 5] Điểm E và F thuộc góc phần tư thứ IV X Ví dụ 3. Trên mặt phẳng toạ độ Oxy cho các điểm M[1 ; 1], N[5 ; 1], P[5 ; -3]. Để NMPQ là hình vuông thì điểm Q có toạ độ là: [A][l;-3]; [B][l;3]; [C] [5 ; 3]; [D][5;-l]. Hãy chọn phương án đúng. Giải. [A]. c. Hưóng dẫn giải bài tạp trong sách giáo khoa Bài 32. a] M[- 3 ; 2], N[2 ; - 3], P[0 ; - 2], Q[- 2 ; 0]] Các cặp điểm M và N; p và Q có hoành độ'điểm này bằng tung độ y > 3 - c B 1 1 1 . 1 3 V -4 o 1 - 1 >*-• X 11 tuổi; điểm kia. Bài 33. Bài 35. Bài 37. Bài 38. [Xem hình bên] A[0,5 ; 2], B[2 ; 2], C[2 ; 0], D[0,5 ; 0], P[-3;3], Q[- 1 ; 1], R[-3; 1]. [0 ; 0], [1 ; 2], [2 ; 4], [3 ; 6], [4 ; 8]. Bạn đọc tự giải. Đào cao nhất: 1,5 m; Hồng ít tuổi nhất: Hồng cao hơn Liên và ít tuổi hơn Liên. D. Bài tạp luyện thêm Tìm trên mặt phẳng toạ độ những điểm có: Hoành độ X bằng 0; Tung độ y bằng 0; Hoành độ X bằng tung độ y; Hoành độ X bằng sò' đối của tung độ y. Viết tất cả các điểm có toạ độ [x ; y], biết X, y G { - 3 ; 4}. Các điểm đó nằm ở góc phần tư nào? Trên mặt phẳng toạ độ cho hình chữ nhật NMPQ có M[-2 ; 3], N[2 ; 3], P[2 ; 5]. Xác định toạ độ điểm Q; Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật; Có nhận xét gì về các cạnh của hình chữ nhật? Trên mặt phẳng toạ độ Oxy tìm tất cả các điểm có toạ độ [x ; y] thoả mãn: x[y-2] = 0; b] [x-2]2+[y-2]2 = 0 ; Lời giải - Hướng dẩn - Đáp sô' a] Trục tung; b] Trục hoành; Đường phân giác của góc phần tư thứ I và thứ III; Đường phân giác của góc phần tư thứ II và thứ IV. Có bốn điểm A[- 3 ; 4], B[- 3 ; 3], C[4 ; - 3], D[4 ; 4]. A nằm ở góc phần tư thứ II. B nằm ở góc phần tư thứ III. c nằm ớ góc phần tư thứ IV. D nằm ở góc phần tư thứ I. a] Q[-2 ; 5]. Ta có MN = 4, NP = 2. Chu vi p = 2[MN + NP] = 2[4 + 2] = 12. Diện tích s = MN.NP = 4.2 = 8. Nhận xét: MN // PQ // Ox; NP // MQ // Oy. Chiều dài gấp đôi chiều rộng. 4. a] x[y - 2] = 0 x = 0 y = 2' Những điểm có hoành độ X = 0 ỉà trục Oy; Những điểm có tung độ y = 2 là đường thẳng song song với trục Ox và đi qua điểm [0 ; 2]. b] Từ [x-?]2 + [y-2]2 =0 X = 2 b = 2 Ta có một điểm A[2 ; 2].

Video liên quan

Chủ Đề