Cách trị áp xe hậu môn

Hiện nay đa số trường hợp apxe hậu môn thường được điều trị kết hợp giữa điều trị nội khoa bằng thuốc và ngoại khoa – phẫu thuật cắt bỏ khối apxe. Vậy khi bị apxe hậu môn uống thuốc gì?

XEM THÊM:

>> Chảy máu hậu môn ăn gì và kiêng ăn gì?>> Chảy máu hậu môn phải làm sao?

>> Chảy máu hậu môn là bệnh gì?

1. Apxe hậu môn là gì?

Apxe hậu môn là tình trạng các mô mềm quanh ống hậu môn bị viêm nhiễm lâu ngày tạo mủ và hình thành các ổ apxe. Nếu không được can thiệp, xử lý kịp thời, các ổ áp xe sẽ tiếp tục lan rộng ra các bộ phận, cơ quan xung quanh khiến người bệnh đau đớn và gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Apxe hậu môn là tình trạng các mô mềm quanh ống hậu môn bị viêm nhiễm lâu ngày tạo mủ và hình thành các ổ apxe

Apxe hậu môn được chia thành 4 loại, gồm:

  • Áp xe niêm mạc
  • Áp xe chậu hông trực tràng
  • Áp xe hố ngồi trực tràng
  • Áp xe giữa các lớp cơ và áp xe dưới da

2. Nguyên nhân gây áp xe hậu môn là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh áp xe hậu môn, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân gây bệnh chính như:

  • Do tình trạng viêm nhiễm ở vùng hậu môn như: bệnh trĩ, bệnh viêm loét đại tràng, bệnh rò hậu môn, …
  • Do sau khi thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa tại hậu môn trực tràng, tiểu phẫu niệu đạo, vùng xương cụt, sinh mổ,… người bệnh không vệ sinh vết mổ an toàn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, lâu dần phát triển thành áp xe hậu môn.
  • Do một số loại thuốc điều trị các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng gây nhiều tác dụng phụ, dễ gây ra hoại tử và dẫn đến áp xe.
  • Do hệ miễn dịch bị suy yếu.

3. Điều trị áp xe hậu môn như thế nào?

Nếu không điều trị kịp thời, áp xe hậu môn có thể gây ra hàng loạt mối nguy hại cho sức khỏe người bệnh như: bệnh rò hậu môn, viêm nang lông quanh hậu môn, gây viêm loét nhiễm trùng máu, xương cụt do kích thích mao mạch, viêm mao nang,…

Phương pháp điều trị áp xe hậu môn chủ yếu phụ thuộc vào vị trí khối áp xe và tình trạng viêm nhiễm. Nếu viêm nhiễm nhẹ, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa dùng thuốc, trường hợp ổ áp xe ở mức độ nặng, điều trị ngoại khoa phẫu thuật, cắt bỏ khối áp xe sẽ được thực hiện.

Đa số trường hợp bệnh nhân thường được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp với điều trị ngoại khoa để việc điều trị đạt kết quả cao nhất.

Nếu tình trạng áp xe hậu môn nhẹ, người bệnh được chỉ định điều trị nội khoa dùng thuốc

4. Apxe hậu môn uống thuốc gì?

Các loại thuốc chữa áp xe hậu môn gồm có:

– Thuốc kháng sinh tác dụng tiêu viêm, hạn chế nhiễm trùng

– Thuốc giảm đau

– Thuốc làm mềm phân dùng trong trường hợp bệnh nhân bị táo bón.

Chúng có thể là thuốc uống, thuốc bôi, hoặc thuốc ngâm

Lưu ý

Tất cả các loại thuốc trị apxe hậu môn đều cần được dùng theo đơn và theo chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh cần đến các cơ sở y tế hay phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị sớm, để càng việc điều trị càng khó khăn.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc chữa apxe hậu môn khi chưa được chỉ định của các bác sĩ vì có thể khiến bệnh trở nên xấu hơn, phát triển nặng hơn.

Không nên lạm dụng thuốc hay sử dụng thuốc trong thời gian dài bởi các loại thuốc trị apxe hậu môn thường gây ra nhiều tác dụng phụ.

Trên đây là thông tin tham khảo về việc áp xe hậu môn uống thuốc gì. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề này hay có nhu cầu đặt lịch khám, bạn đọc vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 1900 558 96 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

27/07/2018 14:01

Áp xe cạnh hậu môn là gì?

Áp xe cạnh hậu môn là một ổ nhiễm khuẩn có chứa mủ nằm ở cạnh hậu môn hoặc trực tràng.

Rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn thường hình thành từ những ổ áp xe cạnh hậu môn cũ hoặc mới, thường xuất hiện ở 50% bệnh nhân có áp xe cạnh hậu môn. Người bình thường có các tuyến bã nằm rải rác trong ống hậu môn. Có những khi các tuyến bã này bị bít tắc và nhiễm khuẩn rồi hình thành một ổ áp xe. Đường rò hậu môn là một đường hầm nằm dưới da và thông từ ổ áp xe tới tuyến bã bị nhiễm khuẩn. Đường rò hậu môn có thể xuất hiện cùng với áp xe hoặc không và có thể thông với da vùng mông [da xung quanh hậu môn]. Một số bệnh khác như bệnh Crohn, xạ trị sau mổ ung thư, chấn thương vùng hậu môn, và ung thư hậu môn trực tràng cũng có thể gây nên bệnh rò hậu môn.

Sự hình thành áp xe cạnh hậu môn hoặc rò hậu môn diễn ra như thế nào?

Áp xe cạnh hậu môn thường xuất hiện sau khi tuyến bã ở trong hậu môn bị nhiễm trùng. Các tuyến bã ở trong hậu môn bị bít tắc bởi vi khuẩn, phân, dị vật và tạo thành môi trường để hình thành ổ áp xe. Những ổ áp xe này sẽ phá dần ra ngoài và hình thành các đường rò thông từ tuyến bã bị nhiễm trùng [lỗ trong của đường rò] với da bên ngoài hậu môn [lỗ ngoài của đường rò]. Hiện tượng hình thành đường rò này thường xảy ra ở 50% bệnh nhân có ổ áp xe cạnh hậu môn. Khi đã hình thành đường rò rồi, mà lỗ ngoài liền lại [đóng lại] thì hiện tượng áp xe sẽ lại xuất hiện.

Những dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng của bệnh áp xe cạnh hậu môn và rò hậu môn là gì?

Khi xuất hiện ổ áp xe cạnh hậu môn bệnh nhân có thể thấy đau, đỏ, sưng, ở vùng xung quanh hậu môn. Mệt mỏi, sốt nóng, sốt rét cũng thường xảy ra. Ở những bệnh nhân bị rò hậu môn cũng có những dấu hiệu và triệu chứng tương tự, tuy nhiên có thêm những dấu hiệu như viêm đỏ vùng da xung quanh hậu môn, rỉ dịch [trắng đục] từ lỗ ngoài của đường rò nằm cạnh hậu môn.

Có phương pháp đặc biệt nào để chẩn đoán áp xe và rò hậu môn không?

Câu trả lời là KHÔNG. Hầu hết các bệnh nhân bị áp xe và rò hậu môn được chẩn đoán bằng các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng. Các xét nghiệm hỗ trợ như siêu âm, chụp CT scan [chụp cắt lớp vi tính] và chụp MRI [cộng hưởng từ] chỉ hỗ trợ chẩn đoán những ổ áp xe nằm ở sâu và gợi ý hướng đi của đường rò.

Điều trị bệnh áp xe cạnh hậu môn như thế nào?

Điều trị một ổ áp xe bằng việc mổ [trích rạch] mở, làm sạch và dẫn lưu ổ áp xe. Một đường rạch da ở vùng cạnh hậu môn chỗ có ổ áp xe để mở và làm sạch nó. Thủ thuật này có thể được thực hiện bằng gây tê tại chỗ và làm tại phòng khám chuyên khoa hậu môn trực tràng. Nếu ổ áp xe lớn và nằm sâu sẽ phải mổ tại phòng mổ dưới gây tê tuỷ sống hoặc gây mê.

Điều trị bệnh rò hậu môn như thế nào?

Cách điều trị duy nhất và hiệu quả nhất là phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có thể có những biến chứng, đôi khi đòi hỏi phải phẫu thuật nhiều thì, nhiều lần. Những phẫu thuật này phải được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa về hậu môn trực tràng.

Phẫu thuật có thể thực hiện cùng lúc với việc mổ mở, dẫn lưu áp xe cạnh hậu môn, nhưng đôi khi đường rò chỉ xuất hiện sau vài tuần đến vài tháng sau khi áp xe đựơc dẫn lưu. Những bệnh nhân rò hậu môn đơn giản thường được mổ bằng phương pháp “mở ngỏ đường rò”. Phương pháp này được thực hiện bằng cách kết nối lỗ trong [ở trong ống hậu môn với lỗ ngoài của đường rò, rồi mở ngỏ toàn bộ đường rò này, vết thương sẽ được để hở [không khâu lại] và sẽ được liền từ trong ra ngoài. Phẫu thuật này thường đòi hỏi phải mở 1 phần cơ thắt hậu môn mà có thể ảnh hưởng đến khả năng tự chủ hậu môn của bệnh nhân.

BÁC SỸ PHẪU THUẬT CHUYÊN KHOA HẬU MÔN TRỰC TRÀNG LÀ AI?

Phẫu thuật viên chuyên khoa đại trực tràng là chuyên gia trong điều trị các bệnh về đại trực tràng và hậu môn bằng phẫu thuật hoặc không cần phẫu thuật. Họ được đào tạo và đã hoàn thành các khoá huấn luyện chuyên sâu về điều trị những bệnh này. Họ được đào tạo và trang bị đầy đủ các kiến thức về chẩn đoán, điều trị những bệnh lành tính cũng như ác tính của đại trực tràng. Luôn có thể thực hiện thành thạo các thủ thuật và phẫu thuật điều trị những bệnh đại trực tràng và hậu môn.

Ths.Bs Phạm Phúc Khánh – Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng và tầng sinh môn

Video liên quan

Chủ Đề