Cách ly chỉ thị 16 là gì

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 kiểm tra tại điểm tiêm vắc xin 04 dây chuyền tại trụ sở Tập đoàn FPT. [Ảnh: Minh Đức/TTXVN]

Ngày 4/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã thị sát và kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại 4 điểm ở Thủ đô, làm việc với Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch thành phố Hà Nội.

Cho rằng Hà Nội là địa bàn có nguy cơ cao lây lan dịch trong thời điểm hiện nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao quyết định kịp thời, đúng thời điểm của thành phố khi áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, thực hiện giãn cách xã hội trên toàn địa bàn từ ngày 24/7.

Tại buổi làm việc với Sở Chỉ huy phòng, chống dịch thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh Hà Nội luôn là địa bàn có nguy cơ cao nhất mà vẫn kiểm soát được dịch trong thời điểm hiện nay là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống và nhân dân Thủ đô.

Kết quả đó là nhờ những quyết sách đúng, sáng tạo của thành phố; thường xuyên trao đổi với Trung ương, các bộ, ngành chuyên môn, là minh chứng cho cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Trung ương và địa phương.

[Hà Nội ghi nhận thêm 24 ca mắc mới, trong đó có 16 ca tại cộng đồng]

Phó Thủ tướng lưu ý tình hình dịch COVID-19 trước mắt còn nhiều phức tạp, chủng virus lây lan nhanh và nguy hiểm. Trong thời gian thực hiện giãn cách, cần phải rõ theo tiến độ thời gian những gì người dân được làm, những gì người dân phải tuân thủ. Thành phố Hà Nội đã làm rồi nhưng cần quyết liệt, triệt để hơn, đồng thời cần có cơ chế tiếp thu ý kiến phản ánh của người dân.

Về các giải pháp Hà Nội đang thực hiện trong phòng, chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh Hà Nội thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng là đủ. Công tác chống dịch “thần tốc” nhưng phải “chắc,” giữ sức cho lực lượng tuyến đầu, đồng thời tạo điều kiện cho người dân sớm được trở lại cuộc sống bình thường. Các địa phương, đơn vị cần tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, nhất là từ phản ánh của người dân.

Đặc biệt lưu ý việc phát động mô hình “vùng xanh” an toàn chống dịch bệnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh "chống dịch như chống giặc" - đây là ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Việc bảo vệ Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước là trách nhiệm, là nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng.

Chính vì vậy, Hà Nội cần phân định rõ ràng hơn trách nhiệm, kiểm soát triệt để hơn, có cơ chế tiếp thu ý kiến của người dân; luôn luôn có phương án dự phòng, chủ động trong mọi tình huống. Hà Nội cần chống dịch thần tốc, nhanh nhưng phải chắc, truy vết chỗ nào chắc chỗ đó, không bỏ lọt.

Đăc biệt là phải bảo vệ bằng được những “vùng xanh,” bởi nếu làm tốt việc phát động "vùng xanh" ở từng khu, từng cụm, thì đây sẽ là chìa khóa thành công.

Qua thực tế và ghi nhận ý kiến từ cơ sở, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định công tác xét nghiệm là đặc biệt quan trọng, quyết định thành, bại của công tác phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng đề nghị Hà Nội rà soát năng lực xét nghiệm từ máy móc đến việc cải tiến quy trình để nâng công suất, chủ động triển khai phần mềm để liên thông kết quả xét nghiệm của các đơn vị, huy động toàn bộ lực lượng bệnh viện tư nhân tham gia.

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc thành phố đã lưu ý đến các đối tượng giao hàng, các chợ, siêu thị, nhà trọ… và cho rằng đơn vị, doanh nghiệp lớn của Trung ương trên địa bàn phải thực hiện nghiêm hơn nữa giãn cách theo quy định của thành phố. Hà Nội cần tận dụng toàn bộ cơ sở vật chất hiện có để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, cần sáng tạo, nắm bắt thực tế, kết hợp với những hướng dẫn chuyên môn của các bộ, ngành để vận dụng linh hoạt, phù hợp hơn với từng địa bàn, bảo vệ an toàn cho Hà Nội.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định các phần việc cụ thể sẽ được thành phố triển khai ngay lập tức trên tinh thần quyết tâm cao nhất. Bí thư Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy luôn sát sao với công tác phòng, chống dịch, thường xuyên chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra cơ sở nhằm chấn chỉnh để công tác phòng, chống dịch bệnh của thành phố tốt hơn nữa và đề ra các giải pháp kịp thời, phù hợp với thực tiễn.

Về chiến dịch tiêm chủng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Chu Ngọc Anh khẳng định thành phố sẽ triển khai tiêm cho người dân Thủ đô ngay sau khi tiếp nhận vaccine.

Với chỉ đạo của Phó Thủ tướng về việc giảm tải cho lực lượng y tế, quản lý điều trị, cập nhật các thông tin mới, thành phố sẽ có tổng đài hỏi-đáp để ghi nhận trả lời phản ánh của người dân, kể cả điều phối hoạt động giữa các tầng điều trị và quyết tâm cao nhất để bảo vệ thành quả chống dịch ở Thủ đô.

Trước đó, đầu giờ sáng 4/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đến kiểm tra địa điểm tiêm vaccine 4 dây chuyền tại trụ sở Tập đoàn FPT [quận Cầu Giấy].

Tại đây, Tập đoàn FPT đã phối hợp cùng quận Cầu Giấy tổ chức điểm tiêm chủng trên địa bàn với quy trình khép kín, bảo đảm giãn cách.

Theo dự kiến, 5.000 mũi vaccine phòng COVID-19 sẽ được tiêm tại điểm tiêm trụ sở Tập đoàn FPT. Việc tiêm chủng được thực hiện trong vòng 1 tuần, bắt đầu từ ngày 31/7.

Tiếp đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến kiểm tra công tác phòng, chống COVID-19 tại trụ sở Bộ Tư pháp [đóng trên địa bàn quận Ba Đình].

Theo Bộ Tư pháp, để thực hiện quy định giãn cách phòng, chống dịch của thành phố, Bộ bố trí hơn 10% cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Bộ làm việc tại trụ sở, còn lại chủ yếu làm việc trực tuyến tại nhà.

Đánh giá cao công tác phòng, chống dịch của Bộ Tư pháp, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội phải thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 kiểm tra tại tòa A1, A5 khu Pháp Vân-Tứ Hiệp. [Ảnh: Minh Đức/TTXVN]

Tại phường Hoàng Liệt [quận Hoàng Mai], Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã kiểm tra khu phong tỏa tòa nhà VP6, nơi có 1 ca F0, 13 trường hợp F1 liên quan đến Công ty cung ứng thực phẩm Thanh Nga, đồng thời kiểm tra khu cách ly tập trung thành phố tại tòa A1, A5 khu Pháp Vân-Tứ Hiệp [công suất cách ly 4.000 người].

Phó Thủ tướng Chính phủ đã gửi lời động viên người dân đang thực hiện cách ly y tế và đề nghị tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của ngành y tế về phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chia sẻ với những khó khăn, vất vả của đội ngũ y, bác sỹ và các lực lượng làm nhiệm vụ tại khu cách ly.

Phó Thủ tướng mong các y, bác sỹ, lực lượng Công an, Quân đội nỗ lực, cố gắng hơn nữa; lưu ý địa phương phân công công việc khoa học, bảo đảm sức khỏe cho lực lượng tuyến đầu làm nhiệm vụ trong thời gian dài./.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 kiểm tra tại điểm tiêm vaccine 04 tại trụ sở Tập đoàn FPT. [Ảnh: Minh Đức/TTXVN]

Trong ảnh: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 kiểm tra tại tòa A1, A5 khu Pháp Vân-Tứ Hiệp. [Ảnh: Minh Đức/TTXVN]

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 kiểm tra tại tòa A1, A5 khu Pháp Vân-Tứ Hiệp. [Ảnh: Minh Đức/TTXVN]

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 kiểm tra tại khu phong tỏa nhà VP6, bán đảo Linh Đàm. [Ảnh: Minh Đức/TTXVN]

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 kiểm tra tại điểm tiêm vắc xin 04 dây chuyền tại trụ sở Tập đoàn FPT. [Ảnh: Minh Đức/TTXVN]

Nguyễn Cúc [TTXVN/Vietnam+]

Trước tình thế hết sức căng thẳng của đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4, chủng virus mới Delta diễn biến nhanh, mạnh, khó lường, nhằm bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân, bảo vệ hệ thống y tế ngày 22/7/2021, Thành ủy TP.HCM đã ban hành Chỉ thị 12, khẩn trương, quyết liệt với nhiều biện pháp siết chặt.

Chỉ thị số 12 là chỉ thị mới nhằm tăng cường thực hiện các biện pháp của Chỉ thị số 16 được Ban thường vụ Thành uỷ TP.HCM ban hành trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến hết sức phức tạp.

Theo đó, Chỉ thị số 12 tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16 đến ngày 1/8, thực hiện mục tiêu cấp bách, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong, bảo vệ tốt hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm quy định giãn cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình, và chấp hành nghiêm quy định cách ly, phong tỏa.

Chỉ thị số 16 là văn bản thể hiện quyết liệt các biện pháp cách ly toàn xã hội, tăng cường hiện nghiêm nguyên tắc cách ly, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết. Đây là Chỉ thị đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên hàng đầu mà không làm đứt gãy các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chỉ thị 12 của Thành ủy TP.HCM ban hành nhằm tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, sâu rộng, thực hiện nghiêm túc phương châm: “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát tờ rơi hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch. [1]

Cụ thể, Chỉ thị số 12 tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội, nhất là việc đảm bảo khoảng cách giữa cá nhân với cá nhân, gia đình với gia đình; thực hiện nghiêm yêu cầu, quy định về cách ly phong tỏa theo nguyên tắc:

  • Trong khu phong tỏa, người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với những người xung quanh;
  • Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi và chỉ khi: có yêu cầu cấp cứu y tế, mua thực phẩm tại các siêu thị/ chợ trong khu phong tỏa 2 lần/tuần [phiếu đi siêu thị/chợ do chính quyền địa phương cấp];
  • Đối với những khu vực có nguy cơ cao, người dân chỉ ở trong nhà và được chính quyền mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà;

Ở những khu vực có nguy cơ cao, người dân chỉ ở trong nhà và được chính quyền cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu tại chỗ

  • Trong khu cách ly, người đang thực hiện cách ly tuyệt đối không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc với người khác [trừ trường hợp cấp cứu y tế];
  • Đối với các hộ gia đình có ca F0, F1, thực hiện cách ly tại nhà theo hướng dẫn ngành y tế; không ra khỏi nhà trừ trường hợp cấp cứu y tế; lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền địa phương hỗ trợ, cung cấp tại nhà;
  • Các khu hẻm nhỏ, đông người, thực hiện triệt để yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.

Điểm mới của việc siết chặt các biện pháp phòng dịch lần này là việc thu hẹp các nhóm đối tượng trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Cụ thể:

  • Tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách;
  • Ngân hàng, chứng khoán đảm bảo hoạt động ở mức duy trì công sức để cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết;
  • Siết chặt hoạt động của doanh nghiệp: Chỉ doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ thiết yếu như y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dung điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; kho bạc nhà nước, dịch vụ tang lễ và một số dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định;

Chỉ những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết yếu và đảm bảo các an toàn trong công tác phòng, chống dịch mới được phép hoạt động

  • Các doanh nghiệp khác chỉ được phép hoạt động với điều kiện đảm bảo an toàn, tuân thủ nguyên tắc “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”. Kiên quyết dừng ngay lập tức, xử phạt nghiêm trường hợp hoạt động không đảm bảo được các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch;
  • Đối với chợ truyền thống chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới, đảm bảo không gian mở, có màng ngăn giữa người mua và người bán, niêm yết giá, khuyến khích bán hàng vào túi sẵn, thực hiện nghiêm giãn cách. Chỉ cho phép kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, giảm quy mô xuống còn 30%. Các hộ kinh doanh hoạt động ngày chẵn, ngày lẻ, giảm tối đa lượng người tương tác;
  • Cơ quan nhà nước cho công nhân viên chức làm việc cách ngày hoặc buổi trong ngày tại cơ quan;
  • Các chốt, trạm kiểm soát Covid-19 tại các cửa ngõ ra vào thành phố chỉ giải quyết cho: xe công vụ, xe của cơ quan nhà  nước, lực lượng vũ trang, các loại phương tiện, hàng hóa có mã QR code, xe đưa công nhân về quê.

Tính đến ngày 24/7/2021, Việt Nam đã nhập khẩu và phân phối 4 loại vắc xin phòng Covid-19 là: AstraZeneca [Vương quốc Anh], Pfizer [Mỹ], Moderna [Mỹ] và Vero Cell [của Sinopharm, Trung Quốc]

Theo thông tin từ Bộ Y tế, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Ngoài vắc xin AstraZeneca, Bộ Y tế cũng đã đàm phán để có thêm vắc xin Covid-19 của Moderna [5 triệu liều], của Pfizer [31 triệu liều] và 20 triệu liều vắc xin Sputnik V.

Trong đó, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ mang về 30 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca trong hợp đồng mạo hiểm đã ký vào tháng 11/2020 và chuyển giao phi lợi nhuận cho Chính phủ bằng đúng giá mua lại của AstraZeneca, toàn bộ chi phí rủi ro, bảo quản… lên đến hàng trăm tỷ đồng sẽ do VNVC tự chi trả. Cho đến nay, VNVC đã mang về hơn 3,1 triệu liều vắc xin trong hợp đồng đã ký, tương đương với khoảng 37% tổng lượng vắc xin Covid-19 của AstraZeneca trong nước.

Vắc xin Covid-19 của AstraZeneca là loại vắc xin Covid-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng,  cung cấp với số lượng lớn cho Việt Nam, nhằm hỗ trợ chương trình tiêm chủng quốc gia của Chính phủ và Bộ Y tế. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 22 tháng 07 năm 2021, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm hơn 4.1 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, góp phần bảo vệ các lực lượng tuyến đầu và các nhóm ưu tiên.

Sắp tới, hàng chục triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca sẽ tiếp tục được VNVC mang về Việt Nam theo Hợp đồng đặt mua 30 triệu liều giữa VNVC và AstraZeneca. Không dừng lại ở đó, VNVC sẽ tiếp tục cố gắng để tìm kiếm những nguồn vắc xin chất lượng cao tiếp theo để mang về cho người dân cả nước.

Tính đến nay, VNVC đã mang về Việt Nam 3,1 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca

Với sự nỗ lực nhanh chóng triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các thành phố lớn Việt Nam cùng Chỉ thị 12 của tpHCM vừa ban hành hy vọng sẽ hạn chế được tối đa tác động của đại dịch Covid-19 đến sức khỏe và sự an toàn của người dân, để người dân sớm quay lại cuộc sống bình thường.

Video liên quan

Chủ Đề