Tại sao không ợ được

Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở là những tình trạng sinh lý có thể gặp trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên thì có thể dấu hiệu cảnh bảo của một số bệnh lý. Do đó, trong bài viết này, GHV KSOL sẽ đưa ra những thông tin cụ thể về vấn đề này.

XEM THÊM:

1. Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở là như thế nào?

Nghẹn là tình trạng khó nuốt do thức ăn cứng, to hoặc do các vấn đề đau rát ở cổ gây ảnh hưởng đến việc nuốt và có thể gây ra khó thở. Còn ợ hơi là tình trạng cơ thể đẩy khí thoát ra ngoài qua đường miệng và tạo thành tiếng ợ. Tùy theo từng trường hợp mà có thể là ợ hơi không có mùi vị hoặc ợ chua.

Hai tình trạng này có thể được coi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, hay gặp trong và sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra liên tục thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ở đường tiêu hóa hay vòm họng. Nội dung cụ thể sẽ được trình bày chi tiết ở phần sau đây.

Cảm giác nghẹn ở cổ họng, ợ hơi khó thở

2. Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở là biểu hiện của bệnh gì?

2.1. Nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn HP là một trong những loại vi khuẩn phổ biến trong đường tiêu hóa của con người, do đó việc dạ dày bị nhiễm loại vi khuẩn này là điều bình thường . Tuy nhiên, nếu bị nhiễm vi khuẩn HP với số lượng quá nhiều thì rất dễ dẫn đến tình trạng loạn khuẩn. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thức ăn được tiêu hóa và phân giải. Từ đó dẫn đến sự giảm sút các hoạt động chức năng của dạ dày và ứ đọng thức ăn.

Chính lượng thức ăn không được tiêu hóa kịp thời này, bị ứ đọng lại ở trong dạ dày do sẽ sinh ra chứng đầy hơi, ợ hơi. Đồng thời, chính những thức ăn này có thể trào ngược lên thực quản và phần đường tiêu hóa ở trên. Và cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, khó thở cũng từ đó sinh ra.

Nhiễm nhiều vi khuẩn HP dai dẳng trong sẽ còn gây phát sinh thêm các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội và kéo dài, ói ra máu, khó ăn…

2.2. Bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ợ hơi, nghẹn. Có tới 68% người mắc bệnh này có các biểu hiện nghẹn ở cổ họng và ợ hơi.

Đó là do dịch vị ở trong dạ dày mang theo acid, pepsin và có khi là cả thức ăn chưa kịp tiêu hóa trào ngược lên thực quản. Từ đó, gây ra ợ nóng, ợ chua, vướng nghẹn ở cổ họng.

Thông thường ở thời kì đầu của bệnh, tình trạng dịch vị bị trào ngược lên chỉ xảy ra khi người bệnh ăn quá no hoặc vận động mạnh hay nằm ngay sau khi ăn xong.

Trào ngược dạ dày- thực quản có biểu hiện ợ hơi, ợ chua

2.3. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Bên cạnh trào ngược dạ dày- thực quản, thì ợ hơi, nghẹn ở cổ cũng có thể là những biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Đặc trưng của bệnh này là tình trạng tổn thương do viêm ở niêm mạc dạ dày, tá tràng. Nếu để bệnh tiến triển nặng thì còn có thể hình thành các vết loét làm lộ lớp bên dưới thành dạ dày – tá tràng.

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày-tá tràng có thể là do vi khuẩn HP, dùng thuốc kháng sinh, giảm đau kéo dài. Hoặc cũng có thể do các vấn đề tâm lý căng thẳng, stress hay thói quen ăn uống không khoa học gây ra.

Ngoài ra, bệnh này còn có một số triệu chứng khác như đau ở vùng thượng vị, đầy chướng bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày – tá tràng, hẹp môn vị…

2.4. Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở – Dấu hiệu của viêm họng mãn tính

Viêm họng cấp kéo dài, tái phát liên tục và không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm họng cấp tính. Khi bị bệnh này, niêm mạc họng sẽ bị sưng tấy, tổn thương, viêm nhiều lần khiến cho người bệnh cảm thấy nóng rát, đau vướng ở cổ, đôi khi là ợ hơi.

Nếu bạn bị các dấu hiệu như kể trên, thì nên đi khám và điều trị kịp thời vì viêm họng mãn tính kéo dài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như áp xe hầu họng, viêm xoang, viêm phế quản, thậm chí là ung thư họng…

2.5. Viêm amidan

Amidan thuộc tổ chức bạch huyết, có vị trí nằm ở ngay cổ họng và có thể bị các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm tấn công và dẫn đến viêm. Khi bị viêm, amidan sẽ bị sưng to lên, gây chèn ép, thu hẹp vùng hầu họng. Từ đó dẫn đến cảm giác vướng nghẹn ở cổ họng khi ăn uống. Một số ít trường hợp bệnh nhân bị viêm amidan cũng có thể xuất hiện cảm giác khó thở. Các triệu chứng đi kèm khác có thể giúp nhận biết viêm amidan là khô nóng, đau rát khó chịu ở cổ họng, sốt cao, quan sát vùng họng thấy amidan sưng to.

2.6. Viêm xoang

Người bị bệnh viêm xoang cũng có thể xuất hiện tình trạng nghẹn ở cổ họng, ợ hơi, khó thở. Đó có thể là do dịch nhầy ở mũi chảy xuống vùng họng và tạo ra đờm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm họng. Từ đó gây cảm giác vướng, cản trở việc ăn uống kèm theo đau đầu, nghẹt mũi, đau ở vùng xương mặt.

2.7. Hẹp thực quản

Niêm mạc thực quản bị ăn mòn bởi acid trào ngược từ dạ dày lên trong một thời gian dài có thể dẫn đến hình thành các sẹo. Những sẹo này sẽ gây ra hẹp thực quản cùng với các triệu chứng như ợ hơi, nghẹn, chán ăn, đau tức ngực, khó thở, buồn nôn…

Ngoài ra, hẹp thực quản có thể là do bẩm sinh, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, hay do các chấn thương thực quản gây ra.

2.8. Viêm thực quản

Hiện tượng lớp niêm mạc lót ở trong lòng thực quản bị viêm do các yếu tố khác nhau, mà chủ yếu là do vi khuẩn được gọi là viêm thực quản. Nếu như bệnh này không được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn cấp tính, đến khi bệnh chuyển sang mãn tính thì có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như teo hẹp thực quản. Từ đó gây ra tình trạng nghẹn ở cổ họng, khó nuốt, thậm chí là không ăn được đồ ăn khô.

2.9. Túi thừa thực quản

Đây là một tổn thương dạng túi nhô ra bên ngoài điểm yếu của thực quản và cũng là bệnh lý thường gặp ở thực quản. Tổn thương này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong niêm mạc thực quản, đoạn ở giữa hầu họng và dạ dày.

Triệu chứng hay gặp nhất khi bị túi thừa thực quản là ợ hơi, cổ họng nghẹn, khó chịu, đau tức ngực.

2.10. Co thắt thực quản

Co thắt thực quản là tình trạng cơ trơn ở thực quản bị rối loạn vận động, co giãn không đều, dẫn đến cản trở việc đưa thức ăn xuống dạ dày và các cơ quan tiêu hóa bên dưới.

Đây là một bệnh lý có thể liên quan đến cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, ợ hơi khó thở hay một số biểu hiện khác như nôn. đau ép vùng ngực, trào ngược acid dạ dày…

Thường thì tình trạng cơ thắt thực quản rất hiếm khi trở nên nghiêm trọng và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên và mức độ nặng dần lên thì cần phải đi khám sớm để có biện pháp chữa trị kịp thời.

2.11. U ở thực quản hoặc niêm mạc họng

Việc xuất hiện một hoặc một số khối u ở vùng thực quản hay niêm mạc họng cũng có thể dẫn đến tình trạng khó thở, vướng nghẹn ở cổ họng, ợ hơi. Đó là do các khối u sẽ chèn ép, làm hẹp cổ họng theo quá trình hình thành và phát triển của chúng. Một số khối u có thể cảm nhận được khi dùng tay để sờ. Một điều cần chú ý đó là, u lồi ở thực quản hay cổ họng có thể lời cảnh bảo nguy cơ bị ung thư thực quản.

2.12. Viêm phế quản, viêm phổi

Hai bệnh này có thể khiến cho đường hô hấp bị viêm nhiễm, thu hẹp lại. Từ đó gây ra cảm giác khó thở, nghẹn ở cổ họng. Đối tượng thường bị những tình trạng này là trẻ nhỏ, người già, những người có hệ miễn dịch suy giảm. Do đó, cần phát hiện bệnh sớm quá các dấu hiệu và chữa trị đúng lúc, đúng cách.

Viêm phổi

2.13. Rối loạn tiêu hóa

Mọi sự trục trặc nào xảy ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra đều được gọi là rối loạn tiêu hóa. Người bị rối loạn tiêu hóa thường có các triệu chứng như là đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Đa số những triệu chứng này sẽ được giải quyết sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu tình trạng đầy bụng kèm theo các biểu hiện như chán ăn, nôn, cổ họng thấy vướng nghẹn, đại tiện ra máu thì cần tới cơ sở y tế ngay để điều trị.

2.14. Hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh lý viêm đường hô hấp mãn tính, xảy ra khi phế quản nhạy cảm gặp phải các yếu tố kích thích thì sẽ xảy ra các phản ứng một các dữ dỗi. Do đó, khi bị hen suyễn, người bệnh có nguy cơ rất cao mắc nghẹn ở cổ và ợ hơi. Ngoài ra, bệnh còn có một số biểu hiện như khó thở, khò khè, tức ngực…

2.15. Các bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp cũng là một cơ quan có vị trí nằm trong khu vực cổ họng. Chính vì vậy các bệnh lý về tuyến giáp như bướu giáp, nhân tuyến giáp,nhất là là ung thư tuyến giáp có thể gây triệu chứng cho vùng hầu họng. Nếu mắc những bệnh lý này,biểu hiệu bị nghẹn ở cổ họng, khó thở, ợ hơi… thường xuất hiện muộn. 

2.16. Một số bệnh ung thư

Tuy không phải trường hợp nào cũng gặp, nhưng nếu thường xuyên bị nghẹn ở cổ họng, ợ hơi và khó thở với mức độ ngày càng nặng hơn thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ung thư ở đường tiêu hóa. Những bệnh này có thể là ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư hạ họng. Do đó, nếu có những biểu hiện này, bạn nên chú ý theo dõi và đi khám sớm nhất có thể để phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, tăng cơ hội chữa khỏi.

3. Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó chịu có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, các biểu hiện này có thể chỉ là những phản ứng bình thường của cơ thể sau khi ăn uống. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ở đường tiêu hóa, hô hấp, nghiêm trọng nhất là các bệnh ung thư. Do đó, nếu thường xuyên bị nghẹn ở cổ họng, ợ hơi và ngày càng cảm thấy khó chịu thì bạn nên chú ý theo dõi cẩn thận. Và nên đi khám bác sĩ khi có những đặc điểm sau:

  • Tình trạng ợ hơi, nghẹn, khó thở kéo dài và không tự khỏi sau vài ngày.
  • Có tiền sử từng mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa, nhất là những bệnh lý ác tính.
  • Đi kèm cùng nhiều triệu chứng khác như: Nôn mửa, đau tức ở ngực và thượng vị, cơ thể mệt mỏi, mất sức, rối loạn tiêu hóa kéo dài, đau thượng vị….

4. Nên làm gì để giải quyết vấn đề bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở

4.1. Sử dụng thuốc

Nếu bị nghẹn ở cổ họng, ợ hơi, khó thở chỉ là các phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể thì chúng sẽ tự mất đi sau một thời gian. Tuy nhiên nếu đây là những dấu hiệu của bệnh lý thì bạn cần đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Sau khi chẩn đoán, tùy theo nguyên nhân bệnh lý gây ra mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn sử dụng một số loại thuốc. Ví dụ như các thuốc ứng chế bơm proton, trung hòa acid dạ dày để điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày- thực quản…

Việc sử dụng thuốc để điều trị phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua thuốc sử dụng vì có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn do dùng thuốc không đúng cách.

4.2. Một số giải pháp khắc phục tại nhà

Khi bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi, khó thở, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm bớt những triệu chứng này:

  • Uống nước: Nếu đang ăn thì bạn nên tạm ngừng việc ăn bất kì thực phẩm nào lại. Thay vào đó hãy uống nước để làm giảm bớt cảm giác nghẹn ở cổ họng. Nhưng cần chú ý là không nhiều nước liền một lúc mà hãy chia ra thành các lần uống nhỏ từng ngụm và uống từ từ.
  • Nín thở vài giây: Bịt mũi và nín thở trong một vài giây có thể giúp bạn khắc phục tình trạng ợ hơi ngay lập tức. Cách này cũng rất hữu hiệu trong chữa nấc cụt, tránh cho thức ăn bị đẩy ngược lên miệng.
  • Cúi thấp người xuống và ho mạnh, ho nhiều. Sau khi thực hiện xong thì từ từ người nâng người lên từ từ về vị trí ban đầu, tiếp đến hãy uống từng ngụm nhỏ sữa cho đến khi uống hết cốc sữa. Biện pháp này sẽ giúp giảm cảm giác ứ nghẹn ở cổ họng một cách hiệu quả.

Ngoài ra, với một số bệnh lý như viêm họng, viêm amidan bạn có thể áp dụng một vài mẹo như ngậm chanh đào, ngậm tỏi tươi hay uống trà ấm mỗi ngày.

Uống nước để giảm bớt tình trạng bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở

4.3. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Như đã thấy, các biểu hiện bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở có thể là do một số bệnh lý đường tiêu hóa. Do đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt có mối quan hệ mật thiết với chúng. Vậy nên, việc thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt hằng ngày sẽ là rất cần thiết để giải quyết những vấn đề này. Một số biện pháp đó là

Bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa như:

  • Sữa chua: Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Bánh mì: Giúp giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày do có đặc tính thấm hút tốt.
  • Một số thực phẩm khác như yến mạch, gừng…

Chế độ ăn, sinh hoạt khoa học:

  • Có chế độ ăn đúng giờ, đủ các bữa trong ngày. Ăn chậm, nhai kỹ, ăn vừa đủ, không ăn quá no. Sau khi ăn không vận động mạnh hay nằm ngay.
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, thường xuyên với các bài tập vừa sức.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
  • Ngủ đủ giấc, tránh tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.

Như vậy, bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. GHV KSol hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn đọc trong quá trình bảo vệ và nâng cao sức khỏe của bạn và người thân.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Video liên quan

Chủ Đề