Cách khâu nhăn từ

Sử dụng cách làm mềm áo da và xóa các nếp nhăn bằng hơi phòng tắm sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả. Các bạn bật bình nóng lạnh của nhà mình, sau đó xả vòi hoa sen để tạo ra hơi trong phòng tắm. Sau đó đóng kín cửa và treo áo da trong phòng khoảng 15 phút. Hơi nước nóng sẽ ngấm vào từng lỗ chân lông trên bề mặt của áo da giúp hồi phục lớp vải da mềm hơn. Lúc này chỉ cần sử dụng tay vuốt thẳng là những nếp nhăn sẽ biến mất.

Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng với các loại thuốc dưỡng chuyên dùng cho đồ da. Sau khi đã làm thẳng và áo da khô thì các bạn sử dụng nó để làm mềm áo da hơn. Lưu ý chỉ nên phơi đồ da ở nơi râm mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Máy sấy là một vật dụng rất quen thuộc với mỗi gia đình. Đây cũng chính là cách làm mềm áo da hiệu quả. Sử dụng máy sấy các bạn sẽ xử lý được các vết nhăn nhỏ trên áo. Cách này cũng khá tốn thời gian và công sức. Vì chất liệu da sẽ không chịu được nhiệt độ quá cao, nên khi sử dụng chỉ nên bật nấc nhỏ. Thế nên sẽ cần nhiều thời gian để có thể làm phẳng được.

Trung bình với mỗi vết nhỏ các bạn sẽ mất đến 5 phút thì mới làm phẳng được. Chính vì vậy tuy cách này có dễ làm và được sử dụng bằng vật dụng quen thuộc. Nhưng nếu áo của bạn bị nhăn với diện tích lớn thì không nên sử dụng cách này, sẽ tốn rất nhiều thời gian của bạn đấy.

Sử dụng tấm đệm là một trong những cách làm mềm da và xóa mờ các vết nhăn. Với cách này các bạn không cần sử dụng đến bàn là hay những vật dụng khác cầu kỳ. Chỉ cần cuộn tròn chiếc áo của bạn thành hình tròn sau đó đặt dưới tấm đệm trong khoảng 1h. Sau đó lấy ra trải phẳng và vuốt áo cho bằng. Cách này làm cũng khá tốn thời gian nên các bạn nên cân nhắc khi sử dụng. Đặc biệt nếu áo quá nhăn thì cũng sẽ không có được hiệu quả nhiều.

Ngoài những cách làm mềm áo da và làm phẳng áo mà chúng tôi chia sẻ bên trên. Các bạn cũng có thể sử dụng cồn để làm phẳng đồ da. Tuy nhiên trước khi sử dụng cách này các bạn cần biết áo có phải làm bằng da thành phẩm không.

Nếu đúng thì có thể sử dụng cồn, còn không thì không nên dùng. Cách để xác định được làm bằng da thành phẩm hay không đó là: dùng tay cào nhẹ vào áo, nếu màu giống với những chỗ khác thì là áo làm bằng da thành phẩm.

Một cách làm mềm áo da hiệu quả khác là hãy kết hợp sử dụng nước xả vải khi giặt áo. Chiếc áo da vốn khô ráp sẽ mềm mại hơn rất nhiều đấy. Nước xả vải Comfort Hương Nước Hoa Thiên Nhiên với các thành phần làm mềm vải từ gốc distearyl giúp áo da của bạn được cung cấp độ ẩm và mềm mại từ trong cấu trúc của áo. Hơn hết, chiết xuất thiên nhiên của Comfort giúp diệt khuẩn, ngăn chặn nấm mốc, vi khuẩn phá hủy da trên áo.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa tinh dầu thơm được chưng cất từ những nguyên liệu tự nhiên như hoa và thảo mộc, chiếc áo da của bạn không những mềm mại mà còn được lưu giữ mùi hương đầy quyến rũ. Đây cũng là sản phẩm được các bà nội trợ lựa chọn sử dụng trong nhiều năm qua. Được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng lưu hương, mang đến sự mềm mịn cho quần áo nhà bạn. Và nhớ rằng bạn cần có biện pháp bảo quản áo da khoa học để nó luôn mới mẻ và bóng bảy nhé.

Trên đây là những cách làm mềm áo da mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp các bạn sẽ có được cách xử lý hiệu quả. Chúc các bạn thành công.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Xuất bản lần đầu 28 tháng 7 năm 2021

Thợ may - lamtho.vn

Nếu bạn mới học may và chưa thành thạo về các đường may thì đừng vội lo lắng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ và biết cách may các đường may tay cơ bản một cách chuẩn nhất.

Các đường may tay cơ bản sẽ giúp bạn linh hoạt hơn khi may đồ, đặc biệt khi máy may có vấn đề hoặc là không cần dùng đến máy. May tay cũng giúp các chị em tiện lợi trong việc sửa lại những lỗi trong đồ khi mua về hoặc theo thời gian và cách sử dụng mà chúng bị hỏng.

Làm thợ xin giới thiệu đến bạn đọc 7 đường may tay cơ bản nhất, cùng tham khảo nhé!

Chỗ ngồi may thoáng mát để tạo sự thoải mái trong khi làm việc. Bên cạnh đó, ánh sáng cần có cường độ chiếu vừa đủ tương đương độ sáng ban ngày. Đối với vải sáng màu có thể giảm 20-40%. Ngược lại, khi may hàng vải sẫm màu cần tăng thêm 20-40%.

Bạn cần thực hiện xâu chỉ vừa đủ dùng, và cầm kim bên tay thuận, ngón cái và ngón trỏ kẹp đuôi kim tì vào đê.

Hãy chuẩn bị kỹ càng trước khi thực hiện các đường may tay cơ bản

II. Hướng dẫn các đường may tay cơ bản

1. Mũi lược

Mũi lược là mũi cơ bản nhất trong các đường may tay

Mô tả và công dụng: 

  • Mũi lược chỉ có tính cách tạm thời , nhằm mục đích ổn định vị trí phần vải sắp may và sau khi sản phẩm may hoàn tất các bạn học cắt may cần tháo bỏ chỉ lược đi.
  • Mũi lược may thưa và dài , không yêu cầu may kỹ và đẹp mà chỉ cần may nhanh để giúp cho lần may chính thức được thuận lợi và chính xác.

Cách thực hiện khi học cắt may mũi lược:

  • Sắp xếp các phần vải vào trị muốn may.
  • May lược trên vải : mũi kim ghim xuống vải cách xa nhau khoảng 0,5cm đến 1cm đường may từ phải sang trái , may nhiều mũi cùng một lúc rồi mới kéo kim lên khỏi mặt vải .
  • Đường may lược không trùng với đường may chính thức.

Yêu cầu kỹ thuật:

  • May lược phải giữ chắc được các phần vải vào vị trí muốn may.
  • Mũi may không cần đều vì khi sản phẩm loàn tất , phần chỉ lược sẽ được tháo bỏ đi khỏi sản phẩm.

Mũi thứ 2 trong các đường may tay cơ bản là mũi tới

Mô tả và công dụng:

  • Mũi tới thường được sử dụng trong nhiều trường hợp , các bạn học cắt may nên nhớ mũi tới được dùng đặc biệt trong may nối , các mũi may mắn , cách khoảng và đều đăn.
  • Bề trái và bề mặt của mũi may giống nhau.

Cách thực hiện:

May giống như mũi lược, nhưng khoảng cách giữa các mũi ngắn hơn, khoảng 1mm

Yêu cầu kỹ thuật

  • Đường may thẳng , không nhăn vải.
  • Mũi may ngắn, đều đặn.

Mô tả và công dụng

  • Mũi đột khít có các mũi may liền cạnh nhau, bền chắc và thực hiện chậm hơn mũi tới vì phải may từng mũi một.
  • Mũi đột khít thường được dùng trong may nối hoặc may viền như viền bọc mép…

Cách thực hiện

  • Mũi kim ghim xuống mặt vải theo tứ tự 1,2,3… khoảng cách giữa 1-2 bằng khoảng cách giữa 1-3 và bằng 1mm.
  • Khi học cắt may mũi đột khí bạn nhớ kéo chỉ vừa phải để không nhăn vải.

Yêu cầu kỹ thuật:

  • May thẳng hàng, các mũi may trên bề mặt vải ngắn và đều đặn
  • Vải không nhăn

Mô tả và công dụng:

  • Mũi đột thưa thực hiện giống như mũi đột khít, nhưng các mũi may ở trên bề mặt cách rời nhau.
  • Mũi đột thưa cũng thường được dùng trong may nối.

Cách thực hiện:

  • Mũi kim ghim xuống vải theo thứ tự 1,2,3… nhưng khoảng cách 1-3 dài hơn khoảng cách 1-2.
  • Khoảng cách 1-2 bằng 1mm, khoảng cách giữa 1-3 bằng 2mm.

Yêu cầu kỹ thuật

  • Đường may thẳng, vải không nhăn
  • Mũi may ngắn, cách khoảng đều nhau

Cách thực hiện:

  • Gấp mép vải 2 lần, lược một đường thưa để vải nằm
  • Thực hiện ở bề trái vải, từ bên phải sang bên trái. Đâm kim lên sát mép vải gấp tại điểm [a]
  • Đâm kim xuống tại điểm [b] cách điểm [a] 0,5cm, đẩy kim lên tại điểm [c] và điểm [a’] cùng một lúc. ĐIểm [b] và điểm [c] cách nhau một canh chỉ vải.
  • Thực hiện cho đến hết đường may.

Yêu cầu kỹ thuật: Các mũi may đều nhau, không nhăn vải

Ứng dụng: Mũi may gấp mép thường được dùng để vắt gấu quần, gấu áo, nẹp áo…

Cách thực hiện:

  • Gấp mép vải hai lần hoặc vắt sổ, lược một đường thưa để vải nằm.
  • Thực hiện vắt đường vắt từ trái sang phải ạp thành các mũi chỉ đan chéo nhau ở bề trái vải. Ghim kim từ điểm [a] sang điểm [b] ở lớp vải trên và từ điểm [c] sang điểm [d] ở lớp vải dưới sát mép vải trên.
  • Thực hiện cho đến hết đường may

Yêu cầu kỹ thuật: Khoảng cách giữa các mũi may đều nhau. Các mũi may ở bề mặt nhỏ và nhuyễn

Ứng dụng: Vắt các loại hàng dày không gấp mép cho êm. Vắt gấp mép lai áo, nẹp áo, lai quần…

Cách thực hiện

  • Gấp mép vải hai lần, lược một đường thưa cho nếp vải nằm
  • Thực hiện ở bề trái cảu vải, bắt đầu từ bên tay phải sang bên trái. Luồn kim vào bên trong mép và ỉ gấp, may mũi lược chìm. Mũi may nhỏ khoảng 1-2 sợi chỉ vải và cách nhau khoảng 3-5mm

Yêu cầu kỹ thuật

  • Mũi may đều nhau và thẳng hàng
  • Đường may ở bề mặt vải thật nhỏ, không thấy rõ. Bề trái vải không lộ đường chỉ.
  • Đường may thẳng, không nhăn vải

Ứng dụng: Mũi luồn được ứng dụng để may viền tà áo, lai áo bà ba, áo dài…

Các đường may tay cơ bản hay còn gọi là mũi khâu sẽ giúp bạn sửa lỗi quần áo, khâu một số đồ như túi xách, khâu ráp tay áo…một cách linh hoạt. Chỉ với các đường may tay cơ bản nhưng ít ai có thể biết hết để tận dụng sao cho thật hiệu quả.

Vậy hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và chúc các bạn thực hiện thành công nhé! Đừng quên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hay nhé!

Bài viết liên quan: 

Video liên quan

Chủ Đề