Cách dạy môn toán thpt hứng thú hơn năm 2024

Theo ThS. Nguyễn Đình Thức, số học là một chuyên đề khá hay và quan trọng đối với học sinh bậc THPT. Dãy số là hàm số xác định trên tập hợp số tự nhiên, là bước chuyển từ tư duy tĩnh sang tư duy động, từ đại số sơ cấp sang giải tích hiện đại, từ toán sơ cấp sang toán cao cấp. Các bài toán số học của dãy số luôn xuất hiện trong các đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế...Thế nhưng, tài liệu về số học trong dãy số chưa được đề cập, phương pháp giải chưa có tính hệ thống, nội dung tính chất số học của dãy số khá đa dạng, kết quả phụ thuộc vào thử nghiệm, khó nhận ra kiến thức bổ trợ làm cho sinh lúng túng, khó tư duy khi làm bài. Để khắc phục hạn chế đó, ThS. Nguyễn Đình Thức đã lên ý tưởng, thu thập tài liệu nghiên cứu phương pháp số học để giải và sáng tác các bài toán dãy số từ đề thi học sinh giỏi bắt đầu từ năm 2010. Hằng năm, thầy tiếp tục cập nhật, bổ sung thêm tài liệu từ nhiều nguồn (đề thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế; các báo và tạp chí toán học; các hội thảo khoa học; trao đổi với các giáo sư ở các trường Đại học, Viện Toán học...). Đến nay, phương pháp đã hoàn thiện, áp dụng cho các lớp chuyên toán của trường, các đội tuyển thi học sinh giỏi môn toán cấp tỉnh, cấp quốc gia mang lại kết quả cao. “Giải pháp đã hệ thống hóa kiến thức bằng các ý tưởng ra đề; kỹ thuật giải quyết các bài toán số học của dãy số từ đề thi Olympic các nước trong những năm gần đây. Định hướng phương pháp giải quyết và sáng tác các dạng bài toán số học mới từ kỹ thuật số học của dãy số. Từ đó giúp nội dung bài giảng phong phú hơn, học sinh có cơ hội thử sức với những đề toán mới nhằm nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo, nuôi dưỡng niềm đam mê toán học của học sinh” – Thầy Nguyễn Đình Thức cho biết. Bằng tâm huyết và sự sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Đình Thức đã biến các giờ học toán khô khan trở nên sinh động, dễ hiểu, truyền cảm hứng yêu thích môn toán cho học sinh các lớp không chuyên, bồi đắp và nuôi dưỡng niềm đam mê cho học sinh chuyên và các đội tuyển học sinh giỏi của trường. “Khi được thầy dạy phương pháp số học trên lớp, em cảm thấy dễ hình dung, nắm bắt để áp dụng giải các bài toán khó. Nhờ đó, em biết thêm các khía cạnh khác của toán học và cảm thấy tự tin, thích thú hơn trong mỗi tiết học toán” – Em Võ Nguyệt Thiên Hà – Học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn chia sẻ. Sự nỗ lực sáng tạo của mỗi cá nhân góp phần thúc đẩy phong trào NCKH của tập thể; mỗi thành quả NCKH được công nhận đều mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Với ý nghĩa đó, thầy giáo Nguyễn Đình Thức đã không ngại ngần chia sẻ và lan tỏa phương pháp nghiên cứu của mình đến với các thầy cô giáo dạy Toán THPT trong và ngoài tỉnh. “Phương pháp số học của ThS. Nguyễn Đình Thức góp phần rèn luyện kỹ giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Toán ở bậc THPT. Đáng chú ý, giải pháp đã được lan tỏa trong phạm vi cả nước thông qua các khóa bồi dưỡng giáo viên chuyên Toán do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức, các hội thảo khoa học về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp được tổ chức ở Việt Nam trong những năm gần đây”– PGS.TS Lê Công Trình, Trưởng khoa Toán – Thống kê, Trường ĐH Quy Nhơn; thành viên Ban giám khảo Hội thi STKT tỉnh lần thứ XIII nhận xét. Với hiệu quả ứng dụng thực tế, giải pháp được công nhận là một trong những sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng trong ngành Giáo dục tỉnh Bình Định năm học 2019-2020; được in trong các kỷ yếu, tạp chí Toán học. Ngày 29/10 vừa qua, chuyên đề của thầy Nguyễn Đình Thức được đăng vào kỷ yếu Hội thảo khoa học “Một số chuyên đề toán OLYMPIC chọn lọc cập nhật chương trình GDPT 2018” được tổ chức tại Trường Đại học Đồng Tháp. ThS. Phan Văn Hà – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn cho biết: “Giải pháp của thầy Nguyễn Đình Thức đã thể hiện được một nội dung toán chuyên sâu của chương trình THPT, được vận dụng giảng dạy hiệu quả tại nhà trường. Đặc biệt, từ khi áp dụng giải pháp này, thành tích các đội tuyển học sinh giỏi nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói riêng và toàn tỉnh nói chung”

Môn Toán là một trong những môn học ở trường phổ thông hỗ trợ cho rất nhiều môn học khác, hơn nữa môn Toán là môn hàng năm đều thi tốt nghiệp THPT vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy – học và ôn tập thi tốt nghiệp môn Toán trong trường THPT là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.

  1. Đặc điểm tình hình:

1. Thuận lợi

  • Tổ Tự Nhiên luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chi bộ, Ban lãnh đạo nhà trường. Nhà trường đã trang bị hệ thống sách tham khảo có chất lượng giúp cho các thành viên trong tổ và các em học sinh có điều kiện tốt hơn để trau dồi năng lực chuyên môn
  • Về học sinh, ngày càng nhận thức được ý nghĩa của việc học tập nên có sự cố gắng hơn trong việc tự học, mua sắm dụng cụ học tập.

- Kết quả dạy và học đạt được trong những năm qua có tác động tích cực đến việc học tập và rèn luyện của học sinh, ngày càng khẳng định vị thế của Nhà trường trong phụ huynh học sinh và xã hội. Kết quả thi TN THPT năm học 2020-2021 với môn Toán có 236/252 học sinh đạt từ 5 điểm trở lên, tỉ lễ đỗ Đại học là 89,8%.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết, nhiệt tình trong công việc. Tổ có 6 giáo viên đều đạt chuẩn, trong đó có 5/6 giáo viên có trình độ Thạc sĩ.

- Công tác ôn thi tốt nghiệp cho học sinh lớp 12 thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

2. Khó khăn

- Nhiều cha mẹ học phải đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm tới chuyện học của con cái.

- Ý thức tự giác học tập, rèn luyện của một số học sinh chưa cao, vẫn còn trường hợp học sinh chưa xác định được mục đích , động cơ học tập đúng đắn.

II- Một số giải pháp nâng cao chất lượng môn Toán

1. Giải pháp nâng cao chất lượng đại trà môn Toán

- Ngay từ đầu năm học các giáo viên bộ môn điều tra, nắm chắc đối tượng học sinh yếu kém môn toán của lớp mình đang giảng dạy là bao nhiêu? Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để phân loại đặc điểm từng đối tượng: Yếu do hoàn cảnh gia đình? Yếu do hỏng kiến thức cũ? Yếu do lười học? Yếu do trí tuệ hạn chế? Yếu vì ảnh hưởng môi trường bạn bè? Để có thái độ và biện pháp thích hợp. Trên cơ sở điểu tra phân loại ban đầu mà giáo viên có cách nhìn nhận và thái độ ứng xử cho phù hợp: Nhẹ nhàng, bảo ban, động viên, khích lệ đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc mất căn bản, đồng thời nghiêm nghị, cứng rắn đối với các em chây lười, quậy phá với mục đích chung là để các em phấn khởi, tin tưởng và nổ lực trong học tập.

- Trong giảng dạy nói chung và trong từng bài học cụ thể, phải có sự chú ý giúp đỡ đối tượng yếu, kém thông qua câu hỏi gợi mở, bài tập (công việc này phải thực hiện ngay trong thiết kế bài giảng, và ngay cả kiểm tra bài cũ cũng có những câu hỏi dành cho học sinh yếu kém để động viên, diu dắt các em. - Thường xuyên động viên, hướng dẫn các em cần phải nắm vững lý thuyết, vì kiến thức toán học là môn suy luận logic nếu không nắm vững hệ thống lý thuyết thì không thể hiểu được khi nghe giảng chứ chưa nói gì việc giải bài toán. Để làm được việc này thì giáo viên cần giúp đỡ học sinh cách học dễ ghi nhớ, dễ thuộc, lâu quên. Có thể là như: Công thức thì luôn ghi nhiều nơi ở nhà để lúc nào cũng đập vào mắt buộc phải nhớ hoặc ghi vào sổ tay bỏ túi thỉnh thoảng mở ra xem dù bất cứ ở đâu, thỉnh thoảng giáo viên còn cung cấp thơ vui để các em dễ nhớ, dễ vận dụng. - Giáo viên cần chú ý và coi trọng bước hướng dẫn về nhà. Để giúp cho học sinh yếu, kém có thể tiếp thu bài mới thì giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài mới và đề ra các yêu cầu cần thiết để học sinh chuẩn bị.

- Giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để phân đôi bạn học tập hoặc nhóm bạn học tập (cơ cấu có đối tượng khá, giỏi và yếu, kém với nhau) trong đó chú ý giao nhiệm vụ cho các học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém và cần thiết đề ra các biện pháp cụ thể để thúc đẩy việc hoạt động của các nhóm có hiệu quả. Ví dụ: khi được kiểm tra đối tượng yếu, kém của nhóm mà không thuộc bài hoặc chưa làm bài thì cả nhóm cùng liên đới chịu trách nhiệm). Có như thế các em mới nhắc nhở, giúp đỡ nhau tích cực. - Giáo viên cần tận dụng các tiết phụ đạo hoặc bám sát để củng cố, hệ thống, ôn tập lại các kiến thức đã học. Cung cấp cho các em phương pháp chứng minh. Việc này rất cần thiết đối với học sinh yếu, kém. Và đây cũng là dịp để giáo viên tháo gỡ những băn khoăn, thắc mắc của học sinh, muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải phân giải, thân thiện để các em mạnh dạn tỏ bày những trăn trở trong việc học toán (giáo viên nên động viên khuyến khích các đối tượng yếu, kém hỏi.Việc tháo gỡ được nhiều thắc mắc này cho các em xem như một thành công lớn của một tiết dạy bằng các hình thức phong phú để tạo không khí vui vẻ, thỏa mái, thích thú trong học tập (Chú ý các tiết sinh hoạt này nhằm đế các đối tượng yếu, kém là chính để đảm bảo mục đích từng bước nâng cao chất lượng học toán của học sinh yếu kém). - Khai thác triệt để các sai lầm, thiết sót của HS trong quá trình giảng bài, nhất là các tiết luyện tập, tiết trả bài kiểm tra; hướng dẫn, phân tích giúp HS phát hiện sai lầm và hướng giải quyết để khắc phục dù những sai lầm hạn chế nhỏ nhất; tạo mọi điều kiện để giúp HS tự đánh giá và đánh giá bạn mình trong quá trình học tập và rèn luyện, nhất là sau mỗi tiết kiêm tra phải rút kinh nghiệm tìm ra những sai lầm HS mắc phải hay những điểm yếu của HS để giúp các em học tốt hơn. GV tích cực hướng dẫn HS phương pháp học, cách thức lĩnh hội kiến thức môn Toán. - Nắm thật sát năng lực học tập của từng học sinh, của từng lớp để từ đó phân loại và đổi mới phương pháp dạy học thích hợp, kết hợp với GV chủ nhiệm và đề xuất các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học tập của lớp mình phụ trách. - GV phải tích cực trong sinh hoạt nhóm bộ môn, thảo luận những vấn đề khó để tìm giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán. Cần tích cực, mạnh dạn đổi mới các phương pháp dạy học. Mỗi lần thay đổi PPDH là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán. Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có nhiều cơ hội hoạt động tích cực hơn. GV phải nhiệt tình, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, kiên nhẫn trong giảng dạy, từng bước giúp HS khắc phục những sai sót, hạn chế dù rất nhỏ, tạo mọi điều kiện cho phép, nhất là hình thành từng bước động cơ, thái độ trong học tập, tạo sự phấn khởi và niềm tin trong học Toán.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Toán

Như chúng ta đã biết, kết quả học sinh giỏi, học sinh đậu vào các trường đại học là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần khẳng định thương hiệu của một mái trường. Ý thức được điều này, nên các thế hệ giáo viên luôn trăn trở tìm kiếm giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn.

- Muốn có HSG phải có thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…

-Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh khâu này rất quan trọng.

- Việc lựa chọn đội tuyển cần tiến hành ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp.

- Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia.

- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi chiều riêng, không nên để gần thi mới tích cực bồi dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các môn học khác của học sinh.

- Nắm vững phư­ơng châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp t­ư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.

Cuối cùng là công tác kiểm tra kiến thức sau mỗi chủ đề để nắm chắc khả năng tiếp thu, vận dụng của các em từ đó các em rút ra được những sai sót mà sửa chữa, GV cũng có kế hoạch bù đắp những lỗ hỏng (nếu có).